Mẫu sổ dự giờ của giáo viên
Mẫu sổ dự giờ của giáo viên mới nhất
Mẫu sổ dự giờ của giáo viên là mẫu sổ được giáo viên dự giờ dùng để đánh giá, xếp loại, ghi chép lại toàn bộ nội dung của buổi dự giờ. Mẫu sổ nêu rõ những tiêu chí đánh giá, xếp loại tiết học được dự giờ, các bước tiến hành một buổi dự giờ của một giáo viên, lịch dự giờ được phân công.... Mời các bạn tham khảo chi tiết mẫu sổ dự giờ giáo viên.
Mẫu bìa sổ dự giờ mời các bạn cùng tham khảo:
Nội dung cơ bản của mẫu sổ dự giờ của giáo viên như sau:
Hướng dẫn đánh giá, xếp loại tiết dạy
Lĩnh vực | Tiêu chí | Các mức điểm |
(I) Kiến thức, kỹ năng (6,0đ) | 1.1- Đảm bảo chính xác, có hệ thống và trọng tâm các yêu cầu về cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng theo mục tiêu bài học. | 2,0 – 1,5 – 1,0 – 0,5 |
1.2- Nội dung đảm bảo tính giáo dục toàn diện về thái độ nhận thức và thẩm mĩ. Mở rộng cập nhật những hiểu biết gắn với cuộc sống xung quanh các em | 2,0 – 1,5 – 1.0 – 0,5 | |
1.3- Nội dung phù hợp với mọi đối tượng, phát triển năng lực tư duy, sáng tạo các năng lực học tập khác của học sinh. | 2,0 – 1,5 – 1,0 – 0,5 | |
(II) Kỹ năng sư phạm (6,0đ) | 2.1- Lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đặc trưng môn học: loại bài học (lý thuyết, luyện tập, thực hành, ôn tập....) | 2,0 – 1,5 – 1,0 – 0,5 |
2.2- Tổ chức dạy học hợp lý: phát huy được tính tích cực học tập của mọi đối tượng; xử lý các tình huống sư phạm trong dạy học có tác dụng DG; phân bố thời gian hợp lý cho các hoạt động trọng tâm. | 2,0 – 1,5 – 1,0 – 0,5 | |
2.3- Sử dụng TB-ĐDDH và các phương tiện giao tiếp trong dạy học như: trình bày bảng, lời nói, cử chỉ..... Có hiệu quả gây được sự hứng thú học tập cho học sinh. | 2,0 – 1,5 – 1,0 – 0,5 | |
(Iii) Thái độ (2,0đ) | 3- Tác phong sư phạm mẫu mực, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, gần gũi, thương yêu, giúp đỡ kịp thời với học sinh có khó khăn trong học tập. | 2,0 – 1,5 – 1,0 – 0,5 |
(Iv) Hiệu quả (6,0đ) | 4.1- Tiến trình dạy học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả và phù hợp với đặc điểm hoạt động của HS tiểu học | 2,0 – 1,5 – 1,0 – 0,5 |
4.2- Học sinh tích cực chủ động tham gia vào các hoạt động học tập, có tinh thần thái độ học tập đúng đắn. | 2,0 – 1,5 – 1,0 – 0,5 | |
4.3- Học sinh nắm được kiến thức, hình thành được KN, TĐ theo mục tiêu bài học. Các KN tương ứng của môn học thể hiện trong giờ học vững chắc | 2,0 – 1,5 – 1,0 – 0,5 |
Ghi chú: Mỗi tiêu chí các mức điểm tương ứng mỗi loại là: Tốt 2,0đ; khá 1,5đ; TB 1,0đ; Yếu 0,5đ
Xếp loại chung | - Tốt: Tổng điểm từ 18 đến 20 điểm, các mục II và IV đạt tốt, các mục khác đạt khá trở lên |
- Khá: Tổng điểm từ 14 đến 18 điểm, các mục II và IV đạt khá, các mục khác đạt TB trở lên | |
- TB: Tổng điểm 10đ đến 14đ, tất cả các mục đạt TB trở lên | |
- Yếu: Các trường hợp còn lại |
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH DỰ GIỜ GIÁO VIÊN
Hoạt động dự giờ giáo viên là hoạt động cần thiết, quan trọng trong quá trình kiểm tra, đánh giá, giúp giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy đồng thời giúp cán bộ quản lý nắm bắt tình hình thực tiễn của hoạt động dạy-học. Để hoạt động dự giờ đạt hiệu quả cao chúng ta nên thực hiện tốt các bước sau:
1. Bước 1: Chuẩn bị dự giờ
- Xác định mục đích dự giờ.
- Xem thời khóa biểu, lịch báo giảng của giáo viên.
- Nghiên cứu kỹ chuẩn kiến thức, kỹ năng và kiến thức của bài.
- Nghiên cứu chuẩn đánh giá.
- Xem xét trình độ học sinh.
- Xem xét trang thiết bị bổ trợ cho bài giảng.
2. Bước 2: Quan sát giờ dạy trên lớp.
- Quan sát toàn bộ tiết dạy.
- Quan sát hoạt động dạy - học.
- Ghi lại hoạt động dạy - học.
- Ghi nhận thông tin, tình huống xảy ra trong tiết dạy một cách trung thực (có thể ghi chú những sự việc cụ thể, những lời nói trọn vẹn...)
- Quan sát hoạt động dạy:
- Nội dung dạy học.
- Tổ chức hoạt động dạy học.
- Sử dụng và phân phối thời gian.
- Sử dụng thiết bị dạy học.
- Quan sát hoạt động học:
- Trình độ lĩnh hội kiến thức của học sinh.
- Nề nếp học tập của học sinh
- Phương pháp học tập của học sinh.
- Quá trình hình thành kỹ năng-kỹ xảo của học sinh
- Sự tiến bộ của học sinh qua tiết dạy.
- Quan sát các mối quan hệ trong hoạt động dạy - học:
- Mối quan hệ giao tiếp giữa GV-HS; HS-HS.
- Ngôn ngữ, phát ngôn của học sinh, giáo viên.
- Xử lý tình huống.
- Không khí trong giờ dạy.
* Những điều cần chú ý khi dự giờ:
- Đến đúng giờ đã định; Vào lớp nhẹ nhàng, chào giáo viên và học sinh.
- Chọn vị trí thích hợp để có thể nhìn thấy giáo viên và học sinh hoạt động.
- Có thái độ, cử chỉ đúng mực, tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến GV và học sinh.
- Ghi chép rõ ràng, khách quan, trung thực, đầy đủ, phản ánh đầy đủ hoạt động của giáo viên - học sinh và các mối quan hệ.
- Sau khi dự giờ ra khỏi lớp nhẹ nhàng, chào giáo viên và hs, tránh gây xáo động.
Mời các bạn cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin mẫu sổ dự giờ