Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Các hình thức kết thúc dự án

Các hình thức kết thúc dự án được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Một dự án có thể kết thúc khi đã giải quyết được các công việc, yêu cầu cơ bản của dự án, hoặc khi dự án đã ngừng hoặc giảm các hoạt động, hoặc khi dự án bị hoãn vô thời hạn, khi các nguồn lực đã được chuyển qua dự án khác.

Có rất nhiều dấu hiệu và tín hiệu chỉ ra rằng dự án đang thực sự gặp trục trặc. Lúc đó, sẽ hợp lý khi xem xét cách thức dự án có thể kết thúc. Có ba cách chính để kết thúc một dự án: kết thúc hoàn toàn, bổ sung - sát nhập và bỏ rơi.

1. Kết thúc hoàn toàn

Dự án ngừng hoạt động. Nó có thể kết thúc vì nó đã thành công và đạt được mục tiêu. Sản phẩm mới đã được phát triển và chuyển giao cho khách hàng; việc xây dựng đã hoàn thành và được bên mua chấp nhận; hoặc phần mềm đã được cài đặt và đang hoạt động.

Dự án cũng có thể bị ngừng do không thành công hay bị loại bỏ: loại thuốc mới không vượt qua được xét nghiệm về hiệu quả mang lại; sẵn có những lựa chọn thay thế tốt hơn hơn; hoặc sẽ phải tốn quá nhiều tiền và thời gian để đạt được hiệu suất mong muốn. Những thay đổi của môi trường ngoại cảnh cũng có thể giết chết dự án.

Một trường hợp cá biệt về kết thúc hoàn toàn dự án là “chấm dứt tức thời”. Có nhiều kiểu chấm dứt tức thời. Có thể phân loại từ chấm dứt vì lý do chính trị tới chấm dứt dự án một cách vô tình. Dù có dự tính trước hay không, hai đặc điểm quan trọng của chấm dứt dự án tức thời là tính đột ngột của việc dự án chấm dứt và thiếu những dấu hiệu rõ rệt cho thấy sự chấm dứt sắp xảy ra.

Khi quyết định chấm dứt hoàn toàn dự án, sự kiện đáng chú ý nhất là tất cả các hoạt động chính của dự án sẽ ngừng. Tuy nhiên nhiều hoạt động về mặt tổ chức vẫn tiếp tục được thực hiện. Bạn phải thu xếp để điều chuyển các thành viên của dự án và chỉ định phụ trách các hoạt động khác nếu họ vẫn thuộc tổ chức mẹ. Tài sản, thiết bị và nguyên vật liệu thuộc dự án phải được sử dụng hết theo quy định trong hợp đồng dự án hoặc những thủ tục đã được quy định của tổ chức mẹ. Cuối cùng, phải chuẩn bị báo cáo tổng kết của dự án. Vấn đề này sẽ được nói chi tiết hơn trong phần sau.

2. Kết thúc dự án bằng cách bổ sung - sát nhập

Hầu hết các dự án đều mang tính “nội bộ”, tức là nó do một nhóm dự án trong tổ chức mẹ thực hiện. Ví dụ như khi một công ty khi sáp nhập và tách ra khỏi một công ty mẹ, thì các dự án cũ của công ty con sẽ được chuyển thành dự án nhánh của công ty mẹ, hoặc các dự án của công ty mẹ có thể được chuyển giao như một dự án độc lập của công ty con.

Khi thành công của dự án dẫn đến việc kết thúc dự án bằng cách bổ sung, quá trình chuyển đổi thực sự khác biệt với kiểu kết thúc hoàn toàn. Trong cả hai trường hợp dự án đều không tồn tại nữa. Nhân sự, tài sản và thiết bị của dự án được chuyển từ dự án đang kết thúc sang bộ phận mới thành lập. Khi chuyển đổi từ dự án sang một bộ phận, một dự án khác, bạn sẽ phải đối mặt với những sức ép và trở ngại từ hoạt động chuyển đổi. Khi sát nhập bạn cần chú ý đến kinh nghiệm, khả năng của tổ chức chính (hoặc khách hàng) về công nghệ, nhân sự...

3. Kết thúc dự án bằng cách bỏ rơi

Có một biện pháp kết thúc dự án khác mà nói đúng ra thì đó không phải là “kết thúc dự án”. Đó là “bỏ rơi dần dần bằng cách giảm ngân sách”. Cắt hay giảm ngân sách không phải là hiếm thấy, khi các giai đoạn hoạt động đi xuống thì phải giải quyết vấn đề cắt giảm ngân sách. Đôi khi người ta dùng việc cắt giảm ngân sách để che đậy việc kết thúc dự án.

Có thể có nhiều lý do vì sao giới lãnh đạo cấp cao không muốn kết thúc một dự án không thành công hoặc lỗi thời. Chẳng hạn, ở một số trường hợp, người ta không muốn thừa nhận rằng một ai đó đã sai lầm khi lựa chọn thực hiện và quản trị một dự án thất bại như vậy, kết thúc cái dự án không đạt được các mục tiêu đó chính là lời thừa nhận thất bại. Trong trường hợp như thế, người ta để dự án bị bỏ rơi một cách từ từ. Ngân sách của dự án có thể bị cắt rất nhiều, gây cản trở đến việc tiếp tục thực hiện dự án và bắt buộc phải sắp xếp lại nhân sự của nhiều người trong nhóm dự án. Thực chất dự án đã đóng, nhưng nó vẫn tồn tại như một thực thể pháp lý với lượng nhân viên ít ỏi để duy trì sự tồn tại.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Các hình thức kết thúc dự án về đặc điểm của cách kết thúc hoàn toàn, kết thúc dự án bằng cách bổ sung - sát nhập và kết thúc dự án bằng cách bỏ rơi...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Các hình thức kết thúc dự án. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm