Trường em tổ chức một cuộc thi giải thích các câu tục ngữ

Để bổ sung kiến thức về Ngữ văn và nâng cao kỹ năng viết văn cho các bạn học sinh VnDoc chia sẻ cho các bạn bài Văn mẫu lớp 7: Trường em tổ chức một cuộc thi giải thích các câu tục ngữ. Để tham gia cuộc thi đó, em hãy chọn một câu tục ngữ mình tâm đắc và giải thích nó. Đây cũng là nguồn tài liệu phong phú hỗ trợ cho các bạn học sinh học tốt Ngữ văn lớp 7. Mời các bạn cùng tham khảo.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 7 mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 7.

Dàn ý giải thích các câu tục ngữ

Dàn ý giải thích câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên

1. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ cần giải thích “Không thầy đố mày làm nên”.

2. Thân bài:

a) Giải thích nội dung câu tục ngữ:

  • “không thầy”: không có người thầy dạy dỗ, truyền đạt kiến thức, chỉ bảo tận tình
  • “làm nên”: thành công, đạt được những thành tựu nhất định, chinh phục được các mục tiêu, lý tưởng của mình và xã hội

→ Câu tục ngữ khẳng định vai trò và ý nghĩa quan trọng không thể thiếu của những người thầy đối với sự thành công của mỗi con người

b) Bàn luận vấn đề:

- Vai trò của người thầy:

  • Thầy cô truyền dạy những kiến thức, kinh nghiệm sống đã được tích lũy
  • Thầy cô chỉ bảo chúng ta những điều hay lẽ phải, dẫn dắt chúng ta lên con đường đúng đắn, tránh xa những thứ sai trái
  • Thầy cô đưa ra những lời khuyên, góp ý hữu ích trong những tình huống quyết định

- Thái độ, tình cảm nên (cần) có của người học trò đối với người thầy:

  • Kính yêu, tôn trọng, kính trọng, yêu thương, biết ơn, tự hào
  • Dẫn chứng: các hoạt động tôn vinh và biết ơn dành cho người thầy vào ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11

c) Mở rộng vấn đề:

  • Phê phán những cá nhân chưa biết quý trọng những kiến thức, bài học, kinh nghiệm được thầy cô chỉ dạy, mà ham chơi, lười học
  • Phê phán những người thầy, người cô chưa làm tròn trách nhiệm của mình, dạy học không tận tâm
  • Phê phán những người học trò không biết yêu quý, kính trọng người thầy của mình

d) Bài học cá nhân

  • Em đã học được gì từ những người thầy của mình?
  • Em có thái độ, hành động như thế nào đối với những người thầy của mình?

3. Kết bài: Suy nghĩ, đánh giá của em dành cho câu tục ngữ vừa giải thích “Không thầy đố mày làm nên”

Dàn ý giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

a. Mở bài

  • Dẫn dắt, giới thiệu câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

b. Thân bài

- Giải thích:

  • Mực ẩn dụ cho những gì xấu xa, đen tối
  • Đèn ẩn dụ cho những gì tốt đẹp, lương thiện

→ Câu tục ngữ nói về mối liên hệ giữa con người và hoàn cảnh sống: con người dễ bị đồng hóa bởi môi trường và hoàn cảnh sống (nếu môi trường tốt thì con người sẽ tốt, hoàn thiện theo và ngược lại)

- Bàn luận về vấn đề (lấy dẫn chứng cụ thể):

  • Nếu ta thường xuyên tiếp xúc thân thiết với môi trường gồm những người lương thiện, có phẩm chất tốt, sống văn minh, thì ta cũng sẽ theo đó mà hoàn thiện bản thân, trở nên tốt hơn.
  • Nếu ta thường xuyên tiếp xúc, quan hệ với môi trường nhiều người xấu, thì sẽ trở nên tha hóa giống như vậy

- Ý nghĩa: Câu nói khẳng định tầm quan trọng của môi trường sống đối với con người, chúng ta cần lựa chọn cẩn thận môi trường sống cũng như bạn bè của mình.

- Mặt trái của vấn đề:

  • Phê phán những người không biết lựa chọn bạn bè, môi trường sống phù hợp với mình
  • Câu nói hiện nay không còn hoàn toàn đúng, bởi nếu ta có đủ chính kiến, bản lĩnh để giữ vững tâm mình thì sẽ không bị hoàn cảnh đồng hóa.
  • Ngược lại, đôi khi người có phẩm chất xấu xa, đến môi trường gồm những người lương thiện có thể đồng hóa ngược lại môi trường.

- Bài học cá nhân:

  • Em sẽ lựa chọn môi trường, bạn bè phù hợp với bản thân mình
  • Luôn giữ vững tư tưởng, lập trường của mình để không bị thay đổi, đồng hóa với môi trường xấu

c. Kết bài

  • Cảm nghĩ của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

Dàn ý giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim

a. Mở bài

  • Dẫn dắt, giới thiệu câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim

b. Thân bài

- Giải thích:

  • Nghĩa đen: kiên trì bền bỉ mài một thanh sắt thì sẽ có ngày có được một cây kim
  • Nghĩa bóng: khi con người kiên trì, cố gắng làm một việc đến cùng thì sẽ có ngày đạt được thành công

→ Nội dung: Bàn về lòng kiên trì, quyết tâm của con người

- Bàn luận vấn đề:

  • Lòng kiên trì, kiên nhẫn là gì?
  • Lòng kiên trì, quyết tâm được thể hiện qua cách nghĩ, cách hành động như thế nào? (lấy dẫn chứng cụ thể)
  • Vai trò, giá trị của lòng kiên trì, quyết tâm đối với bản thân chúng ta và xã hội.

- Mặt trái của vấn đề:

  • Nếu con người thiếu đi sự kiên trì và quyết tâm thì sẽ như thế nào?
  • Một bộ phận người đặt sự kiên trì, quyết tâm vào mục tiêu mù quáng, không thực tế dẫn đến không thể đạt được mục tiêu, ảnh hưởng đến bản thân, gia đình

- Liên hệ bản thân em

  • Em đã có sự kiên trì và quyết tâm cao chưa?
  • Nó được thể hiện qua điều gì?
  • Em sẽ làm gì để rèn luyện, nâng cao sự kiên trì, quyết tâm của bản thân trong cuộc sống.

c. Kết bài

  • Cảm nghĩ của em về câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Dàn ý giải thích câu tục ngữ Thương người như thể thương thân

a. Mở bài

  • Truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam lấy chữ nhân làm gốc.
  • Một trong những nét đẹp của phẩm giá là tình thương yêu con người và đức vị tha.
  • Ông bà, cha mẹ thường khuyên nhủ con cháu: Thương người như thể thương thân.

b. Thân bài

- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.

  • Thân là bản thân. Thương thân là thương mình, khi cảm nhận nỗi khổ của mình khi đói không cơm, lạnh không áo, ốm không thuốc.
  • Thương người: người là người xung quanh. Thương người là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ.
  • Thương người như thể thương thân: ta yêu quý bản thân mình như thế nào thì mình phải thương người khác như thế. Nếu đã từng trải qua đau khổ, bệnh tật, túng thiếu,... thì khi thấy người khác lâm vào cảnh ấy, ta hãy cảm thông, giúp đỡ, quan tâm tới họ như đối với chính bản thân ta.

- Tác dụng của câu tục ngữ:

  • Là lời nhắc nhở phải biết Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình.
  • Phải biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
  • Cội nguồn của tình yêu thương là lòng nhân ái

- Chứng minh nội dung câu tục ngữ:

  • Một cá nhân không thể sống tách rời cộng đồng gia đình, xã hội, nhất là lúc cơ nhỡ, khó khăn (từ đoạn này bắt đầu lấy dẫn chứng cụ thể qua sách báo, phim ảnh,.... mà bạn biết)
    Mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh là mối quan hệ hữu cơ, khăng khít. Mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy (Tiếp tục đưa ra dẫn chứng)
  • Hiện nay, phong trào từ thiện được nhân rộng khắp đất nước. Đó là biểu hiện cụ thể của truyền thống nhân ái và đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

c. Kết bài

  • Tình giai cấp, nghĩa đồng bào là yếu tố quan trọng hành đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
  • Tinh thần tương thân tương ái là nét đẹp nổi bật trong bản sắc của dân tộc ta. Trong thời đại mới, tinh thần ấy nâng cao, mở rộng thành tình yêu nhân loại.

Dàn ý giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn

a. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ, ý nghĩa

b. Thân bài:

- Giải thích

+ Nghĩa đen:

  • Uống nước là sự thừa hưởng thành quả lao động hoặc đấu tranh cách mạng của người khác, của thế hệ đi trước
  • Nguồn là nơi xuất phát của nguồn nước-người tại ra thành quả

+ Nghĩa bóng: con người khi được hưởng thụ thành quả phải biết ơn, nhớ ơn, đền ơn xứng đáng đối với những người đã tạo dựng, đem lại thành quả

- Phân tích:

  • Trong thiên nhiên, xã hội, không có hiện tượng nào là không có nguồn gốc. Tương tự trong cuộc sống không có thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên
  • Khi hưởng thành quả cần phải biết ơn, đền ơn người tạo ra thành quả.
  • Lòng biết ơn giúp ta gằn bó với gia đình, với tập thể, với cộng đồng tạo nên một xã hội thân ái, đoàn kết.
  • Con người sống thiếu lòng biết ơn, không có hành động đền ơn, người ấy sẽ trở nên ích kỉ, vô trách nhiệm- bị xã hội lên án.
  • Nhớ nguồn không chỉ bằng lí thuyết không khẩu hiệu xuồng mà phải được thể hiện qua hành động, việc làm cụ thể.
  • Cần biết giữ gìn, bảo vệ thành quả người đi trước tạo ra
  • Mỗi người cần phải có ý thức góp phần tạo nên thành quả chung để làm phong phú thành quả của dân tộc, của đất nước, của nhân loại
  • Đặc biệt cần có ý thức, hành động thiết thực để đền ơn đáp nghĩa cho những người có công lao với đất nước

3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề

Dàn ý giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công

Trường em tổ chức một cuộc thi giải thích các câu tục ngữ

a. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “thất bại là mẹ thành công”

Trong cuộc sống mỗi chúng ta có ai chưa từng thất bại. Những thất bạn dù nhỏ hay lớn đều có một tác động rất lớn đến mỗi con người. Có người đã không thể tự đứng lên sau vấp ngã. Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ phải bỏ cuộc, thất bạn là gì mà đã làm bao người chán nản. Vậy để có những thành công đó hay vượt qua những thất bại ấy ta phải làm những gì?. Để khuyên chúng ta có động lực sau những lần thất bại để có được những thành công ông bà ta đã có câu “thất bại là mẹ thành công”. Chúng ta cùng đi tìm hiểu câu tục ngữ này.

b. Thân bài

- Giải thích câu tục ngữ “thất bại là mẹ thành công”

+ Nghĩa đen

  • Thất bại là những lần vấp ngã, khó khăn trong công việc và cuộc sống là những công việc ta vạch định không đạt được kết quả như mong muốn.
  • Thành công là đạt được những kết quả đạt được theo ý ta muốn, và công việc đó được hoàn thành tốt đẹp, xuất sắc.
  • Mẹ: mẹ là người đã sinh ra, đã tạo nên con, vậy để có những thành công cần phải có thất bại.

+ Nghĩa bóng câu tục ngữ “thất bại là mẹ thành công”

  • Mỗi người chúng ta ai cũng từng trải qua thất bại một lần. Vượt qua thất bại như thế nào mới là cách tốt, nhưng thất bại thường có hai loại người và hai phản ứng khác nhau:
  • Có người bỏ cuộc như một con chim trúng tên thì tất yếu phải sợ cung
  • Có những người quyết tâm để đạt được thành công. Khi thất bại họ đem vấn đề ra mổ xẻ, phân tích, tìm nguyên nhân để tiếp tục công việc của mình. Và đó là những người có những kinh nghiệm lớn, thành công lớn.

- Tại sao “thất bại là mẹ thành công”?

  • Sự mâu thuẫn của câu nói, “thành công” hoàn toàn trái ngược với “thất bại”.
  • Nguyên nhân: vì sau khi mỗi lần thất bại ta sẽ tìm được nguyên nhân dẫn đến sai sót của công việc, giúp ta có kinh nghiệm và giúp ta tránh được những sai lầm và bước tiếp đến thành công.

- Tác động của thất bại

  • Đối với người dễ nản chí
  • Đối với người có ý chí

- Dẫn chứng:

  • Lúc nhỏ ta tập xe, sau mỗi lần té đau là ta sẽ biết đi
  • Nhà bác học Edison đã thất bại hang ngàn lần trước khi ông sang tạo ra chiếc bóng đèn.

c. Kết bài

  • Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề
  • Từ những phân tích rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

Giải thích các câu tục ngữ lớp 7

Tham khảo các bài văn mẫu tại đây:

Bài tham khảo:

Cuộc sống có muôn vàn khó khăn và gian nan vất vả mỗi người chúng ta cần phải cố gắng vượt qua nó và làm nên những điều có giá trị và ý nghĩa nhất, khi chúng ta vấp ngã không nên nản chí mà hãy đứng dạy và tiếp tục cố gắng bởi đúng như câu tục ngữ này đã nói: “thất bại là mẹ thành công”.

Câu tục ngữ trên đã nhắc nhở mỗi chúng ta khi thất bại không nên nản chí mà hãy tiếp tục phấn đấu để chinh phục được nó, nghĩa đen của nó nói lên thất bại là mẹ của thành công, qua nghĩa đen muốn thể hiện đó là thất bại là người mẹ, thành công là người con, muốn thành công thì cần có người mẹ thất bại để ra nó. Nhưng ý nghĩa của câu nói này để lại cho chúng ta vô cùng to lớn và mang ý nghĩa quan trọng đang nhắc nhở chúng ta cần phải có thái độ sống tốt và đúng đắn hơn, cuộc đời phúc tạp và vô cùng khó khăn chính vì vậy thất bại là nền tảng là động lực để chúng ta cố gắng vượt qua tất cả.

Truyền thống quý báu này đã xuất hiện từ xưa đến nay nó như một lời nhắc nhở mỗi chúng ta cần phải có thái độ đúng đắn trước những giông tố của cuộc sống. Cuộc sống của chúng ta vô cùng phức tạp và để làm được điều mà chúng ta đã hàng mơ ước, thì chúng ta cần phải làm nên được những điều có giá trị cần thiết và nó có ý nghĩa mạnh mẽ nhất đối với mỗi con người, trong cuộc sống của chúng ta có biết bao nhiêu thử thách luôn đang dành giật và ập đến mỗi ngày, nhưng chúng ta biết đứng vững trên đôi chân của mình, vượt qua mọi thử thách và khó khăn thì chúng ta mới cảm nhận được những điều tuyệt vời và có ý nghĩa nhất mà cuộc sống này đem tặng cho mỗi người, những giá trị niềm tin và sức sống của mỗi người đã được thể hiện một cách mạnh mẽ và có giá trị nhất, trong cuộc đời của mỗi con người giá trị về niềm tin và sự vững chắc bước trên đôi chân của mình ngày phải được cải thiện và nó sẽ phát triển mạnh mẽ và có ý nghĩa hơn.

Những giá trị đó không chỉ làm cho chúng ta có niềm tin hơn về chính cuộc sống này, mà nó đem lại những điều tốt lành và tuyệt vời nhất, như những lúc chúng ta cảm thấy mệt mỏi vì nhiều chuyện trong cuộc sống quá phức tạp chúng ta thường nản chí, và bị hoang mang trước những điều đó, nhưng rồi, phải cố gắng vượt qua được nó chúng ta mới cảm thấy cuộc đời của mình có ý nghĩa hơn, khi chúng ta đặt ra niềm tin và những điều có giá trị vào trong chính cuộc đời này, thì điều đó góp phần nên những điều tuyệt vời nhất. Nó là động lực cho chúng ta cố gắng, là nguồn cổ vũ tinh thần cho mỗi chúng ta, bởi không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền đào núi và lấp biển quyết chí ắt làm nên, chúng ta phải làm nên được tất cả những điều có giá trị và ý nghĩa trong cuộc sống có như vậy cuộc đời của mình mới thực sự có ý nghĩa và chúng ta trở thành những con người mạnh mẽ và có giá trị hơn.

Mỗi ngày chúng ta nên rèn luyện những điều tốt lành nhất cho chính bản thân mình, từ đó làm nên những điều vô cùng lớn lao và nó để lại những bài học to lớn cho mỗi người, những giá trị niềm tin và những động lực bước qua mọi khó khăn mà thử thách đang bao vây trong cuộc đời của mình, bước qua những khó khăn đó chúng ta cảm thấy cuộc đời của mình mạnh mẽ và chúng ta trở thành những con người kiên trì. “Trên bước đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng” quả đúng như vậy trên con đường thành công chúng ta cần phải bỏ thời gian công sức để rèn luyện từ đó tạo dựng cho mình nền tảng vững chắc để dám đối mặt với vô vàn những gian nan vất vả đang bủa vây chính mình.

Những điều tưởng chừng như nhỏ bé nhưng nếu chúng ta biết rèn luyện và tạo cho mình nhiều thói quen tốt hơn thì cuộc sống này sẽ chứa chan những điều vô cùng có ý nghĩa và nó có nhiều giá trị nhất, cuộc sống của mỗi chúng ta sẽ ngày càng được nâng cao và cải thiện nhiều hơn. Câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng nó đã để lại cho con người những bài học quý giá và cần thiết nhất, khi bước trên đường đời họ không cảm thấy bỡ ngỡ và khi gặp khó khăn họ không hề sợ bị thất bại, bởi thất bại chính là mẹ thành công, thất bại sẽ để lại cho họ những bài học kinh nghiệm quý báu để họ không bao giờ mắc phải nó nữa.

Trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều người luôn luôn kiên trì vượt qua mọi thử thách của cuộc sống nhưng lại có những người khi gặp khó khăn họ nản chí, và thất bại làm cho họ không muốn tiếp tục cố gắng nữa đây là những con người không kiên trì.

Chúng ta cần phải rèn luyện bản thân mình nhiều hơn, và không sợ thất bại bởi thất bại chính là động lực và nền tảng để chúng ta tiếp tục cố gắng để chinh phục những khó khăn và thử thách đang đặt ra trước mắt mình.

---------------------------------------------------------------------------

Ngoài Trường em tổ chức một cuộc thi giải thích các câu tục ngữ. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 7 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 7 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt.

Tài liệu tham khảo:

Đánh giá bài viết
23 23.927
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 7 Cánh diều

    Xem thêm