Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích hình ảnh người mẹ trong bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai

Phân tích hình ảnh người mẹ trong bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai gồm dàn ý và các bài văn mẫu lớp 7 cho các em tham khảo, có thêm nhiều ý tưởng hoàn thành bài văn của mình. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết sau đây.

Phân tích hình ảnh người mẹ trong bài thơ Mẹ mẫu 1

Đỗ Trung Lai là một trong những nhà thơ viết nhiều cho thiếu nhi. Bài thơ Mẹ của ông được sử dụng thể thơ bốn chữ hàm súc, kiệm lời mà hàm chứa bao tình ý sâu xa; lời thơ dung dị, tự nhiên; biện pháp nghệ thuật đối lập được sử dụng một cách hiệu quả. Hình ảnh người mẹ đã được tác giả đối chiếu với hình ảnh cây cau. Cây cau là hình ảnh quen thuộc xuất hiện trong nhiều câu chuyện dân gian, tượng trung cho tình nghĩa thủy chung của con người Việt Nam. Nó còn gắn liền với làng quê Việt Nam, các bà mẹ thường nhai trầu cau. Hình ảnh mẹ được đặt bên cạnh một hình ảnh quen thuộc trong văn hóa Việt Nam.

Theo thời gian, cây cau ngày càng phát triển, cao lớn, xanh tốt. Nhưng thời gian cũng rất khắc nghiệt, nó làm mẹ ngày càng già đi. Hình ảnh mẹ và cây cau được đặt cạnh nhau cho thấy sự đối lập tương phản và nỗi xót xa của người con khi mẹ ngày càng già yếu:

Lưng mẹ còng rồi

Cau thì vẫn thẳng

Cau – ngọn xanh rờn

Mẹ – đầu bạc trắng

Cau ngày càng cao

Mẹ ngày một thấp

Cau gần với giời

Mẹ thì gần đất!

Khi con còn bé, mẹ bổ cau làm tư còn mẹ hiện tại: cau bổ tám mẹ còn ngại to. Tác giả mượn hình ảnh nhai trầu quen thuộc để khắc họa người mẹ:

Ngày con còn bé

Cau mẹ bổ tư

Giờ cau bổ tám

Mẹ còn ngại to!

Miếng trầu bổ nhỏ gợi ra tuổi già móm mém của mẹ. Qua đó, bài thơ thể hiện sự vất vả của cuộc đời mẹ, tình yêu thương chân thành của con dành cho mẹ và sự đau đớn, buồn tủi khi quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều, dường như ngày con xa mẹ đang đến gần.

Phân tích hình ảnh người mẹ trong bài thơ Mẹ mẫu 2

Có rất nhiều tác phẩm viết về người mẹ với sự gửi gắm tình yêu thương, trân trọng và kính yêu. Trong số đó, bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai đã sử dụng hình ảnh cây cau - một loài cây rất quen thuộc ở mỗi làng quê Việt Nam, đưa vào sự đối chiếu với hình ảnh người mẹ.

“Lưng mẹ còng rồi
Cau thì vẫn thẳng
Cau - ngọn xanh rờn
Mẹ - đầu bạc trắng

Cau ngày càng cao
Mẹ ngày một thấp
Cau gần với giời
Mẹ thì gần đất!”

Nhà thơ sử dụng các cụm từ "Lưng mẹ cong rồi - Cau thì vẫn thẳng", "Cau - ngọn xanh rộn, Mẹ - đầu bạc trắng", "Cau gần với trời - Mẹ thì gần đất" để thể hiện sự đối lập giữa người mẹ và cây cau. Điều này nhấn mạnh đến sự thay đổi của người mẹ trước thời gian về tuổi tác và ngoại hình. Trong đó, hình ảnh so sánh "Một miếng cau khô - Khô gầy như mẹ" trong khổ thơ tiếp theo càng làm nổi bật sự già nua, héo hon của người mẹ.

“Một miếng cau khô
Khô gầy như mẹ
Con nâng trên tay
Không cầm được lệ”

“Miếng cau khô” đại diện cho sự khô héo, mất đi sức sống. Khi mẹ già đi, hình dáng của bà cũng trở nên yếu đuối hơn, bởi cả một cuộc đời dành cho con cái. Từ “nâng” và “cầm” đã thể hiện được tình cảm mà con dành cho mẹ. Dù yêu thương và trân trọng mẹ bao nhiêu, con vẫn thấy xót xa không đáng có. Những cảm xúc dồn nén lại tuôn trào thành những giọt nước mắt.

“Ngẩng đầu hỏi giời
Sao mẹ già ta?
Không một lời đáp
Mây bay về xa.”

Câu hỏi tu từ không có lời hồi đáp, gửi lại sự cô đơn, hoang vắng. Không ai có thể trả lời được vì sao mẹ đã già đi, và không ai có thể ngăn cản được bánh xe thời gian vô tình quay vòng. Hình ảnh "mây bay về xa" cùng với mái tóc bạc của mẹ gắn bó với những đám mây trắng trên cao, làm nổi bật thêm sự xót xa và tiếc nuối. Như vậy, trong bài thơ "Mẹ" của Đỗ Trung Lai, nỗi đau xót xa và tình cảm sâu nặng của con trước nét già nua của mẹ trong thời gian qua đã được thể hiện rõ ràng.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 7 Cánh diều

    Xem thêm