Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cảm nhận về bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai

Nêu cảm nhận của em về bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai

Bài thơ "Mẹ" của Đỗ Trung Lai là tác phẩm được học trong chương trình Ngữ văn 7 sách Cánh diều tập 1. Trong bài viết này, VnDoc sẽ gửi tới các em tài liệu Văn mẫu lớp 7: Nêu cảm nhận của em về bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai. Mời các em tham khảo để có thêm ý tưởng sáng tạo khi triển khai làm bài nhé.

Đề bài: Nêu cảm nhận của em khi đọc bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai

Bài thơ Mẹ là lời của người con, bộc lộ cảm xúc xót xa thương cảm khi thấy mẹ ngày một già đi, tuổi cao sức yếu, không còn khỏe mạnh minh mẫn như ngày xưa. Bao nỗi đắng cay, buồn vui cuộc đời của mẹ đều được miếng trầu cau chứng kiến. Nhà thơ Đỗ Trung Lai đã chọn hình ảnh cây cau để ví von so sánh với mẹ là một phát hiện khá tinh tế, nhiều biểu cảm, không chỉ về hình thể bên ngoài mà cả sự sâu lắng bấm đốt thời gian thân phận của một đời người. Mẹ thì bao mong mỏi nhưng rồi thời gian khắc nghiệt như một quy luật luân hồi muôn đời: “Lưng mẹ còng rồi - Cau thì vẫn thẳng” và “Cau - ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng”. Hai sắc màu trái ngược nhau, hai hình dáng tương phản nhau tạo ra một ám ảnh cho tiếng thơ tiếng lòng quặn bao nỗi thắt khi “Cau gần với trời - Mẹ thì gần đất”. Chỉ qua hình ảnh miếng cau: “Một miếng cau khô - Khô gầy như mẹ” cũng đủ bao cảm thông héo hắt khi “Con nâng trên tay - Không cầm được lệ”. Hai chữ “nâng” và “cầm” đều chỉ động thái của tình cảm. Nếu “nâng” trang trọng kính trọng biết bao thì “cầm” lại nén bao đắng cay bấy nhiêu. Từng cặp biểu cảm được song hành tạo ra bao chất chứa, lời ít mà vọng xa. Chính đây cũng là sự vận động cảm xúc của bài thơ “Mẹ” dồn nén để buột ra câu cảm thán mang âm hưởng điệu hành trong thơ văn cổ: “Ngẩng trời hỏi vậy - Sao mẹ ta già”. Câu hỏi tự vấn đất trời cũng chính là tự vấn lòng mình. Thơ đã chạm được đến nỗi người, cõi người vừa đăm đăm vừa trống trải. Một sự cô đơn ngỡ như vô vọng: “Không một lời đáo - Mây bay về xa”. Như vậy, bài thơ là nỗi xót xa thưởng cảm của người con trước hình ảnh gầy guộc già nua của mẹ theo năm tháng.

....................

Trên đây là tài liệu văn mẫu lớp 7: Cảm nhận về bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các em biết cách triển khai đề văn một cách dễ dàng và đủ ý.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu học tập lớp 7 khác như Soạn văn 7 Cánh diều, Văn mẫu lớp 7... và các môn học khác sách Cánh Diều như Ngữ văn 7 CD, Toán 7 CD, Khoa học tự nhiên 7... được biên soạn và cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Xem thêm: Soạn bài Mẹ Cánh diều

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Heo
    Bé Heo

    xin cảm ơn

    Thích Phản hồi 15/08/22

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm

    Văn mẫu lớp 7 Cánh diều

    Xem thêm