Các phương pháp bấm giờ
VnDoc xin giới thiệu bài Các phương pháp bấm giờ được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nội dung thuộc về môn Tổ chức lao động khoa học nhằm giúp các bạn sinh viên có cái nhìn tổng quát hơn về môn học hơn.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Các phương pháp bấm giờ
1. Bấm giờ liên tục (hay còn gọi là bấm giờ theo thời gian hiện tại)
Bấm giờ liên tục là phương pháp nghiên cứu thời gian thực hiện một số thao tác liên tục theo trình tự thực hiện của bước công việc.
Bấm giờ liên tục thường sử dụng đồng hồ bấm giờ 2 kim (hoặc đồng hồ thể thao điện tử) và áp dụng trong trường hợp tất cả các hao phí thời gian lao động đều là cần thiết để xây dựng mức và tiêu chuẩn mức kỹ thuật lao động (nếu có những thao tác thừa, động tác thừa ta phải loại bỏ trong quá trình hợp lí hóa lao động).
2. Bấm giờ không liên tục (hay còn gọi là bấm giờ chọn lọc)
Bấm giờ không liên tục là phương pháp nghiên cứu thời gian thực hiện từng thao tác riêng biệt, không phụ thuộc vào trình tự thực hiện các thao tác đó trong bước công việc.
Bấm giờ không liên tục thường sử dụng đồng hồ một kim (hoặc sử dụng đồng hồ điện tử, đồng hồ thể thao điện tử) và áp dụng đối với những công việc có sự lặp đi lặp lại không đều đặn hoặc thời gian thực hiện bước công việc thường lớn hơn 5 hoặc 10 phút. Cũng có thể được áp dụng trong những trường hợp quá trình lao động bị gián đoạn bởi các công việc phụ hoặc do lãng phí.
Đồng hồ bấm giờ có độ chia 60 hoặc 100 vạch trên mặt, chạy hết một vòng thì thời hạn là 1 phút. Vậy, 1 vạch tương ứng với 1 giây hoặc 1/100 phút.
3. Mối quan hệ giữa chụp ảnh và bấm giờ
Chụp ảnh thời gian làm việc khác với bấm giờ cơ bản là do công dụng chuyên môn.
Chụp ảnh nghiên cứu thời gian làm việc của công nhân trong toàn ca, từ đó xác định các loại thời gian hao phí được định mức một cách hợp lý (như: TCK, TPV, TNN, TTN…) và tìm ra nguyên nhân gây lãng phí trông thấy (như: TKNV, TLPTC, TLPLĐ…).
Bấm giờ chỉ nghiên cứu thời gian hao phí để hoàn thành bước công việc hoặc từng bộ phận của bước công việc. Từ đó, xác định được thời gian tác nghiệp 01 sản phẩm một cách chính xác và tìm ra nguyên nhân gây lãng phí không trông thấy (như: thao tác thừa, động tác thừa…).
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Các phương pháp bấm giờ về đặc điểm của bấm giờ liên tục hay bấm giờ theo thời gian hiện tại, bấm giờ không liên tục, mối quan hệ giữa chụp ảnh và bấm giờ...
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Các phương pháp bấm giờ. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu của các môn học trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.