Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trong các bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), Ông đồ (Vũ Đình Liên), Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh), em thích nhất bài thơ nào? Vì sao?

Trong các bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), Ông đồ (Vũ Đình Liên), Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh), em thích nhất bài thơ nào? Vì sao? Đây là nội dung câu hỏi thực hành trang 55 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh diều. Sau đây là một số đoạn văn mẫu, mời các em tham khảo.

Dàn ý bài thơ em thích nhất

a. Mở đầu:

- Giới thiệu bài thơ em yêu thích nhất: "Tiếng gà trưa" của nhà thơ Xuân Quỳnh.

b. Nội dung chính: lý do em yêu thích:

- Đặc sắc về nội dung bài thơ: khắc họa tình cảm bà cháu thiêng liêng:

+ Bà là người nuôi dưỡng, dạy bảo cháu trong suốt thời thơ ấu.

+ Tình yêu cháu dành cho bà hòa quyện với tình yêu quê hương, đất nước.

- Hình thức nghệ thuật độc đáo:

+ Ngôn từ giản dị, giàu cảm xúc.

+ Hình ảnh thơ gần gũi.

+ Các biện pháp tu từ: điệp ngữ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

c. Kết thúc:

- Nêu cảm xúc của em về bài thơ.

1. Bài thơ Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh

Bài tham khảo 1

Bài thơ mà em thích nhất đó là Tiếng gà trưa khiến em nhớ đến người bà đáng kính của mình. Tình cảm bà cháu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng và vô cùng sâu nặng. Tình cảm đó đã hằn sâu trong kí ức tuổi thơ của người chiến sĩ. Do vậy, trên đường hành quân xa, chỉ một tiếng gà cục tác đã gợi dậy những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, đáng nhớ về bà. Đó là sự chắt chiu, tần tảo với bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la dành cho cháu. Những kỉ niệm đó thật bình dị mà thiêng liêng! Nó nhắc nhở, lay động bao tình cảm đẹp dâng lên trong lòng người chiến sĩ trên đường hành quân ra mặt trận chiến đấu. Tình cảm tốt đẹp đó sẽ mãi là hành trang theo bước chân của người chiến sĩ, tiếp thêm sức mạnh cho anh trong cuộc chiến đấu hôm nay. Đọc bài thơ này khiến em nghĩ đến về bà của mình đã già, tóc bạc phơ, dành cả một đời của mình vì chồng vì con vì cháu. Bà quả là một người vĩ đại trong tâm trí em.

Bài tham khảo 2

Trong các bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), Ông đồ (Vũ Đình Liên), Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh), em thích nhất bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Bài thơ là những kỷ niệm và tình cảm đẹp giữa bà và cháu. Em rất ấn tượng với hình ảnh người bà nâng niu, chăm chút cho người cháu từng li từng tí. Bà chăm đàn gà nhỏ để dành dụm tiền mua cho cháu quần áo mới, thắp lên những ước mơ và hi vọng tuổi nhỏ. Tiếng gà đã trở nên thân quen và in sâu trong tiềm thức người cháu để mỗi khi nghe thấy âm thanh thân thuộc ấy, cháu lại nhớ về bà và những tình cảm trìu mến năm xưa. Bài thơ cũng khiến em nghĩ về bà, biết ơn những tháng ngày được quấn quít nghe bà kể chuyện, gãi lưng cho nằm ngủ. Những tình cảm trong bài Tiếng gà trưa nhắc nhở em về tình cảm gia đình thiêng liêng tốt đẹp, trân quý quãng thời gian được ở cùng người nhà.

2. Bài thơ Mẹ - Đỗ Trung Lai

Bài tham khảo 1

Trong ba bài thơ trên, em thích nhất là bài thơ Mẹ đã gợi cho em rất nhiều cảm xúc. Mẹ là đề tài muôn thuở trong thi ca. Dưới ngòi bút của tác giả Đỗ Trung Lai thể hiện thành công nỗi lòng đau đớn xót xa của người con khi thấy hình ảnh mẹ ngày càng hao mòn, lưng còng đi, thấp dần đi và mái đầu bạc mà bất lực. Đọc bài thơ khiến chúng ta hiểu được sự vất vả, tần tảo của người mẹ. Đó là vẻ đẹp của những người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó.

