Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai phần tự luận

Nội dung Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai phần tự luận được VnDoc chia sẻ trong bài viết sau đây. Đây là đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2022 dành cho các em học sinh Tiểu Học (lớp 3, lớp 4, lớp 5), các em học sinh có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về luật lệ an toàn giao thông và làm bài thi tốt nhất. Hãy cùng VnDoc tìm hiểu kỹ lưỡng về đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai chuẩn nhất nhé.

Đáp án Tự luận cuộc thi An toàn giao thông lớp 3 năm 2022

Đề bài: Em hãy lựa chọn một loại phương tiện giao thông công cộng mà em đã tham gia. Hãy nêu những việc nên làm và không nên làm khi tham gia phương tiện giao thông công cộng đó?

Đáp án số 1

Những việc nên làm và không nên làm khi đi xe buýt:

  • Tìm hiểu trước các thông tin về thời gian, lộ trình của các chuyến xe buýt để đi đúng chuyến xe mình cần
  • Không uống rượu, bia cũng như sử dụng các chất kích thích bị cấm trước khi lên xe buýt
  • Tiến lại gần phía ngoài vỉa hè (nơi có biển dừng xe buýt) khi thấy có xe buýt sắp đến, đồng thời vẫy tay(hoặc đồ vật nhỏ) để ra hiệu cho tài xế
  • Không đứng quá sát lòng đường khi xe buýt gần để tránh va chạm với xe buýt cũng như các phương tiện giao thông khác
  • Di chuyển dứt khoát khi lên xe, không chần chừ hay nô đùa gây ảnh hưởng đến người khác, vì thời gian dừng lại tại mỗi bến của xe buýt thường rất ngắn
  • Chú ý lên và xuống đúng cửa của xe buýt (thường sẽ lên ở cửa trước, xuống ở cửa sau)
  • Chuẩn bị sẵn số tiền tương ứng của chuyến xe, hoặc cầm sẵn thẻ xe buýt trên tay, để đưa cho nhân viên soát vé khi lên, tránh trường hợp đứng tìm ngay ở cửa gây ảnh hưởng người khác
  • Khi lên xe cần nhanh chóng ổn định vị trí của mình để tránh bị ngã khi xe di chuyển (ngồi vào ghế, hoặc đứng tựa vào các thanh xe, cầm vào tay cầm ở phía trên…)
  • Chú ý bảo vệ tài sản cá nhân của mình (như túi, tiền…)
  • Nên nhường ghế ngồi cho người già, trẻ em, phụ nữ có thai, người bị ốm…
  • Không cười đùa, nói chuyện, nghe nhạc… quá lớn gây ảnh hưởng đến người khác
  • Không xả rác, vẽ bậy, làm xước, gãy… hoặc các hành động khác gây hư hỏng các bộ phận của xe buýt
  • Chú ý điểm cần xuống (nếu không biết có thể hỏi phụ xe) để ra đứng chờ ở cửa xuống trước đó một đoạn đường (để lái xe biết có người cần xuống bến và tránh làm mất thời gian của xe)
  • Khi xuống xe buýt cần chú ý quan sát để tránh va vào người đi đường và các phương tiện giao thông khác)

Xem thêm đáp án đầy đủ tại đây: Những việc nên làm và không nên làm khi tham gia phương tiện giao thông công cộng

Đáp án số 2

Sau đây, em xin nêu Những việc nên làm và không nên làm khi đi xe buýt:

Những điều nên làm khi đi xe bus:

  • Đứng đúng điểm chờ xe bus
  • Khi bước lên xe cần nhanh chân và không đứng tại khu vực bậc lên (chỗ cửa xe mở ra đóng vào)
  • Xác định chỗ ngồi và khẩn trương vào chỗ. Nếu hết chỗ thì đứng bám và đi xuống cuối xe.
  • Luôn nhớ khi đã đưa tiền cho nhân viên thu vé thì hãy cầm vé, không đứa vé thì bảo họ phải đưa vé cho bản thân. Khi có vé trên tay hãy giữ lấy nó. Xuống xe mới bỏ đi.
  • Không vứt vé bừa bãi trên xe.
  • Khi gặp người già, người cao tuổi, phụ nữ có thai thì nên nhường ghế.
  • Học sinh, sinh viên luôn mang theo vé tháng.
  • Chuẩn bị tiền lẻ khi lên xe.
  • Lên xe cửa trước, xuống cửa sau.

Những việc làm nên tránh khi đi xe bus:

  • Cười đùa, nói chuyện to trên xe.
  • Không ngồi gác chân lên ghế đằng trước.
  • Không ăn mặc phản cảm, nói tục chửi bậy khi tham gia phương tiện giao thông công cộng.

Đáp án số 3

Những việc nên làm và không nên làm khi đi tàu hỏa

  • Nên đọc kĩ các thông tin về chuyến đi được in trên vé (số toa, số ghế, giờ xuất phát..)
  • Chuẩn bị sẵn hành lí gọn gàng để tiện di chuyển khi đi qua các cửa của ga tàu
  • Đến sớm hơn giờ xuất phát của tàu để sẵn sàng cho các tình huống ngoài ý muốn (tàu xuất phát sớm hơn dự kiến, tắc đường…)
  • Khi lên tàu, qua cửa soát vé… cần chú ý thực hiện đúng các quy định, yêu cầu của nhà ga và nhân viên, không nô đùa, có các hành vi gây ảnh hưởng đến người khác
  • Tránh sử dụng các chất kích thích (rượu, bia…) trước khi lên tàu, vì với nồng độ cồn nhất định sẽ không được di chuyển bằng đường sắt
  • Nếu không tìm thấy ghế của mình, hãy hỏi các hành khách khác hoặc tiếp viên
  • Nên cất hành lí gọn gàng ở dưới ghế hoặc thanh ngang trên ghế ngồi của mình, chú ý sắp xếp sao cho hợp lí, tránh lấn chiếm sang chỗ ngồi của người khác
  • Trong quá trình tàu hỏa di chuyển, chú ý bảo vệ tài sản cá nhân của mình, những tài sản nhỏ có giá trị (ví tiền, đồ trang sức, điện thoại…) nên mang theo mình
  • Hãy đưa ra các thắc mắc, nhu cầu của bản thân với nhân viên trên tàu một cách lịch sự
  • Trong quá trình tàu di chuyển, không nên cười đùa, xem phim tạo tiếng ồn lớn ảnh hưởng người khác; không xả rác bừa bãi hay làm hư hại các trang thiết bị trên tàu
  • Chú ý thời gian, ga tàu cần xuống (dựa trên thông báu của tàu, của nhân viên) để chuẩn bị hành lí và di chuyển tới cửa ra
  • Khi ra khỏi tàu, cần di chuyển đến đúng nơi cửa ra (theo hướng dẫn) để ra khỏi ga tàu, tránh di chuyển lung tung gây mất thời gian và gặp nguy hiểm

Đáp án số 4

Những việc nên làm và không nên làm khi đi thuyền

  • Cần di chuyển đến bến tàu trước thời gian xuất phát để chuẩn bị và làm quen môi trường, tránh các trường hợp bất ngờ
  • Có mua vé trước với những loại tàu thuyền cần có vé
  • Khi lên thuyền cần mặc áo phao và tuân thủ các quy định, yêu cầu của thuyền để đảm bảo an toàn cho bản thân
  • Trong quá trình thuyền di chuyển, tránh làm các hành động gây mất trật tự, mất an toàn làm ảnh hưởng đến người khác
  • Luôn chú ý bảo đảm an toàn cho bản thân cũng như tài sản cá nhân mang theo
  • Tránh đứng gần lan can, hoặc các vị trí trơn trượt trên thuyền, bám chắc vào các đồ vật vững chắc để bảo vệ bản thân
  • Đưa ra các yêu cầu, thắc mặc lịch sự với nhân viên tàu khi cảm thấy cần giúp đỡ
  • Chú ý hướng dẫn, thông báo của nhân viên để xuống đúng bến và không làm mất thời gian của mọi người
  • Không chen lấn, xô đẩy nhau khi lên và xuống thuy ền
  • Chú ý tránh làm hư hao các thiết bị, đồ vật có trên thuyền khi di chuyển

>> Xem thêm đáp án đầy đủ: Hãy nêu những việc nên làm và không nên làm khi tham gia phương tiện giao thông công cộng

Đáp án Tự luận cuộc thi An toàn giao thông lớp 4 năm 2022

Đề bài: Những việc nên làm và không nên làm khi điều khiển xe đạp để tham gia giao thông an toàn

Đáp án số 1

Những việc nên làm:

  • Luôn luôn lái xe bên phải phải đường theo hướng dẫn giao thông.
  • Đi chậm lại và quan sát đèn tính hiệu giao thông ở những chỗ rẽ và khúc cua.
  • Đi buổi tối chắc chắn xe có đèn và đèn phải sáng.
  • Không đeo tai nghe khi chạy xe để có thể nghe rõ tiếng kèn của các xe khác.
  • Không lái xe sóng đôi trên đường.

Những việc không nên làm:

  • Không nên đi xe dàn hàng ngang.
  • Không sử dụng ô,điện thoại di động,thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính)
  • Không nên buông cả hai tay khi điều khiển xe đạp.
  • Không nên mang,vác vật cồng kềnh.
  • Không nên bám, kéo đảy các phương tiện khác.
  • Không nên đứng trên yên xe,giá đèo hàng hoặc tay lái.
  • Không nên đèo 3, đèo 4 khi đi trên đường.
  • Không nên đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và các phương tiện khác.

Đáp án số 2

1. Những việc nên làm khi điều khiển xe đạp

  • Xe đạp cũng giống như tất cả các loại phương tiện khác lưu thông trên đường như xe hơi, xe gắn máy... Vì vậy người chạy xe đạp phải tuyệt đối tuân theo tín hiệu giao thông. Luôn nhớ: Nhường người đi bộ, dừng khi đèn đỏ và đặc biệt cẩn thận ở những chỗ giao nhau.
  • Luôn luôn lái xe bên phải đường theo đúng hướng dẫn giao thông. Không bao giờ được đi ngược đường.
  • Đi chậm lại và cẩn thận quan sát đèn tín hiệu ở những chỗ rẽ, khúc cua.
  • Ở những chỗ cắt nhau có đông người qua lại, khi muốn qua đường thì tốt nhất nên dắt xe đi trên phần đường dành cho người đi bộ và tuân theo tín hiệu giao thông.
  • Kể cả khi đi cùng bạn bè cũng luôn đi hàng một (không lái xe sóng đôi) trên đường, vì việc đi hàng hai hàng ba dễ gây nguy hiểm cho mình, cho bạn và cho cả những người đi trên các phương tiện khác.
  • Khi muốn vượt, phải xin vượt lên bên trái người và xe khác.
  • Không lái xe bằng một tay và đặc biệt không bao giờ được chạy xe trên 1 bánh để tránh bị mất thăng bằng trong những tình huống bất ngờ.
  • Đi buổi tối phải chắc chắn xe có đèn và đèn phải sáng.
  • Không đeo tai nghe khi đang chạy xe để có thể nghe rõ tiếng kèn của các xe khác cũng như tiếng còi điều khiển của cảnh sát giao thông.
  • Không bao giờ được đột ngột quẹo, cua khi chưa có sự quan sát đằng trước đằng sau. Khi muốn rẽ: đi chậm, dùng tay trái xin đường khi muốn rẽ trái; đi chậm, nhìn lại đằng sau bên phải khi muốn rẽ phải. Khi thấy thật sự có dấu hiệu an toàn - các xe đằng sau đi chậm lại hoặc lái theo hướng ngược với hướng mình định rẽ thì mới rẽ.

2. Những việc không nên làm khi điều khiển xe đạp

  • Đi xe dàn hàng ngang;
  • Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
  • Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
  • Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
  • Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
  • Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Bên cạnh người điều khiển xe, người ngồi sau xe đạp không được thực hiện các hành vi sau:

  • Mang, vác vật cồng kềnh;
  • Sử dụng ô;
  • Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
  • Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
  • Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

>> Xem thêm đáp án đầy đủ: Những việc nên làm và không nên làm khi điều khiển xe đạp để tham gia giao thông an toàn

Đáp án Tự luận cuộc thi An toàn giao thông lớp 5 năm 2022

Đề bài: Kể lại một sự cố giao thông mà em biết và cách ứng xử của những người có mặt ở đó. Nêu suy nghĩ của em của em về cách ứng xử đó?

Kể lại một sự cố giao thông mẫu 1

Em đang trên đường đi học về, khi đi ngang qua đoạn đường Hoàng Quốc Việt em bỗng thấy một nhóm người lớn đang đứng thành hình vòng bàn tán xôn xao, xe cộ cũng vì thế mà bị cản lại làm vang lên nhiều tiếng tít còi lớn. Em cứ nghĩ chắc đó chỉ là 1 nhóm người đang gây gổ với nhau. Nhưng khi đi gần vào em mới nhận ra đó không phải là một vụ gây gổ đánh nhau mà đó là một vụ tai nạn giao thông. Trong vòng người vây quanh em nhìn thấy hai chiếc xe máy đang đổ ra đường còn có một người đang nằm bất động trên đường và hai người đang ngồi bệt trên đường. Khi mọi người đan xôn xao bàn tán thì có một bác gái chạy ra bắc đã gọi cho công an giao thông và một bác đã nói mình sẽ gọi cho cứu thương gần đây. Còn một số người đã dìu hai người đang ngồi hoang mang trên đất vào vỉa hè và chờm đá, lau mặt và hỏi họ số điện thoại của người thân để gọi điện báo tin cho người thân. Ngoài những người tốt đang giúp đỡ họ còn có một số người chỉ đứng chỉ trỏ cười cợt và lấy điện thoại ra quay. Được khoảng 10 phút sau thì công an và cứu thương đến. Xe cứu thương đã đưa người nằm bất động ra đất đi, còn 1 xe nữa thì đưa hai người đã được sơ cứu đi chụp chiếu. Các chú công an đã phong tỏa hiện trường, lấy lời khai từ một số nhân chứng có mặt tại hiện trường. Sau đó các chú giải tán mọi người và thông xe cộ đang tít còi. Em đã lên xe và tiếp tục trở về nhà. Khi về đến nhà em đã nói chuyện này cho bố mẹ nghe bố em nói với em khi gặp người bị tai nạn giao thông con nên bảo với người lớn giúp đỡ họ hay báo với cơ sở công an, ý tế để họ biết và giúp đỡ cho người bị tai nạn giao thông và con không nên lấy điện thoại quay phim, chụp ảnh họ vì nếu con làm vậy sẽ là biểu hiện của người thiếu văn hóa. Em rất vui vì được bố trao dồi cho mình theo một số kiến thức xã hội và em sẽ thực hiện kiến thức bố đã dạy vào những việc đó nếu em gặp phải 1 lần nữa.

Kể lại một sự cố giao thông mẫu 2

Hôm nay, trên đường đi học về, em đã chứng kiến một sự cố giao thông. Một nhóm học sinh đang đi xe đạp trên đường. Các bạn đi xe dàn hàng ngang, vừa đi vừa trò chuyện. Lúc đó, có một chiếc xe máy đi cùng chiều định vượt qua nhóm học sinh, thì một chiếc xe ô tô đi ngược chiều bất ngờ lao đến. Người điều khiển xe máy do phải tránh xe ô tô nên đã đâm vào xe đạp của bạn học sinh đi ngoài cùng. Vụ va chạm khiến bạn học sinh bị ngã ra đường, nhưng chỉ bị thương nhẹ ở tay. Mọi người xung quanh đã nhanh chóng đến giúp đỡ bạn học sinh dựng xe lên. Người điều khiển xe máy, hay người đi ô tô đã dừng lại để hỏi thăm, xem tình hình vết thương của bạn học sinh. Cả người điều khiển xe máy, ô tô và bạn học sinh đều đã nhận ra lỗi của mình. Vụ việc va chạm tuy không gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng đã để lại cho mỗi người một bài học đáng giá. Khi tham gia giao thông, chúng ta cần tuân thủ nghiêm túc luật giao thông để tránh gây ra những tai nạn đáng tiếc. Cách ứng xử của người có mặt ở đó cũng cho thấy trong cuộc sống còn có nhiều người tốt.

Kể lại một sự cố giao thông mẫu 3

Có rất nhiều những vi phạm mà hàng ngày vẫn liên tiếp xảy ra. Đặc biệt ở các thành phố lớn, vào giờ cao điểm tình trạng ách tắc diễn ra rất phổ biến cũng là cơ hội gây ra tai nạn khi mà ai ai cũng vội vã đến nơi mà mình muốn, hay sự thiếu ý thức của những người tham gia giao thông không chịu chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông trong trường hợp cần thiết. Đặc biệt quan tâm là sự thiếu ý thức của người dân sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông.

