Các tác động cá nhân trong nghi lễ Hội LHTN Việt Nam

Các tác động cá nhân

Các tác động cá nhân trong nghi lễ Hội LHTN Việt Nam được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải trong bài viết này. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam là một tổ chức xã hội rộng rãi của thanh niên Việt Nam. Về danh nghĩa, đây là tổ chức thanh niên lớn nhất tại Việt Nam, quy tụ nhiều tổ chức thanh niên thành viên, bao gồm cả Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Một số quy định trong nghi lễ Hội LHTN Việt Nam

Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam

I. CÁC ĐỘNG TÁC TẠI CHỖ:

1. Chào:

a. Chào trong nghi lễ (chào cờ, báo cáo, diễu hành):

Tư thế đứng nghiêm, mắt nhìn vào đối tượng chào. Cánh tay phải giơ cao, năm ngón tay khép lại, thẳng. Mũi bàn tay hướng về thái dương. Lòng bàn tay hơi chếch hướng ra phía trước, khuỷu tay gấp tự nhiên (tạo một góc 450), cánh tay hơi chếch về phía trước (150) và thấp hơn ngang vai một chút.

* Ý nghĩa:

- Năm ngón tay vung lên, tay giơ cao, tầm ngang vai: thể hiện sức trẻ, ý chí vươn lên, trung thành với Tổ quốc, tôn trọng lẽ phải công bằng.

- Lòng bàn tay hướng về phía trước, năm ngón tay thẳng về thái dương và đưa lên: luôn tâm niệm phải sống đẹp , có lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ mọi người.

- Năm ngón tay khép lại: thể hiện sự đoàn kết, thống nhất trong tổ chức.

- Mắt nhìn thẳng tư thế khỏe mạnh: thể hiện sự trung thực, hướng về tương lai và sức mạnh của tổ chức.

b. Chào trong sinh hoạt (khi gặp nhau):

Bàn tay như trên, cánh tay vung nhẹ, lòng bàn tay hướng về trước, khuỷu tay tự nhiên (tạo góc 900) tư thế thoải mái, vui tươi.

* Ý nghĩa:

Chào trong sinh hoạt còn thể hiện sự chúc mừng, thăm hỏi và đến với nhau.

2. Đứng:

a. Nghiêm:

- Khẩu lệnh: “Nghiêm”.

- Người đứng thẳng, mắt hướng thẳng.

- Hai tay nắm hờ, khép sát đùi.

- Chân thẳng, 02 gót chân chạm vào nhau, 02 bàn chân tạo thành chữ V có góc khoảng 30 -5 độ.

b. Nghỉ:

- Khẩu lệnh: “Nghỉ”.

- Chân trái hoặc phải hơi chùng xuống, tay ở tư thế nghiêm.

3. Ngồi:

a. Ngồi trên gót:

- Khẩu lệnh: “Ngồi trên gót - Ngồi xuống!"

- Thực hiện: sau động lệnh.

- Cách thực hiện: chân trái bước lên trước 01 (một) bước, ngồi xuống trên gót chân phải. Khuỷu tay trái gấp tự nhiên và cánh tay đặt trên gối chân trái, tay phải nắm hờ thả thoải mái theo đùi chân phải.

b. Ngồi trên đất:

- Khẩu lệnh: "Ngồi trên đất - Ngồi xuống!"

- Thực hiện: sau động lệnh.

- Cách thực hiện: chân trái bước qua chân phải. Hạ người xuống đất, 02 tay chống trước khi ngồi xuống, tay trái nắm cổ tay phải, hai khuỷu tay tỳ trên hai đầu gối chân. Khi đứng lên dùng hai tay chống xuống đất đứng lên. Sau đó rút chân trái về.

* Kết thúc động tác ngồi bằng khẩu lệnh:

“Đứng lên!” (động lệnh, không có dự lệnh).

4. Tư thế quay:

a. Quay trái:

- Khẩu lệnh: “Bên trái - Quay!”

- Thực hiện: sau động lệnh.

- Cách thực hiện: Lấy gót chân trái làm trụ, mũi chân phải làm điểm đỡ, quay người sang bên trái 01 (một) góc 900. Rút chân phải lên, tư thế nghiêm.

b. Quay phải:

- Khẩu lệnh: “Bên phải - Quay”

- Thực hiện : sau động lệnh.