Bài tham khảo 2

Trong các bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), Ông đồ (Vũ Đình Liên), Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh), em thích nhất bài thơ Mẹ của tác giả Đỗ Trung Lai. Bài thơ Mẹ là lời của người con, bộc lộ cảm xúc xót xa thương cảm khi thấy mẹ ngày một già đi, tuổi cao sức yếu, không còn khỏe mạnh minh mẫn như ngày xưa. Bao nỗi đắng cay, buồn vui cuộc đời của mẹ đều được miếng trầu cau chứng kiến. Nhà thơ Đỗ Trung Lai đã chọn hình ảnh cây cau để ví von so sánh với mẹ là một phát hiện khá tinh tế, nhiều biểu cảm, không chỉ về hình thể bên ngoài mà cả sự sâu lắng bấm đốt thời gian thân phận của một đời người. Mẹ thì bao mong mỏi nhưng rồi thời gian khắc nghiệt như một quy luật luân hồi muôn đời: “Lưng mẹ còng rồi - Cau thì vẫn thẳng” và “Cau - ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng”. Hai sắc màu trái ngược nhau, hai hình dáng tương phản nhau tạo ra một ám ảnh cho tiếng thơ tiếng lòng quặn bao nỗi thắt khi “Cau gần với trời - Mẹ thì gần đất”. Chỉ qua hình ảnh miếng cau: “Một miếng cau khô - Khô gầy như mẹ” cũng đủ bao cảm thông héo hắt khi “Con nâng trên tay - Không cầm được lệ”. Hai chữ “nâng” và “cầm” đều chỉ động thái của tình cảm. Nếu “nâng” trang trọng kính trọng biết bao thì “cầm” lại nén bao đắng cay bấy nhiêu. Từng cặp biểu cảm được song hành tạo ra bao chất chứa, lời ít mà vọng xa. Chính đây cũng là sự vận động cảm xúc của bài thơ “Mẹ” dồn nén để buột ra câu cảm thán mang âm hưởng điệu hành trong thơ văn cổ: “Ngẩng trời hỏi vậy - Sao mẹ ta già”. Câu hỏi tự vấn đất trời cũng chính là tự vấn lòng mình. Thơ đã chạm được đến nỗi người, cõi người vừa đăm đăm vừa trống trải. Một sự cô đơn ngỡ như vô vọng: “Không một lời đáo - Mây bay về xa”. Như vậy, bài thơ là nỗi xót xa thưởng cảm của người con trước hình ảnh gầy guộc già nua của mẹ theo năm tháng.

3. Bài thơ Ông đồ - Vũ Đình Liên

Bài tham khảo 1:

Bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên là một trong ba bài thơ em thích nhất. Trong khung cảnh mùa xuân tươi mới, màu sắc sống động thì tác giả lại xây dựng lên hình ảnh ông Đồ u buồn, tiều tụy. Ông ngồi cùng bút nghiên buồn tênh, nhớ về những tấp nập xưa kia: bao nhiêu người thuê viết, khen ngợi tài, thảo những nét như phượng múa rồng bay. Những tài năng, tinh hoa văn hóa trước kia được trân trọng giờ bỗng bị phai mờ. Không ai có thể nói trước được rằng liệu năm sau ông Đồ còn ngồi đó để cho chữ nữa hay không? Sự tiếc nuối, hoài niệm của tác giả thật điển hình cho sự chuyển mình của thời đại bấy giờ. Một câu chuyện kể, vừa nhẹ nhàng vừa muốn gửi gắm những thông điệp cho thế hệ trẻ về việc lưu giữ, bảo tồn và phát triển những giá trị cốt lõi về văn hóa của đất nước ta.

Bài tham khảo 2:

Trong các bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), Ông đồ (Vũ Đình Liên), Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh), em thích nhất bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên. Không hiểu sao, đến với bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên em lại bị cảm thấy thật buồn. Trong khung cảnh mùa xuân tươi mới, màu sắc sống động thì tác giả lại xây dựng lên hình ảnh ông Đồ u buồn, tiều tụy. Ông ngồi cùng bút nghiên buồn tênh, nhớ về những tấp nập xưa kia: bao nhiêu người thuê viết, khen ngợi tài, thảo những nét như phượng múa rồng bay. Những tài năng, tinh hoa văn hóa trước kia được trân trọng giờ bỗng bị phai mờ. Không ai có thể nói trước được rằng liệu năm sau ông Đồ còn ngồi đó để cho chữ nữa hay không? Sự tiếc nuối, hoài niệm của tác giả thật điển hình cho sự chuyển mình của thời đại bấy giờ. Một câu chuyện kể, vừa nhẹ nhàng vừa muốn gửi gắm những thông điệp cho thế hệ trẻ về việc lưu giữ, bảo tồn và phát triển những giá trị cốt lõi về văn hóa của đất nước ta.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
9
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bảo Bình
    Bảo Bình

    cảm ơn nha

    Thích Phản hồi 11/08/22
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 7 Cánh diều

    Xem thêm