Điều này chính là nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn giao thông mà vẫn nhức nhối trong những năm gần đây chưa khắc phục được triệt để. Hậu quả của tai nạn giao thông không ai là không biết. Trước hết nó làm thiệt hại về tính mạng con người. Không chỉ khiến cho một gia đình mất đi thành viên, người vợ mất chồng, những đứa con mất cha, gia đình bị mất đi một trụ cột vững chắc.

Tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người để lại niềm xót thương cho người thân của họ. Không chỉ làm mất đi tính mạng của nhiều người, tai nạn giao thông còn khiến cho sự diễn biến của tình trạng giao thông càng thêm phức tạp. Nó gây tâm lý hoang mang cho những người khác. Nó khiến cho sự tiêu tốn về tài sản ngày càng gia tăng. Sự phức tạp thêm của giao thông lại càng là mối đe dọa lớn dẫn đến nhiều vụ tai nạn giao thông kế tiếp. Vừa thiệt hại về người và của, tai nạn giao thông còn gây mất trật tự an ninh xã hội.

Lợi dụng đám đông xúm vào xem xét tình hình tai nạn, những thành phần xấu trong xã hội nhân cơ hội này để thực hiện hành vi phạm pháp của mình nổi bật nhất là cướp giật.

Vì vậy khi tham gia giao thông, chúng ta cần tuân thủ nghiêm túc luật giao thông để tránh gây ra những tai nạn đáng tiếc. Các chương trình về an toàn giao thông trong nhà trường luôn được quan tâm, đối với các em học sinh nên tích cực tham gia.

Kể lại một sự cố giao thông mẫu 4

Hôm đó đang trên đường đi học về cũng lũ bạn, em cùng họ đang ngồi nghỉ chân tại quán nước bên đường thì đột nhiên đập vào mắt em là hình ảnh một bà cụ mù đang loay hoay qua đường trong làn xe tấp nập. Có rất nhiều người đi qua đi lại ở đó nhưng không 1 ai chịu giúp bà. Rồi chuyện bất ngờ đã xảy đến. Bà bị 1 chiếc xe ô tô tông phải. Tất cả ánh mắt của mọi người đều tụ lại chỗ bà cụ. Người thì lấy điện thoại ra quay phim, chụp ảnh. Người thì bàn tán xôn xao, lướt qua như không có chuyện gì. Đáng nói nhất là người tài xế lái xe ô tô, hắn tông trúng bà cụ rồi hoảng hốt ngồi yên trong xe 1 lúc không xuống xe xem cụ như thế nào. Em thấy như vậy liền chạy lại gần, thấy cụ tay trầy xước rớm máu, nên hô hoán lên bảo mọi người ai có điện thoại thì gọi cấp cứu giúp bà. Người thì thấy có điện thoại nên lẩn đi, rồi đi mất, người thì nghĩa hiệp 1 tí gọi xe ôm chở bà cụ lên trạm y tế. Một lát sau thì các chú công an cũng đến các chú xử lí rất nhanh, phê bình những người dân xung quanh đó, thấy tai nạn mà không gọi ngay cho công an, hoặc cán bộ y tế gần nhất mà lại lấy điện thoại chụp ảnh, quay phim, . . Còn bác lái xe bây giờ đã không ru rú trong xe nữa bác ta đã theo các chú công an lên phường giải quyết. Các chú tuyên dương em và người đàn ông lúc nãy đã giúp cụ.

>> Xem thêm đáp án đầy đủ: Kể lại một sự cố giao thông mà em biết và cách ứng xử của những người có mặt ở đó

Chương trình giáo dục “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ" đã được triển khai rộng rãi trên toàn quốc. Đây là tài liệu vô cùng hữu ích cung cấp kiến thức về tham gia giao thông giúp các em học sinh nắm rõ luật an toàn giao thông hơn.

Xem thêm:

Ngoài Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai phần tự luận, quý thầy cô và các em học sinh có thể tham khảo và tìm hiểu về Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho học sinh 2022, Câu hỏi an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ dành cho giáo viên 2022 để trang bị thêm kiến thức tốt nhất về Luật giao thông Việt Nam.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cuộc thi An toàn giao thông

    Xem thêm