Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

So sánh cụm từ ta với ta trong 2 bài thơ Qua đèo Ngang và Bạn đến chơi nhà

So sánh cụm từ "ta" với "ta" trong 2 bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan và Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến. Đây là một đề bài hay và cũng thường rất hay xuất hiện trong các đề thi học kì Văn 7 và các đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 7. Để giúp các em học sinh triển khai đề văn này, VnDoc giới thiệu các em các bài văn mẫu hay cho các em tham khảo, có thêm nhiều ý tưởng khi làm bài. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

So sánh cụm từ ta với ta trong 2 bài thơ Qua đèo ngang và Bạn đến chơi nhà ngắn nhất

Mẫu 1

* So sánh cụm từ ''ta với ta'' giữa 2 bài thơ:

- Giống nhau:

+ Là sự trùng lặp của 2 nhà thơ nổi tiếng. Một người là nữ sĩ tài sắc mang nặng niềm hoài cổ. Còn người kia là nhà thơ tiêu biểu của làng cảnh Việt Nam.

+ Đều là cụm từ dùng để kết thúc hai bài thơ.

- Khác nhau:

+ Hai câu kết của 2 bài thơ ''Bạn đến chơi nhà'' và ''Qua đèo Ngang'' của 2 tác giả đều đặt ở cuối bài nhưng về ý và tình hoàn toàn đối lập nhau.

+ Đối với Nguyễn Khuyến, cụm từ ''Ta với ta'' là sự bùng nổ về ý và tình trong việc tiếp bạn. Không cần phải có mâm cao, cỗ đầy, cao lương, mỹ vị mà giữa họ chỉ có 1 tấm lòng, một tình bạn chân thành, thắm thiết, tri âm, tri kỉ, thể hiện niềm vui trọn vẹn trong tâm hồn. ''Ta với ta'' là Bác, là Mình, tuy hai mà một. Họ đã đạt tới đỉnh cao của bữa tiệc tình bạn. Họ vui sướng sống trong tình bạn đẹp.

+ Còn với Bà Huyện Thanh Quan, cụm từ ''Ta với ta'' khắc sâu nỗi buồn của người khách li hương khi bà đứng trên đỉnh Đèo Ngang lúc chiều tà. ''Ta với ta'' chỉ một mình bà đối diện với chính lòng mình giữa không gian bao la, rộng lớn, mây, trời, non, nước. Bà cô đơn, trơ trọi hoàn toàn, không một ai sẻ chia.

mẫu 2

Cụm từ "ta với ta" trong bài thơ "Qua đèo Ngang "của Bà Huyện Thanh Quan là chỉ một mình tác giả với mảnh tình riêng. Là diễn tả nỗi cô đơn khi đối diện với chính mình. Trong khi đó, ở bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến, cụm từ này dùng để chỉ nhà thơ với người bạn của mình. Diễn tả niềm vui, tuy hai mà một trong ngày gặp lại. Đó là tình bạn tri kỉ, thân thiết gắn bó.

Mẫu 2

Trong bài “Qua Đèo Ngang” cụm từ “ta với ta” biểu hiện nổi cô đơn sâu sắc của nhà thơ, mang một nỗi niềm riêng, “Một mảnh tình riêng” giữa cảnh trời cao đất rộng, trước thiên nhiên hoang sơ, vắng vẻ. “Ta” ở đây chỉ cùng một người, chỉ chủ thể. Còn ”ta với ta” trong câu thơ của Nguyễn Khuyến là sự đồng cảm, đồng điệu của hai người bạn. “Ta” trong câu thơ này là mình cũng là bạn.

Mẫu 3

- Giống nhau: đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình

- Khác nhau:

Trong bài Bạn Đến Chơi nhà của Nguyễn Khuyến:

+ ta: tác giả (Nguyễn Khuyến)

+ ta: khách (bạn)

=> quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.

- Trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:

+ ta: đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan)

=> tâm trạng buồn, cô đơn. Chỉ một người, một tâm trạng.

Mẫu 4

Cụm từ "ta với ta":

+ Bà Huyện Thanh Quan: một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ.

+ Nguyễn Khuyến: tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự gặp gỡ giao lưu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.

Mẫu 5

Giống: Cụm từ "ta với ta" đều được đặt ở vị trí cuối bài.

Khác:

*Qua Đèo Ngang:

- Tuy hai mà một (tác giả đối diện với chính mình).

- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trước thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang.

*Bạn Đến Chơi Nhà:

- Tuy một mà hai (Chủ và khách).

- Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi.

So sánh cụm từ ta với ta trong 2 bài thơ Qua đèo ngang và Bạn đến chơi nhà đầy đủ

Bài tham khảo 1

Cả hai bài thơ “Qua đèo Ngang” và “Bạn đến chơi nhà” đều kết thúc bằng cụm từ “ta với ta”. Nhưng mỗi bài thơ lại mang một ý nghĩa riêng.

