Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Các Quỹ hỗ trợ tài chính của Nhà nước

Các Quỹ hỗ trợ tài chính của Nhà nước được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Quỹ hỗ trợ phát triển

Việt Nam, Quỹ hỗ trợ phát triển được Chính phủ thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2000 (theo quyết định số 231/1999/QĐ-TTg ngày 17/12/1999). Sự ra đời của Quỹ này là để thực hiện chính sách hỗ trợ tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Thông qua các hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của quỹ, Nhà nước thực hiện mục đích hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực, hỗ trợ các chương trình kinh tế cần khuyến khích đầu tư. Quỹ hỗ trợ phát triển được tổ chức quản lý theo hệ thống dọc, thống nhất từ Trung ương đến các địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Nguồn hình thành của Quỹ:

- Vốn điều lệ: Được hình thành từ nguồn vốn hiện có và vốn bổ sung của ngân sách Nhà nước hàng năm;

- Vốn huy động: Được thực hiện thông qua các hình thức như phát hành trái phiếu Chính phủ, tiếp nhận các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để cho vay lại, vay các quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài, tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm xã hội và các hình thức huy động vốn khác…

Các hình thức hỗ trợ đầu tư của Quỹ hỗ trợ phát triển:

- Cho vay đầu tư;

- Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư;

- Bảo lãnh tín dụng đầu tư.

Từ tháng 9/2001, Quỹ hỗ trợ phát triển thực hiện thêm nhiệm vụ hỗ trợ tín dụng xuất khẩu với các hình thức:

- Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu trung và dài hạn.

- Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ngắn hạn.

Quỹ hỗ trợ xuất khẩu

Quỹ hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam được hình thành theo Quyết định số 195/1999/QĐ-TTg ngày 27/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ nhằm thực hiện việc hỗ trợ về tài chính để khuyến khích các doanh nghiệp phát triển kinh doanh xuất khẩu (chủ yếu là hàng nông sản), tìm kiếm và mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu. Việc hỗ trợ tài chính từ quỹ hỗ trợ xuất khẩu này không phân biệt thành phần kinh tế cũng như qui mô doanh nghiệp.

Nguồn quỹ được kế thừa từ quỹ bình ổn giá và quỹ thưởng xuất khẩu, đồng thời hàng năm còn có nguồn từ khoản thu chênh lệch giá hàng nhập khẩu, xuất khẩu; các khoản lệ phí như đấu thầu hạn ngạch, lệ phí cấp hạn ngạch, lệ phí cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa… Ngoài ra, Chính phủ còn quyết định mức bổ sung cho quỹ hỗ trợ xuất khẩu trong dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm.

Quỹ đầu tư phát triển địa phương

Ở Việt Nam, quỹ đầu tư phát triển địa phương là một tổ chức tài chính Nhà nước có tư cách pháp nhân được thành lập nhằm huy động vốn để thực hiện đầu tư trực tiếp và gián tiếp phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội, các dự án phát triển kinh tế địa phương (đường giao thông, hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, đường điện, trường học…) cung cấp các dịch vụ tư vấn đầu tư và tham gia thị trường vốn. Loại hình quỹ này được Chính phủ cho phép thí điểm đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 6/1997, sau đó mở rộng ra các tỉnh và địa phương khác trên toàn quốc.

Nguồn vốn hoạt động của quỹ bao gồm:

Vốn từ ngân sách địa phương bao gồm phần kết dư ngân sách; Phí giao thông; Một phần phụ thu tiền điện nước; Một phần phí bưu điện do ngành bưu điện thu được; Tiền hóa giá nhà thuộc sở hữu Nhà nước…

Vốn ngân sách Trung ương cấp cho địa phương dùng để thuế xây dựng hạ tầng và vốn nước ngoài do Trung ương phân bổ cho địa phương.

Huy động các nguồn vốn của xã hội thông qua phát hành trái phiếu đầu tư của chính quyền địa phương và vay nợ trực tiếp với nước ngoài…

Trên cơ sở nguồn vốn tập trung được, quỹ được phép sử dụng một tỷ lệ vốn điều lệ để mua cổ phần của các doanh nghiệp khác với mức tối đa do pháp luật qui định. Quỹ có thể cho vay theo từng dự án với lãi suất cho vay do Uỷ ban Nhân dân địa phương qui định nhưng không vượt quá lãi suất cho vay trung và dài hạn do Ngân hàng Nhà nước công bố. Quỹ hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, bảo toàn và phát triển vốn. Quỹ được hưởng chính sách miễn giảm các loại thuế theo qui định của pháp luật

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Các Quỹ hỗ trợ tài chính của Nhà nước về đặc điểm của quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ hỗ trợ xuất khẩu, quỹ đầu tư phát triển địa phương...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn bài Các Quỹ hỗ trợ tài chính của Nhà nước. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm