Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Các phương pháp đánh giá thành tích công tác

Chúng tôi xin giới thiệu bài Các phương pháp đánh giá thành tích công tác được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Phương pháp mức thang điểm

Theo phương pháp này, kết quả đánh giá thành tích công tác được ghi lại trên một bảng có thang chia điểm. Thang điểm này chia ra thành các mức điểm số, thường có 5 đến 7 mức, được xác định bằng các tính từ chỉ mức độ như: xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, hoặc kém . Phương pháp này phổ biến vì nó đơn giản, đánh giá mau.

Các yếu tố được lựa chọn để đánh giá gồm hai loại: các đặc tính liên quan đến công việc và các đặc tính liên quan đến cá nhân đương sự.

Các yếu tố liên quan đến công việc gồm có khối lượng và chất lượng công việc...

Các yếu tố liên quan đến cá nhân gồm có các đặc tính như sự đáng tin cậy, sáng kiến, tính thích nghi, và sự phối hợp.

Người đánh giá điền vào một mẫu in sẵn bằng cách ghi ký hiệu vào mức độ của mỗi yếu tố. Một vài công ty để hẳn một khoảng trống để người đánh giá ghi lời nhận xét

Nhìn chung, các công ty áp dụng phương pháp mức thang điểm đều khá giống nhau, tuy nhiên hình thức áp dụng thay đổi từng công ty. Hình trên đưa ra một mẫu khác, có mục cho điểm và mục cấp trên duyệt lại. Điểm của mỗi mục lớn như phẩm chất, chất lượng công việc, khối lượng công việc...được tính bằng cách lấy tổng số điểm của mỗi mục lớn chia cho số yếu tố của mỗi mục để lấy điểm trung bình.

Phương pháp xếp hạng

Phương pháp đơn giản nhất có lẽ là phương pháp hay kỹ thuật xếp hạng (Rangking method/tecnique) theo đó người được đánh giá được xếp hạng theo thứ tự mỗi đặc tính hay yếu tố. Chẳng hạn như xét về yếu tố lãnh đạo, có thể người này hạng một người kia hạng hai nhưng xét về mặt phán đoán thì kết quả có thể khác đi. Người ta ứng dụng phương pháp này thành hai phương pháp sau đây: Phương pháp xếp hạng luân phiên và phương pháp so sánh từng cặp.

Phương pháp xếp hạng luân phiên

Theo phương pháp xếp hạng luân phiên thì điểm đánh giá dựa trên từng đặc tính hay yếu tố, hoặc xét tổng quát theo một thứ tự. Trước hết người đánh giá làm một bảng danh sách tất cả những người được đánh giá. Chẳng hạn như danh sách có 22 người. Người đánh giá thấy có hai người không thể đánh giá xét trên yếu tố thông minh, nghĩa là hai người này chẳng có biểu hiện gì rõ rệt về yếu tố này. Do đó người đánh giá gạch chéo hai người này. Như vậy còn 20 người để đánh giá mức độ thông minh. Nhà quản trị chia làm hai cột, mỗi cột 10 số theo thứ tự. Công việc đánh giá được tiến hành bằng cách xem xét người nào tỏ ra thông minh nhất được ghi tên trên mục thứ tự số 1 cột 1 và gạch chéo tên người đó trong danh sách. Kế đó nhà quản trị xem ai là người tỏ ra kém thông minh nhất thì ghi vào mục thứ tự số 20 và gạch chéo tên người đó trong danh sách. Công việc được tiếp tục bằng cách đánh giá và ghi tên người xếp hạng 2, hạng 3 và tiếp tục đến số 19.

Phương pháp này giúp dễ dàng phân biệt bằng cách so sánh các thái cực: giỏi nhất, kém nhất. Nó cũng giúp loại được các khó khăn khi muốn duy trì các tiêu chuẩn cho một đặc tính.

Phương pháp so sánh cặp

Phương pháp so sánh cặp cũng tương tự như phương pháp xếp hạng luân phiên. Thủ tục như sau: Đánh máy tên của tất cả những người được đánh giá trên một phiếu. Người đánh giá so sánh mỗi nhân viên với các nhân viên khác cùng lúc. Điểm đánh giá toàn bộ của mỗi nhân viên được xác định bằng cách xem người đó được lựa chọn (nghĩa là được tính điểm hơn) bao nhiêu lần so với những người khác. Phương pháp so sánh cặp và phương pháp xếp hạng luân phiên có hiệu quả nhất khi nhóm được đánh giá tương đối nhỏ.

Phương pháp ghi chép các vụ việc quan trọng

Phương pháp ghi chép các vụ việc quan trọng là một phương pháp theo đó khi một nhân viên có một vụ việc nào đó làm rất tốt hay rất xấu thì cấp quản trị ghi chép lại trên một phiếu. Mỗi công ty có một biểu mẫu riêng. Vào cuối giai đoạn đánh giá, người đánh giá sử dụng hồ sơ này kèm theo các dữ kiện khác để đánh giá hoàn thành công việc của nhân viên. Với phương pháp này, việc đánh giá bao quát cả giai đoạn đánh giá chứ không tập trung vào một thời điểm nào, chẳng hạn như những tuần hoặc tháng cuối cùng. Tuy nhiên cấp quản trị có nhiều nhân viên họ phải mất nhiều thời gian để ghi chép.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Các phương pháp đánh giá thành tích công tác về đặc điểm, nội dung của một số phương pháp đánh giá thành tích công tác như ghi chép các việc quan trọng, phương pháp so sánh...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Các phương pháp đánh giá thành tích công tác. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm