Các tiêu chí phân tích - rút kinh nghiệm tiết dự giờ
Các tiêu chí phân tích - rút kinh nghiệm tiết dự giờ
VnDoc mời các bạn cùng tham khảo bài viết Các tiêu chí phân tích - rút kinh nghiệm tiết dự giờ để nắm được hướng dẫn đánh giá tiết dạy dự giờ của giáo viên.
Quy định số tiết dự giờ của giáo viên 2024
Phiếu đánh giá tiết dạy cấp tiểu học - Mẫu phiếu dự giờ cấp tiểu học
Sự chủ động, tích cực của giáo viên, học sinh trong các tiết dự giờ giúp hoạt động này được coi là rất có ích trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Trong bài viết này VnDoc sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về các tiêu chí phân tích - rút kinh nghiệm tiết dự giờ của giáo viên cũng như biên bản rút kinh nghiệm sau khi dự giờ. Mời các bạn cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.
1. Biên bản rút kinh nghiệm sau khi dự giờ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DỰ
Thời gian: Vào hồi ….. giờ …. ngày …. tháng …. năm ……
Địa điểm: ………
Thành phần, gồm:
1/ Đ/c: …… ; 2/ Đ/c: ……
3/ Đ/c: ……… ; 4/ Đ/c: ……
5/ Đ/c: ……… ; 6/ Đ/c: ……
7/ Đ/c: ……… ; 8/ Đ/c: ……
Địa chỉ: Tổ Khoa học tự nhiên – Trường ………
Nội dung:
Rút kinh nghiệm giờ dự của Đ/c: …….
Tiết: ….. Lớp dạy: ………… Ngày dạy: ……….
Tiết (theo PPCT): ……… Tên bài dạy: ……………
A/ Tự nhận xét giờ dạy:
1/ Mục tiêu bài dạy:
………
2/ Tự nhận xét giờ dạy:
……………
B/ Ý kiến nhận xét của đồng nghiệp:
I/ Ưu điểm:
……
II/ Nhược điểm:
………
Tổng hợp xếp loại (theo phiếu đánh giá):
+ Tổng điểm bình quân: …….Xếp loại: Giỏi
+ Tổng điểm bình quân: …….Xếp loại: Khá
+ Tổng điểm bình quân: …….Xếp loại: TB
+ Tổng điểm bình quân: ………Xếp loại: Yếu
Lưu ý:
– Có điểm khống chế: ………
– Không có điểm khống chế: ………
Biên bản kết thúc vào hồi ……. Cùng ngày.
Người dạy | Thư ký | Tổ trưởng |
(Ký và ghi rõ họ tên) | (Ký và ghi rõ họ tên) | (Ký và ghi rõ họ tên) |
2. Các tiêu chí rút kinh nghiệm tiết dự giờ
CÁC TIÊU CHÍ PHÂN TÍCH - RKN TIẾT DỰ GIỜ | ||
1. Kế hoạch và tài liệu dạy học | 1 | Xác định đầy đủ, hợp lý: mục tiêu, nội dung, phương pháp và các phương tiện, thiết bị dạy học trong kế hoạch dạy học. |
2 | Thiết kế rõ ràng, đầy đủ, hợp lý chuỗi hoạt động học của học sinh, phù hợp với mục tiêu, nội dung dạy học. | |
2. Giáo viên tổ chức hoạt động học | 3 | Thực hiện sinh động việc chuyển giao nhiệm vụ học tập; tổ chức chuỗi hoạt động học đầy đủ, phù hợp; phát hiện kịp thời những khó khăn của HS và có biện pháp hỗ trợ tích cực. |
4 | Vận dụng hiệu quả, sinh động các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực; sử dụng và khai thác tốt các phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp với nội dung của kiểu bài lên lớp. | |
5 | Mức độ hiệu quả hoạt động của Giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của HS. | |
6 | Kiến thức chính xác, khoa học; thực hiện hợp lý, hiệu quả việc lồng ghép các thông tin, kiến thức thực tiễn, tích hợp; hướng dẫn tự học. | |
3. Học sinh thực hiện hoạt động học | 7 | Học sinh tích cực, chủ động, hợp tác cùng nhau và cùng giáo viên trong thực hiện các hoạt động học tập. |
8 | Các đối tượng học sinh đều tham gia vào các hoạt động học, phù hợp với trình độ bản thân. | |
9 | Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. | |
10 | Học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng, thái độ vào các luyện tập, tình huống cụ thể, thực tiễn cuộc sống. |