- Cách thực hiện: Lấy gót chân phải làm trụ, mũi chân trái làm điểm đỡ, quay người sang phải 01 (một) góc 900. Rút chân trái lên, tư thế nghiêm.

c. Quay đằng sau:

- Khẩu lệnh: “Đằng sau - Quay”

- Thực hiện: sau động lệnh.

- Cách thực hiện: chân phải đưa về phía sau chân trái. Mũi chân phải cách gót chân trái khoảng 01 (một) nắm tay. Dùng 02 (hai) gót chân làm trụ quay về bên phải 01 (một) góc 1800. Rút chân phải về, tư thế nghiêm.

* Lưu ý: các động tác quay lúc nào cũng trong tư thế nghiêm.

II. ĐỘNG TÁC DI ĐỘNG:

1. Dậm chân tại chỗ:

- Khẩu lệnh: “ Dậm chân tại chỗ - Dậm”

- Thực hiện: sau động lệnh.

- Cách thực hiện: sau động lệnh “Dậm” chân trái nhấc lên, tay phải đánh qua trái ngang trên thắt lưng, tay trái đánh qua trái thẳng và hơi chếch ra sau (150 so với tư thế thẳng). Sau đó chân trái dậm xuống, chân phải nhấc lên, tay đánh ngược về bên phải (nhịp 01), tiếp tục chân phải dậm xuống, chân trái nhấc lên , tay đánh qua trái như lúc đầu (nhịp 02). Và cứ thế liên tục, đều.

- Nhịp đếm 1 - 2, 1 - 2, 1 - 2, … liên tục.

2. Chạy tại chỗ:

- Khẩu lệnh: “Chạy tại chỗ - Chạy”

- Thực hiện: sau động lệnh

- Cách thực hiện: Sau động lệnh “Chạy” 2 tay đặt trên thắt lưng quần, phía trước bụng, chân chạy tại chỗ theo nhịp 1-2-3-4, 1-2-3-4… (chạy nâng cao đùi vừa phải).

3. Đi đều:

- Khẩu lệnh: “Đi đều - Bước”

- Thực hiện: sau động lệnh.

- Cách thực hiện: Chân đi đều theo nhịp đếm 1-2, 1-2 (hoặc nhịp còi), tay đánh như dậm chân tại chỗ.

* Lưu ý:

- Nhịp 1 luôn là chân trái.

- Nhịp 2 luôn là chân phải.

- Động lệnh luôn rơi vào chân phải.

- Bước rộng bằng vai.

3. Chạy đều:

- Khẩu lệnh: “Chạy đều - Chạy”

- Thực hiện: sau động lệnh.

- Cách thực hiện: Như chạy tại chỗvà cả đội hình cùng chạy theo nhịp 1-2-3-4, 1-2-3-4.

* Đang “Dậm chân tại chỗ” hay “Đi đều”, muốn dừng lại thì dùng:

- Khẩu lệnh: “Đứng lại - Đứng"

- Thực hiện: sau động lệnh.

- Cách thực hiện: Động lệnh “Đứng” phải rơi vào chân phải (nhịp 2), khi nghe động lệnh bước tiếp 02 (hai) bước (nhịp 1 - 2) mới đứng hẳn lại (vậy chân cuối cùng thưc hiện động tác là chân phải - nhịp 2). Người trở về tư thế nghiêm.

- Đang “Chạy tại chỗ”, “Chạy đều” muốn dừng lại cũng dùng “Đứng lại – Đứng”, nhưng dậm chân 4 nhịp (1-2-3-4) mới dừng lại (chân cuối cùng thực hiện động tác là chân phải).

4. Tiến - Lùi:

- Khẩu lệnh: “Tiến (Lùi) n bước - Bước"

- Thực hiện: sau động lệnh.

- Cách thực hiện: Tiến (Lùi) bước đầu tiên đều thực hiện bằng chân trái, bước rộng bằng vai, thoải mái, không chập chân từng bước. Đến bước cuối cùng của số bước theo yêu cầu, rút chân bên dưới lên, chập chân lại. Tư thế nghiêm.

5. Sang Trái - Phải:

- Khẩu lệnh: “Sang Trái (Phải) n bước - Bước ”

- Thực hiện: sau động lệnh.

- Cách thực hiện: Sang bên nào dùng chân bên đó bước, bước rộng bằng vai, mỗi bước mỗi chập chân, không bước chéo chân. Thực hiện xong số bước theo yêu cầu của dự lệnh, khép chân. Tư thế nghiêm.

Đánh giá bài viết
1 699
Sắp xếp theo

    Văn bản giáo dục

    Xem thêm