Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cách phân biệt từng loại chuối

Nhắc tới các vùng quê Việt Nam thì không thể không kể tới loại trái cây được nhiều người yêu thích đó là chuối. Chuối là loại quả được trồng ở Việt Nam từ rất lâu đời và có rất nhiều loại khác nhau. Sau đây hãy cùng VnDoc khám phá và tìm hiểu các loài chuối của Việt Nam nhé

Giới thiệu các loại chuối hiện nay và cách phân biệt từng loại chuối

1. Chuối cau

Chuối cau là loại chuối được trồng nhiều nhất ở miền Nam, miền Trung Việt Nam. Chuối có hình dạng nhỏ, tròn và mập giống quả cau nên được gọi là chuối cau.

Chuối khi chín nhìn tương tự với quả chuối ngự, có nhiều người không nhận biết được đã mua nhầm. Điểm dễ nhận biết nhất của chuối cau đó là các quả chuối được xếp sát nhau, quả tròn, vỏ mịn hơn. Ngoài ra, chuối cau thường sẽ không có râu ở phần đầu quả. Chuối cau khi ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt nhẹ dịu chứ không ngọt hẳn, mùi thơm.

Chuối cau

2. Chuối ngự

Nhìn chung, chuối ngực có hình dạng rất giống với chuối cau. Khác với chuối cau, chuối ngự khi chín vẫn còn râu ở đầu quả, mật độ quả ít hơn. Khi ăn chuối ngự có vị ngọt sắc, thơm ngon nên khi xưa thường được dùng để dâng lên vua chúa để thưởng thức. Cũng vì thế mà loại chuối này có tên gọi là chuối ngự

Chuối ngự

3. Chuối tiêu

Chuối tiêu là loại chuối được trồng phổ biến và được nhiều người ưa chuộng. Có 2 loại chuối tiêu thường thấy đó là chuối tiêu lùn và chuối tiêu cao. Thông thường một nải chuối tiêu sẽ có khoảng 12 quả. Quả chuối tiêu có đặc điểm là cong như lưỡi liềm, khi chưa chín sẽ có màu xanh đậm và chuyển sang màu vàng khi chín. Phần thịt của quả chuối tiêu có màu vàng nõn, rất ngọt và thơm.

Chuối tiêu có thể ăn khi xanh hay chín đều được. Với quả chuối tiêu xanh thì bạn có thể sử dụng để ăn cùng với các loại rau sống, kho cá, om lươn hay nấu các món giấm chuối,... Hoặc đơn giản có thể cho chuối tiêu vào luộc cũng ra một món ăn vặt hấp dẫn. Với quả chuối tiêu chín có thể thưởng thức trực tiếp hay làm kem chuối, sinh tố chuối,... hay nhiều món ăn tráng miệng hấp dẫn khác.

Chuối tiêu

4. Chuối sứ (Chuối hương)

Chuối sứ còn được gọi với cái tên là chuối hương hay chuối xiêm. Có 2 loại chuối sứ phổ biến đó là chuối sứ trắng và chuối sứ xanh. Quả chuối sứ có kích thước lớn, không dài và có thể thưởng thức cả khi còn xanh hay đã chín. Chuối sứ khi ăn có vị ngọt và mùi thơm thoang thoảng và một chút vị chát.

Chuối sứ được đánh giá là loại quả có hàm lượng vitamin và dưỡng chất cao. Vì thế mà chuối sứ là loại quả được nhiều người yêu thích để chế biến ra nhiều món ăn đa dạng hằng ngày. Một số món ăn làm từ chuối sứ có thể kể tới như: chè chuối, kem chuối, chuối chiên, chuối nướng,... Hơn nữa, chuối sứ còn có thể sử dụng để cuộn ăn cùng với rau.

Chuối sứ (Chuối hương)

5. Chuối hột

Chuối hột hay còn có tên gọi khác là chuối chát. Chuối hột rất được mọi người ưa chuộng, đặc biệt là món rượu chuối hột. Đặc điểm giống với cái tên của nó, ruột chuối hột màu trắng và có nhiều hột. So với các loại chuối khác thì chuối hột có vị chát hơn nhiều nên thường được ăn kèm với nhiều loại rau hoặc để ngâm rượu.

Chuối hột

6. Chuối bơm

Chuối bơm là loại chuối được trồng nhiều ở vùng đất Đông Nam Bộ. Đây là loại chuối có tốc độ phát triển nhanh, cứ khoảng 4 tháng là cho ra 1 buồng. Quả chuối bơm được sử dụng để ăn sống, làm chuối sấy. Đặc biệt, loại chuối này có giá thành khá rẻ nên còn được sử dụng để làm thức ăn cho gia súc.

Chuối bơm

7. Chuối ngốp

Chuối ngốp gồm 2 loại phổ biến: chuối ngốp thấp và chuối ngốp cao. Chuối ngốp có chiều cao trung bình từ 3 - 5m, thân cây sinh trưởng mạnh mẽ. Đặc biệt cây chuối ngốp có khả năng chị bóng, chịu hạn hán tốt, ít sâu bệnh, phù hợp khi trồng ở đồi. Kích thước quả chuối ngốp tương đối lớn, vỏ dày và khi chín chuyển sang màu nâu đen, thịt quả nhão và có vị hơi chua.

Chuối ngốp

8. Chuối lùn

Chuối lùn là một loại quả mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mọi người, nhất là người già và trẻ nhỏ, người đang cần phục hồi sức khỏe. Chuối lùn có đặc điểm dễ nhận thấy đó là hình dáng mập và khi chín ăn rất mềm và ngọt.

Chuối lùn

9. Chuối tiêu hồng

Chuối tiêu hồng có đặc điểm nổi bật là màu đẹp, thơm ngon và có chín kỹ thì chuối cũng không bị nhão nát. Đây một trong các loại quả các được xuất khẩu ở Việt Nam.

Chuối tiêu hồng

10. Chuối Laba

Chuối Laba có xuất xứ từ vùng đất Đà Lạt - Lâm Đồng và được nhiều người biết tới một phẩn bởi cái tên khá đặc biệt. Loại chuối này có mùi thơm, độ dẻo và độ ngọt đặc trưng nên rất được ưa chuộng.

Chuối Laba

11. Chuối táo quạ

Khác với các giống chuối khác, chuối táo quạ có điểm khác biệt đó là không thể ăn trực tiếp mà phải luộc chín lên thì mới cảm nhận được vị dẻo và bùi của chuối. Chuối có kích thước lớn, dài 40 - 50cm và to bằng cổ tay.

Chuối táo quạ

12. Chuối già hương

Đặc điểm của chuối già hương là dài và cong, khi chín có màu xanh. Chuối già hương có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với các giống chuối khác. Đây cũng là một trong các loại trái cây dang được xuất khẩu của Việt Nam.

Chuối già hương

Trên đây là 12 loại chuối ngon được nhiều người yêu thích nhất hiện nay. Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi của VnDoc.com đã phần nào giúp bạn biết cách phân biệt cũng như lựa chọn được loại chuối phù hợp với sở thích của gia đình.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo viên

    Xem thêm