Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Mùa xuân xứ Bắc qua ngòi bút của nhà văn Vũ Bằng trong tác phẩm Mùa xuân của tôi

Mùa xuân xứ Bắc qua ngòi bút của nhà văn Vũ Bằng trong tác phẩm Mùa xuân của tôi lớp 7

Mùa xuân xứ Bắc qua ngòi bút của nhà văn Vũ Bằng trong tác phẩm Mùa xuân của tôi được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo chuẩn bị tốt kiến thức để học tốt môn Ngữ văn lớp 7 một cách dễ dàng nhất. Mời các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

Mùa xuân xứ Bắc qua ngòi bút của nhà văn Vũ Bằng trong tác phẩm Mùa xuân của tôi

Đề bài: Thông qua bức tranh mùa xuân trong “Mùa xuân của tôi“, em hãy trình bày cảm nhận về mùa xuân xứ Bắc qua ngòi bút của nhà văn Vũ Bằng trong tác phẩm Mùa xuân của tôi.

I. Dàn ý bài viết

1. Mở bài

Giới thiệu nhà văn Vũ Bằng và tác phẩm Mùa xuân của tôi: Tác phẩm “Mùa xuân của tôi” là đoạn mở đầu của chương một “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt”, mùa xuân trên đất Bắc đã được hiện lên rất rõ nét với nỗi nhớ da diết và tấm lòng trìu mến vô hạn của tác giả

2. Thân bài

- Tình yêu mùa xuân xứ Bắc của con người: Chỉ với ba câu văn đầu, tác giả đã khẳng định tính quy luật tự nhiên trong tình yêu mùa xuân của con người

- Cảnh sắc, không khí mùa xuân xứ Bắc: Chỉ bằng hai câu văn gợi tả, mọi “hồn vía” của cảnh vật mùa xuân đã được thu trọn vào: “Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu,…có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…” đặc biệt là hình ảnh “trời đất mang mang” cho thấy cảm nhận tinh tế của tác giả

- Cảm xúc con người trước mùa xuân: Vũ Bằng đã cụ thể hóa cảm xúc của con người trước mùa xuân bằng những phép so sánh: “nhựa sống trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai,…phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh”, “Y như những con vật nằm thu mình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra nhảy nhót kiếm ăn”…

– Nét riêng của mùa xuân sau rằm tháng Giêng: Tác giả còn miêu tả nét riêng của thiên nhiên và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng Giêng với những thay đổi, chuyển biến của không khí, đất trời, cỏ cây: “Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong,…”

3. Kết bài

Cảm nhận về mùa xuân xứ Bắc: Mùa xuân xứ Bắc qua ngòi bút của Vũ Bằng đã gói trọn và ôm cả những gì đẹp đẽ nhất, tinh túy nhất của thiên nhiên đất trời, vừa “niêm phong” cả cảnh sống đơn sơ mà thanh cao, êm đềm hạnh phúc của người Hà Thành

II. Bài tham khảo

Tác giả Vũ Bằng với tập tùy bút “Thương nhớ mười hai” đã tái hiện vô cùng sống động hình ảnh thiên nhiên và cuộc sống của con người Hà Nội, miền Bắc 12 tháng trong năm. Tác phẩm “Mùa xuân của tôi” là đoạn mở đầu của chương một “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt”, mùa xuân trên đất Bắc đã được hiện lên rất rõ nét với nỗi nhớ da diết và tấm lòng trìu mến vô hạn của tác giả.

Chỉ với ba câu văn đầu, tác giả đã khẳng định tính quy luật tự nhiên trong tình yêu mùa xuân của con người: “Tự nhiên là thế: ai cũng chuộng mùa xuân…; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân”. Các từ “chuộng”, “trìu mến”, “mê luyến” với cấp độ tăng dần đã nói lên những tình cảm ngày càng thắm thiết của con người đối với mùa xuân. Nét đặc biệt của bài tùy bút nằm ở chỗ, đây là mùa xuân của Hà Nội, của miền Bắc trong ký ức của một người con xa xứ. Quê hương ngoài Bắc nhưng tác giả lại đang phải sống trong vùng kiểm soát của Mỹ ngụy, chỉ biết hướng tâm hồn tìm về xứ Bắc.

Chỉ bằng hai câu văn gợi tả, mọi “hồn vía” của cảnh vật mùa xuân đã được thu trọn vào: “Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu,…có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…” đặc biệt là hình ảnh “trời đất mang mang” cho thấy cảm nhận tinh tế của tác giả. Có thể thấy, có nhiều hình ảnh mà ngày nay chúng ta không còn thấy nữa, nhưng đa phần khung cảnh vẫn thuộc về cảnh của mùa xuân muôn thuở, cả trong hiện tại và tương lai.

Qua lời văn dịu ngọt của tác giả, ta mới cảm nhận hết chất thơ mộng và huyền ảo của mùa xuân Hà Nội. Vũ Bằng đã cụ thể hóa cảm xúc của con người trước mùa xuân bằng những phép so sánh: “nhựa sống trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai,…phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh”, “Y như những con vật nằm thu mình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra nhảy nhót kiếm ăn”…

Cái tài của nhà văn là không hề nhắc đến Tết nhưng vẫn cho người đọc hình dung ra cảnh các gia đình đón Tết và không khí ngày Tết. Đó là ánh sáng đèn nến, hương thơm nhang trầm và bầu không khí đoàn tụ, sum vầy,… tất cả khiến con người ta ấm lòng đến lạ thường. Tác giả còn miêu tả nét riêng của thiên nhiên và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng Giêng với những thay đổi, chuyển biến của không khí, đất trời, cỏ cây: “Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong,…” Cuộc sống êm đềm thường nhật sau Tết khiến con người ta cảm thấy hụt hẫng: “Ấy là lúc thịt mỡ dưa hành đã hết…nhường chỗ cho cuộc sống êm đềm thường nhật”.

Mùa xuân xứ Bắc qua ngòi bút của Vũ Bằng đã gói trọn và ôm cả những gì đẹp đẽ nhất, tinh túy nhất của thiên nhiên đất trời, vừa “niêm phong” cả cảnh sống đơn sơ mà thanh cao, êm đềm hạnh phúc của người Hà Thành

...................................

Ngoài Mùa xuân xứ Bắc qua ngòi bút của nhà văn Vũ Bằng trong tác phẩm Mùa xuân của tôi, các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi, học kì 1 lớp 7, học kì 2 lớp 7 các môn Toán, Văn, Anh, , Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 7 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 7 Cánh diều

    Xem thêm