Trong bài “Qua Đèo Ngang” cụm từ “ta với ta” biểu hiện nỗi cô đơn sâu sắc của nhà thơ, mang một nỗi niềm riêng. “Một mảnh tình riêng” giữa cảnh trời cao đất rộng, trước thiên nhiên hoang sơ, vắng vẻ. “Ta” ở đây chỉ cùng một người, chỉ chủ thể trữ tình hay chính là tác giả. Còn “ta với ta” trong câu thơ của Nguyễn Khuyến là sự đồng cảm, đồng điệu của hai người bạn. “Ta” là tác giả, là người bạn hoặc cũng có thể là mình cũng là bạn.

“Ta với ta” của bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến là nhằm muốn diễn tả tình bạn đẹp đẽ, không màng đến vật chất:

“Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu nước cả, khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây ta với ta”

Khi mà nhà gặp phải cảnh nghèo khó mà bạn đến chơi. Không có gì để tiếp đãi bạn, đến miếng trầu là thứ giản dị nhất cũng không có. Cuối cùng chỉ có những câu trò chuyện giữa hai người bạn với nhau. Qua đó có thể thấy được tình bạn khăng khít của nhà thơ - một tình bạn tri âm, tri kỷ.

Ngược lại, trong bài thơ “Qua đèo Ngang” cụm từ ấy lại chỉ có một mình tác giả mà thôi.

“Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

Dừng chân đứng lại trời, non, nước,

Một mảnh tình riêng, ta với ta”

Chỉ với bốn câu thơ cuối đã thể hiện nỗi lòng của nhà thơ khi nhìn ở hiện tại chỉ còn một mình trong khoảng không gian lớn bao la. Bốn chữ "dừng chân nghỉ lại" cũng đã khiến người đọc cảm thấy da diết, bồn chồn đến não nề. Cảnh trời nước mênh mông, vô tận nhưng con người thì bé nhỏ khiến cho tác giả thấy mình lạc lõng và không một nơi bấu víu. Đất trời rộng lớn, tác giả chỉ cảm thấy còn "một mảnh tình riêng". Và cái mảnh tình con con ấy cũng chỉ có "ta với ta". Nỗi buồn dường như trở nên cực độ, buồn thấu tận tâm can, buồn nghiêng ngả trời đất. Một mình đối diện với chính mình khiến nhà thơ thấm thía sự cô đơn trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ. Nhưng nó cũng đã thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trước thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn đèo Ngang.

Chỉ với một cụm từ “ta với ta” nhưng đã khiến cho người đọc thấu hiểu được tâm trạng của hai nhà thơ.

Bài tham khảo 2

Bà Huyện Thanh Quan và Nguyễn Khuyến là hai nhà thơ lớn của dân tộc, đều làm quan dưới triều Nguyễn, nhưng trong hai thời kì, hai thế hệ cách xa nhau khoảng nửa thế kỉ. Bà Huyện Thanh Quan là một nữ sĩ hiếm có trong xã hội phong kiến. Nguyễn Khuyến là một bậc tài danh lừng lẫy: Tam nguyên Yên Đổ.

Hai bài thơ được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật; ba chữ "ta với ta" đều nằm cuối bài thơ, trong phần kết:

Dừng chân đứng lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta

Đầu trò tiếp khách trầu không có,
Bác đến chơi dây ta với ta

“Qua Đèo Ngang” tả cảnh con đèo lúc chiều tà và nói lên nỗi buồn của khách li hương; Bạn đến chơi nhà thể hiện một tình bạn tri kỉ, chân thành, quý mến. Do đó, về mặt ngôn ngữ tuy giống nhau, nhưng ý nghĩa và sắc thái biểu cảm hoàn toàn khác nhau.

Trời tối dần, người lữ khách đứng trên đỉnh Đèo Ngang vô cùng xúc động “dừng chân đứng lại”, bồn chồn trông xa, trông gần chỉ thấy “trời non nước” vũ trụ bao la mênh mông. Nỗi buồn thương nhớ gia đình quê hương tường như tan nát cả tấm lòng (một mảnh tình riêng) càng cảm thấy lẻ loi cô đơn. Ba chữ “ta với ta” là tiếng thở dài, tiếng than cực tả nỗi buồn cô đơn của khách li hương khi một mình đứng trên đỉnh Đèo Ngang trong khoảnh khắc hoàng hôn.

Ba chữ “ta với ta” trong bài thơ Nguyễn Khuyến lại có một ý vị riêng. Đã lâu, bạn già tâm giao mới đến chơi nhà. Vợ con đều đi vắng cả, chợ lại xa. Không có cơm gà cá gỏi để đãi bạn. Không có cải, cà, bầu, bí để tiếp khách.

Miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có. Mà chỉ có “ta với ta”. “Ta” là bác, “ta” là tôi, “ta” là cả bác với tôi, chan hòa trong một tình bạn tri âm tri kỉ, chân tình, kính mến và quý trọng. Ba chữ “ta với ta” biểu hiện một tình bạn đẹp của các nhà nho ngày xưa.

Qua đó, ta càng thấy rõ phải đặt ngôn ngữ thi ca vào văn cảnh, ngữ cảnh để cảm thụ. Và ta càng thấy rõ cá tính sáng tạo nghệ thuật của các thi sĩ chân tài.

Bài tham khảo 3

Trong bài “Qua Đèo Ngang” cụm từ “ta với ta” biểu hiện nổi cô đơn sâu sắc của nhà thơ,mang một nỗi niềm riêng, “ Một mảnh tình riêng” giữa cảnh trời cao đất rộng,trước thiên nhiên hoang sơ ,vắng vẻ . “Ta” ở đây chỉ cùng một người,chỉ chủ thể .Còn ”ta với ta” trong câu thơ của Nguyễn Khuyến là sự đồng cảm, đồng điệu của hai người bạn. “Ta” trong câu thơ này là mình cũng là bạn.

Ở hai bài thơ tác giả đã đặt ở cuối cùng của bài thơ. Ta với ta của bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến là giữa tác giả với người bạn của mình, khi mà người bạn đến nhà mình chơi mà:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Khi mà nhà gặp phải cảnh nghèo khó mà có bạn đến chơi nhà, đến miếng trầu là thứ giản dị nhất để tiếp bạn cũng không có. Cuối cùng chỉ có những câu trò chuyện giữa hai người bạn với nhau. Qua đó có thể thấy được tình bạn khăng khít của nhà thơ, họ có thể bỏ qua những thứ bên ngoài.

Nếu trong bài thơ Bạn đến chơi nhà ta với ta là có hai người thì trong bài Qua đèo ngang cụm từ ấy lại chỉ có một mình tác giả mà thôi.

“Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.”

Chỉ với bốn câu tơ cuối đã thể hiện lỗi lòng của nhà thơ khi nhìn ở hiện tại chỉ còn một mình trong khoảng không gian lớn bao la. Chỉ bốn chữ "dừng chân nghỉ lại" cũng đã khiến người đọc cảm thấy da diết, bồn chốn đến não nề. Cảnh trời nước mênh mông, vô tận nhưng con người thì bé nhỏ khiến cho tác giả thấy mình lạc lõng và không một nơi bấu víu. Đất trời rộng lớn, tác giả chỉ cảm thấy còn "một mảnh tình riêng". Và cái mảnh tình con con ấy cũng chỉ có "ta với ta". Nỗi buồn dường như trở nên cực độ, buồn thấu tận tâm can, buồn nghiêng ngả trời đất.

Cụm từ “ ta với ta của” bà Huyện Thanh Quan

“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.*
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.”

Khi chỉ là một cô gái một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ. Nhưng nó cũng đã thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trước thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang.

Trong bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến thì cụm từ ta với ta đó chính là tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự gặp gỡ giao lưu của một đôi bạn tri âm tri kỉ. Ngoài ra nó còn thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi.

Hai bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến và bài thơ "Qua đèo ngang" của Bà Huyện Thanh Quan đều kết thúc bằng cụm từ "ta với ta", đều thể hiện trực tiếp tâm trạng, cảm xúc của chủ thể trữ tình, đều gợi mở dư ba cho người đọc, nhưng chúng có điểm khác nhau:

Trong bài "Qua Đèo Ngang", 2 từ "ta" nhưng chỉ một người, một tâm trạng. Đó chính là Bà Huyện với cái bóng của bà. Cùng nỗi cô đơn không biết sẻ cùng ai. Giữa cảnh trời mây non nước hùng vĩ nơi Đèo Ngang, nỗi nhớ nước thương nhà của nữ sĩ càng thêm khắc khoải và thấm thía.

Trong bài "Bạn đến chơi nhà", 2 từ "ta" chỉ 2 người là Nguyễn Khuyến và ông bạn già đang cùng chung một tâm trạng mừng vui vì lâu mới gặp nhau, chung tâm sự u ẩn của những ông quan ghen ghét chốn quan trường từ quan về ở ẩn nhưng trong lòng vẫn lo cho đất nước. Nhưng dù sao nó cũng không chỉ nỗi cô đơn buồn như của Bà Huyện, nó thoáng một chút buồn nhưng dù sao nó cũng có chút niềm vui gặp mặt của một tình bạn đẹp...

..........................................

Trên đây là bản tham khảo ngắn gọn và đầy đủ cho đề bài So sánh cụm từ "ta với ta" trong 2 bài thơ Qua đèo Ngang và Bạn đến chơi nhà. Chắc hẳn thông qua tài liệu này, các em học sinh đã nắm được sự khác nhau cơ bản giữa cụm từ "ta và ta" trong hai bài thơ trên. Hy vọng với tài liệu trên, cùng với cách hành văn của mình, các em sẽ dễ dàng xây dựng bài viết hoàn chỉnh và đủ ý. Chúc các em học tốt.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7 và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
86
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 7 Cánh diều

    Xem thêm