Dàn ý giải thích Mùa xuân là Tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
Dàn ý giải thích Mùa xuân là Tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp các bạn hoàn thành tốt bài văn mẫu lớp 7 số 6 đề 1 và học tốt Ngữ văn lớp 7. Mời các bạn tải và tham khảo
Lập dàn ý giải thích Mùa xuân là Tết trồng cây
- Dàn ý giải thích Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân mẫu 1
- Dàn ý Mùa xuân là Tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân mẫu 2
- Dàn ý giải thích câu nói Mùa xuân là Tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân mẫu 3
- Dàn ý giải thích câu nói của bác: Mùa xuân là Tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân mẫu 4
- Giải thích câu nói Mùa xuân là Tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
Dàn ý giải thích Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân mẫu 1
1. Mở bài: Giới thiệu câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Mùa xuân là Tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.
2. Thân bài:
a) Giải thích câu nói:
- Mùa xuân (1): mùa xuân của đất trời, mùa đầu tiên trong năm, có khí hậu ôn hòa giúp cây cối đâm chồi nảy lộc, giúp vạn vật phát triển mạnh mẽ
- Mùa xuân (2): đã được sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ, chỉ sự phát triển mạnh mẽ của đất nước vào mùa xuân (sau khi dành lại độc lập)
→ Khuyến khích mọi người trồng cây gây rừng khi mùa xuân đến để góp phần vào việc xây dựng và phát triển đất nước
b) Bàn luận
- Vì sao lại cần phải trồng cây:
- Bởi vì cây cối có vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cuộc sống của chúng ta (giúp tạo ra oxi, thanh lọc không khí, tạo bóng mát, cung cấp gỗ, dược liệu, bảo vệ đất, chống sạt lở, giảm bớt sự ảnh hưởng của thiên tai…)
- Rừng cây còn đóng vai trò quan trọng trong chiến lược chiến đấu của dân tộc ta và bị tổn hại nhiều trong chiến tranh nên cần phục hồi lại
- Việc trồng cây còn có thể hiểu là một sự xây dựng, phát triển mới, chỉ việc gây dựng lại đất nước từ đầu khi chiến tranh vừa kết thúc ở mọi mặt
- Nên trồng cây như thế nào để làm được như Bác Hồ mong mỏi:
- Có sự đầu tư, nghiên cứu, để tìm ra các giống cây phù hợp với điều kiện thiên nhiên và nhu cầu của người dân
- Trồng cây và chăm sóc nó để cây có thể phát triển lâu dài, đóng góp cho cuộc sống
- Xem việc trồng cây là vấn đề cần quan tâm, trồng bất kì lúc nào chứ không phải chỉ chờ mùa xuân đến thì mới trồng
c) Mở rộng vấn đề
- Phê phán những người không quan tâm đến lời dạy của Bác, chỉ biết khai thác, hưởng thụ chứ không chịu trồng, chăm sóc và bảo vệ cây cối
- Phê phán những người phá hoại, khai thác rừng, cây đến kiệt quệ, không có kế hoạch cụ thể
d) Liên hệ bản thân
- Em đã từng trồng cây chưa? Nhân dịp gì?
- Em đã từng làm gì góp phần bảo vệ rừng chưa?
3. Kết bài: Suy nghĩ, đánh giá của em về câu nói của Bác: “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.
Dàn ý Mùa xuân là Tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân mẫu 2
1. Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu về hai câu thơ “Mùa xuân là Tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
2. Thân bài
a. Giải thích
- Xuân(1) là chỉ mùa xuân của đất trời, mùa đầu tiên trong năm, giúp cho vạn vật sinh sôi, nảy nở
- Xuân(2) là chỉ sức sống, nhựa sống, sự tươi mới - sự phát triển
→ Bác Hồ khuyên nhủ chúng ta nên trồng thêm nhiều cây xanh, để giúp đất nước thêm tươi đẹp, tràn đầy sức sống, ngày càng phát triển
b. Bàn luận
- Vì sao Bác Hồ lại phát động Tết trồng cây?
- Rừng cây - thiên nhiên có vai trò, giá trị vô cùng quan trọng đối với cuộc sống, sinh hoạt của chúng ta
- Diện tích rừng nước ta giảm đáng kể sau cuộc chiến tranh trường kì, lượng đất trống đồi trọc rất lớn
- Vì sao việc trồng cây gây rừng lại giúp đất nước thêm tươi đẹp, phát triển? - Tác dụng, lợi ích của việc trồng cây:
- Rừng cây giúp thanh lọc không khí, giảm thiểu ô nhiễm không khí
- Rừng góp phần giảm bớt sự phá hoại của thiên tai
- Rừng cung cấp nguồn tài nguyên lớn
- Rừng là nơi nghỉ dưỡng, du lịch…
- Cần phải làm gì để trồng cây có hiệu quả, thực hiện đúng theo lời dạy của Bác:
- Nghiên cứu kĩ địa hình, khí hậu rồi mới chọn loại cây thích hợp để trồng
- Chăm sóc, quan tâm đến sự phát triển của cây chứ không chỉ trồng để đối phó
- Trồng liên tục và bền bỉ theo thời gian, chứ không chỉ theo phong trào, chỉ vào dịp Tết
- Dẫn chứng cụ thể:
- Bác Hồ làm gương thường xuyên trồng cây, chăm sóc cây cối dù công việc bận rộn
- Người dân cả nước tham gia phong trào trồng cây gây rừng đông đảo và hiệu quả
- Diện tích đất trống được phủ xanh ngày càng tăng
- Người dân ngày càng có ý thức hơn trong việc trồng và bảo vệ rừng…
c. Mở rộng vấn đề
- Hiện nay, phong trào trồng cây theo lời dạy của Bác vẫn được thực hiện tốt và rộng rãi
- Tuy nhiên, một bộ phận vẫn còn thái độ thờ ơ, không quan tâm, chỉ biết chặt phá chưa chưa biết trồng cây - cần thay đổi
d. Liên hệ bản thân
- Là một học sinh, em sẽ:
- Tham gia các hoạt động trồng cây do trường, tiểu khu… tổ chức
- Biết yêu quý, chăm sóc cây cối
- Không tham gia phá hoại, sử dụng đồ dùng từ gỗ quý
- Tuyên truyền về lời dạy của Bác…
3. Kết bài
- Suy nghĩ, đánh giá của em về hai câu thơ “Mùa xuân là Tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.
Dàn ý giải thích câu nói Mùa xuân là Tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân mẫu 3
1. Mở bài
- Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm đến mọi mặt của đời sống xã hội. Người có nhiều lời khuyên thấm thía với nhân dân.
- Câu: “Mùa xuân là tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân” là lời Bác phát động Tết trồng cây năm 1960.
2. Thân bài
a. Bác Hồ khuyên chúng ta điều gì qua dòng thơ?
- Giải thích câu nói của Bác
- Từ “xuân” ở câu thứ nhất: Chỉ mùa bắt đầu của một năm
- Từ “xuân” ở câu thứ hai: Sức sống, vẻ tươi đẹp.
→ Với câu nói đầy hình ảnh đó, Bác khuyên mọi người hãy tích cực trồng cây. Việc trồng cây sẽ làm cho đất nước tươi đẹp hơn. Bác đã phát động Tết trồng cây.
- Dẫn chứng:
- Bản thân Bác đã rất gương mẫu trong việc trồng cây: Nơi Bác ở có nhiều cây do chính tay Bác trồng; Bác trồng nhiều cây kỉ niệm: Những cây đa Bác trồng ở công viên Thống Nhất, đồi cây Vật Lại ở Đông Anh đã tỏa bóng mát sum sê.
- Việc trồng cây đã trở thành phong trào, phong tục đẹp từ khi Bác phát động vào đầu thập kỉ sáu mươi của thế kỉ XX.
- Lời dạy của Bác mang ý nghĩa thuần phong mĩ tục và thời đại
b. Vì sao ta phải tham gia phong trào trồng cây?
- Trồng cây tạo ra quang cảnh đẹp hơn: Những công viên cây xanh, nơi nghỉ ngơi thư giãn của mọi người sau những ngày làm việc vất vả.
- Cây xanh tạo cảnh quan kiến trúc thơ mộng, tôn vẻ đẹp của nơi ở.
- Trồng cây làm cho môi trường sống tốt đẹp hơn:
- Môi trường sống hiện nay bị ô nhiễm. Tích cực trồng cây sẽ làm trong sạch môi trường.
- Cây xanh có tác dụng: Điều hòa không khí, chống lũ, bảo vệ đất, chống xói mòn.
- Trồng cây mang lại lợi ích phát triển kinh tế: rừng cao su, thông; vườn cây, hoa quả…
- Trồng cây giúp ngăn chặn lũ lụt
c. Làm gì để thực hiện lời dạy của Bác?
- Tích cực trồng cây, giữ gìn rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn
- Chăm sóc và bảo vệ cây xanh nơi em sinh sống
- Bảo vệ rừng, chống phá hoại rừng xanh
3. Kết bài
- Nhấn mạnh ý nghĩa của Tết trồng cây.
- Suy nghĩ về lời dạy của Bác
Dàn ý giải thích câu nói của bác: Mùa xuân là Tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân mẫu 4
1. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề: Mùa xuân rất đẹp…
- Nêu giới hạn vấn đề: Vì thế Bác phát động phong trào trồng cây…
2. Thân Bài
a. Giải thích sơ lược vấn đề
- Mùa xuân:…Tết:…
- Càng xuân: Hiểu như thế nào?
b. Vì sao tham gia phong trào trồng cây này?
Vì:
- Cây xanh là lá phổi của thiên nhiên nó giúp ta điều hoà không khí như hút khí CO2 nhả khí O2…
- Ngăn chặn lũ lụt
- Tô điểm màu xanh cho đất nước thêm đẹp
c. Làm như thế nào để thực hiện lời dạy của Bác
- Chống phá hoại rừng xanh
- Chăm sóc và bảo vệ cây xanh nơi em sinh sống…
- Giữ gìn rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn
3. Kết bài
- Thực hịên lời dạy của Bác mùa xuân nào nhân dân ta cũng trồng cây đầu xuân…
- Bản thân em ý thức như thế nào?
- Tham gia nhiệt tình việc trồng cây ở nhà, ở trường…
Giải thích câu nói Mùa xuân là Tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
>> Tham khảo: Mùa xuân là Tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân - Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì qua hai dòng thơ ấy
---------------------------------------------------------
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các em 4 mẫu dàn ý cho bài viết Dàn ý giải thích Mùa xuân là Tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các em hiểu hơn về ý nghĩa câu thơữ này, đồng thời nắm được các ý chính để biết cách xây dựng cho mình bài viết hoàn chỉnh, đầy đủ ý để đạt điểm cao trong các bài làm văn của mình. Chúc các em học tốt.
Ngoài ra, các bạn học sinh còn có thể tham khảo: đề thi học kì 1 lớp 7, học kì 2 lớp 7 các môn Toán, Văn, Soạn bài lớp 7, Soạn Văn Lớp 7 (ngắn nhất) mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 7 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 7 để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 7.
Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan:
- Bài văn mẫu lớp 7 số 6 đề 4: Giá trị của lời nói qua câu: Lời nói chẳng mất tiền mua - Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Bài văn mẫu lớp 7 số 6 đề 5: Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi
- Bài văn mẫu lớp 7 số 6 đề 1: Giải thích lời khuyên của Bác Hồ qua 2 dòng thơ về Tết trồng cây
- Bài văn mẫu lớp 7 số 6 đề 2: Suy nghĩ về câu: Nhiễu điều phủ lấy giá gương - Người trong một nước phải thương nhau cùng
- Bài văn mẫu lớp 7 số 6 đề 3: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công