Báo cáo tổng kết

Chúng tôi xin giới thiệu bài Báo cáo tổng kết được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Báo cáo tổng kết

Báo cáo tổng kết là nhật ký ghi lại dữ liệu về quá trình thực hiện dự án. Mục đích căn bản của nó nhằm cải thiện những dự án trong tương lai.

Hệ thống quản lý dự án tốt là một hệ thống phải ghi lại được cơ sở dữ liệu về nó. Báo cáo tổng kết dự án ghi lại toàn bộ cơ sở dữ liệu của dự án. Nó không phải chỉ đơn thuần là một bản đánh giá quá trình, mà hơn thế, nó là nhật ký về lịch sử phát triển và vòng đời của dự án. Nó cho biết những người đã làm việc cho dự án ở những vị trí cụ thể, về những việc đã được thực hiện, cách thức việc đó được quản lý như thế nào. Nhờ đó bạn có thể học được từ các kinh nghiệm thành công và thất bại của dự án.

Những bộ phận của báo cáo tổng kết được nêu ở dưới đây. Để lập báo cáo tổng kết, cần lấy thông tin từ các nguồn tư liệu như kế hoạch tổng thể của dự án, các báo cáo kiểm toán dự án và báo cáo đánh giá. Người ta quan tâm đến nội dung của báo cáo tổng kết hơn là cấu trúc của nó. Một số báo cáo được trình bày theo trình tự thời gian, trong khi một số báo cáo lại tập trung mô tả những vấn đề về kỹ thuật, tài chính, hành chính của dự án.

Quá trình thực hiện dự án

Yếu tố then chốt trong báo cáo tổng kết là sự so sánh giữa kết quả mà dự án đã đạt được với các mục tiêu đặt ra trong kế hoạch ban đầu. Sự so sánh này có thể có phạm vi khá rộng, bao gồm những phân tích cụ thể về sai lệch giữa kế hoạch và thực tế, cũng như những đánh giá sâu sắc về tình huống thành công hoặc thất bại của dự án.

* Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư

Nhà nước thống nhất quản lý đầu tư xây dựng đối với tất cả các thành phần kinh tế về mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành, lãnh thổ, quy hoạch và kế hoạch xây dựng đô thị và nông thôn; quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, lựa chọn công nghệ, sử dụng đất đai tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, thiết kế kỹ thuật, kiến trúc, xây lắp, bảo hiểm, bảo hành công trình và các khía cạnh xã hội khác của dự án. Riêng các dự án sử dụng vốn ngân sách thì Nhà nước còn quản lý về các mặt thương mại, tài chính và hiệu quả kinh tế của dự án.

Đảm bảo thực hiện đúng trình tự đầu tư xây dựng theo 3 giai đoạn là chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng.

Phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước ở tầm vĩ mô với chức năng quản lý ở tầm vi mô của cơ sở, chức năng quản lý Nhà nước và chức năng quản lý sản xuất kinh doanh. Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước, chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn, các doanh nghiệp có liên quan trong quá trình thực hiện đầu tư.

* Các phương pháp quản lý dự án đầu tư

- Phương pháp giáo dục: Nội dung của các biện pháp giáo dục bao gồm giáo dục về thái độ lao động, ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, khuyến khích phát huy sáng kiến, thực hiện các biện pháp kích thích sự say mê hăng hái lao động, giáo dục về tâm lý tình cảm lao động, về giữ gìn uy tín đối với người tiêu dùng. Các vấn đề này đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực đầu tư do những đặc điểm của hoạt động đầu tư (lao động vất vả, di động luôn đòi hỏi tính tự giác trong lao động cao để đảm bảo chất lượng công trình tránh tình trạng phá đi làm lại gây thất thoát, lãng phí,...)

- Phương pháp hành chính: Là phương pháp được sử dụng trong quản lý cả lĩnh vực xã hội và kinh tế của mọi nước. Đây là cách thức tác động trực tiếp của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý bằng những văn bản, chỉ thị, những quy định về tổ chức. ưu điểm của phương pháp này là góp phần giải quyết trực tiếp và nhanh chóng những vấn đề cụ thể, nhưng cũng dễ dẫn đến tình trạng quan liêu máy móc, bộ máy hành chính cồng kềnh và độc đoán. Phương pháp hành chính trong quản lý được thể hiện ở hai mặt: Mặt tĩnh thể hiện ở những tác động có tính ổn định về mặt tổ chức thông qua việc thể chế hoá tổ chức (gồm cơ cấu tổ chức và chức năng quản lý) và tiêu chuẩn hoá tổ chức (định mức và tiêu chuẩn tổ chức). Mặt động của phương pháp là sự tác động thông qua quá trình điều khiển tức thời khi xuất hiện và các vấn đề cần giải quyết trong quá trình quản lý.

- Phương pháp kinh tế: Là sự tác động của chủ thể quản lý vào đối tượng quản lý bằng các chính sách và đòn bẩy kinh tế như tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt, giá cả, lợi nhuận, tín dụng, thuế,... Khác với phương pháp hành chính dựa vào mệnh lệnh, phương pháp kinh tế thông qua các chính sách và đòn bẩy kinh tế để hướng dẫn, kích thích, động viên và điều chỉnh các hành vi của những đối tượng tham gia quá trình thực hiện đầu tư theo mục tiêu nhất định của nền kinh tế xã hội. Như vậy, phương pháp kinh tế trong quản lý đầu tư chủ yếu dựa vào lợi ích kinh tế của đối tượng tham gia vào quá trình đầu tư với sự kết hợp hài hòa lợi ích của Nhà nước, xã hội với lợi ích của tập thể và cá nhân người lao động trong lĩnh vực đầu tư.

- Áp dụng phương pháp toán học: Để quản lý hoạt động đầu tư có hiệu quả, bên cạnh các biện pháp định tính cần áp dụng các biện pháp định lượng, đặc biệt là phương pháp toán kinh tế. Phương pháp toán kinh tế được áp dụng trong hoạt động quản lý đầu tư bao gồm phương pháp toán thống kê; Mô hình toán kinh tế.

- Vận dụng tổng hợp các phương pháp quản lý trên đây trong quản lý hoạt động đầu tư. áp dụng phương pháp này cho phép nâng cao hiệu quả của quản lý trong hoạt động đầu tư.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Báo cáo tổng kết về yếu tố then chốt trong báo cáo tổng kết là sự so sánh giữa kết quả mà dự án đã đạt được với các mục tiêu đặt ra trong kế hoạch ban đầu...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Báo cáo tổng kết. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 88
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm