Các phương pháp đào tạo công nhân

VnDoc xin giới thiệu bài Các phương pháp đào tạo công nhân được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Đào tạo tại nơi làm việc

Là hình thức đào tạo nhằm giúp cho học viên nắm bắt được cách thức thực hiện công việc ngay trong quá trình làm việc của họ. Đây là hình thức phổ biến nhất trong việc đào tạo công nhân và nhân viên văn phòng. Để tiến hành, doanh nghiệp bố trí công nhân học nghề cùng làm việc chung với một công nhân khác có kinh nghiệm hơn với tư cách là một người phụ việc. Thông qua quá trình làm việc chung đó mà công nhân mới vừa làm vừa theo theo các chỉ dẫn, vừa dõi quan sát, vừa lắng nghe những lời giải thích của người có kinh nghiệm hơn nhờ vậy họ nhanh nắm bắt được những kinh nghiệm, những kỹ năng thực hiện công việc.

Phương pháp này chỉ có thể thực hiện được có hiệu quả khi có đủ ba điều kiện sau đây:

  • Cả người chịu trách nhiệm kèm cặp và người được kèm cặp đều phải có sự cố gắng và nỗ lực lớn của bản thân.
  • Người kèm cặp phải tạo ra được một bầu không khí tin tưởng và thông cảm lẫn nhau
  • Người kèm cặp phải là người biết lắng nghe và biết kiềm chế.

Quá trình thực hiện việc kèm cặp hướng dẫn diễn ra theo trình tự như sau:

  • Giải thích cho công nhân mới về toàn bộ công việc.
  • Thao tác mẫu cách thức thực hiện công việc.
  • Để công nhân là thử từ tốc độ chậm đến nhanh dần.
  • Kiểm tra chất lượng sản phẩm,hướng dẫn giải thích cho công nhân cách thức thực hiện tốt hơn.

Để công nhân tự thực hiện công việc, khuyến khích công nhân đến khi họ đạt các tiêu chuẩn mẫu về số lượng và chất lượng của công việc.

Ở Việt nam, cách đào tạo này rất thông dụng, đặc biệt là trong các doanh nghiệp nhỏ và đối với những nghề thủ công phổ biến như mộc dệt...Hình thức đào tạo này có ưu nhược điểm sau đây:

Ưu điểm:

Đơn giản, dễ tổ chức, lại có thể đào tạo nhiều người cùng một lúc.

Ít tốn kém. Trong quá trình đào tạo học viên đồng thời tạo ra sản phẩm, doanh nghiệp không cần có các phương tiện chuyên biệt như phòng học, đội ngũ cán bộ giảng dạy riêng...

Học viên nắm được ngay cách thức giải quyết các vấn đề thực tế và mau chóng có thông tin phản hồi về kết quả đào tạo.

Nhược điểm:

Người hướng dẫn thường không có kinh nghiệm về sư phạm, do đó có thể hướng dẫn học viên không theo trình tự từ dễ đến khó, không theo đúng quy trình công nghệ khiến học viên khó tiếp thu.

Người hướng dẫn có thể cảm thấy học viên là mối nguy hiểm đối với công việc của họ nên không nhiệt tình hướng dẫn.

Đào tạo học nghề

Phương pháp này là sự phối hợp giữa học lý thuyết với học thực hành ngay tại nơi sản xuất của doanh nghiệp. Đây là phương pháp khá hiệu quả trong việc đào công nhân các nghề thủ công hoặc các nghề đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận như thợ một, thợ nề, thợ cơ khí, thợ điện...

Theo phương pháp này, học viên sẽ được bố trí học lý thuyết xen kẽ với thực hành ngay tại nơi sản xuất để kiểm nghiệm ngay những lý thuyết đã học. Chương trình lý thuyết do các giáo viên chuyên trách giảng dạy, còn hướng dẫn thực hành thường được giao cho những thợ cả có kinh nghiệm kể cả những người đã về hưu đã được lựa chọn trước đảm nhiệm. Quá trình đào tạo thường kéo dài từ một đến sáu năm tùy theo từng loại nghề đơn giản hay phức tạp. Học viên thường được doanh nghiệp trả một khoản lương bằng một nửa lương của công nhân chính thức và sau đó được nâng lên dần lên theo thời gian học nghề. (theo Dale Yoder and Paul U.Staudohar, Op. Cit, p.278).

Phương pháp sử dụng mô hình mô phỏng

Người ta có thể sử dụng đủ loại mô hình để làm dụng cụ đào tạo công nhân. Mô hình là một thực thể thể hiện những đặc tính cơ bản nhất, cô đọng nhất có tính chất quy luật của một đối tượng nhất định dùng để thay thế cho chính đối tượng đó khi mà thường chúng ta có khó khăn hoặc không thể nghiên cứu trực tiếp trên chúng. Các mô hình có thể làm đơn giản là các mô hình giấy cho tới các mô hình phức tạp được thể hiện dưới dạng các phần mềm làm việc trên máy tính. Các chuyên viên đào tạo và huấn luyện thường chuẩn bị các quầy bán hàng, các xe hơi và máy bay mô phỏng để học viên thực tập. Phương pháp này tuy không có ưu điểm hơn phương pháp đào tạo tại chỗ nhưng trong một vài trường hợp nó có ưu điểm hơn vì bớt tốn kém và ít nguy hiểm hơn. Người ta thường sử dụng phương pháp này để đào tạo phi công hoặc lái xe... nhằm tránh những sự cố gây tai nạn làm thiệt hại lớn đến người và tài sản.

Đào tạo xa nơi làm việc

Phương pháp này gần giống như phương pháp mô hình mô phỏng nhưng khác ở chỗ thay vì sử dụng các dụng cụ mang tính chất mô hình thì trong phương pháp này người ta sử dụng các máy móc thiết bị giống hệt như những máy móc thiết bị đang sử dụng. Những máy móc thiết bị này thường được đặt tách biệt ra xa nơi làm việc chính của doanh nghiệp và để cho học viên thao tác học tập trên đó. Ưu điểm của phương pháp này so với phương pháp đào tạo tại chỗ là học viên không làm gián đoạn hay trì trệ dây chuyền sản xuất đồng thời không gây nguy hiểm đến tính mạng của người khác hoặc phá hủy cơ sở vật chất của đơn vị khi có sự cố do công nhân học nghề gây ra.

Phương pháp đào tạo này thường mời những công nhân dày dạn kinh nghiệm, đặc biệt là các công nhân có tay nghề cao đã nghỉ hưu làm huấn luyện viên cho lớp trẻ.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Các phương pháp đào tạo công nhân về đặc điểm của một số phương pháp đào tạo như sử dụng mô hình mô phỏng, đào tạo học nghề, đào tạo tại nơi làm việc...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Các phương pháp đào tạo công nhân. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 35
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm