Cạnh tranh và các yếu tố của cạnh tranh ảnh hưởng đến giá bán

VnDoc xin giới thiệu bài Cạnh tranh và các yếu tố của cạnh tranh ảnh hưởng đến giá bán được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Cạnh tranh và các yếu tố của cạnh tranh ảnh hưởng đến giá bán

1. Cạnh tranh

Trong việc xác định hoặc thay đổi giá, doanh nghiệp cần thiết phải xem xét mức độ cạnh tranh, và cạnh tranh sẽ tác động như thế nào tới giá bán của sản phẩm. Đầu tiên, nhà quản trị marketing cần phải xem xét những yếu tố như sau:

- Số lượng đối thủ cạnh tranh.

- Quy mô của các đối thủ cạnh tranh.

- Khu vực có đối thủ cạnh tranh.

- Các điều kiện để ra nhập ngành công nghiệp.

- Mức độ phụ thuộc dọc của các đối thủ cạnh tranh

- Số lượng sản phẩm được các đối thủ cạnh tranh bán.

- Cơ cấu giá của đối thủ cạnh tranh.

Các phản ứng trong lịch sử của các đối thủ cạnh tranh với những thay đổi về giá

Những yếu tố này giúp cho việc xác định giá bán của doanh nghiệp nên ở mức độ nào, ngang bằng, thấp hơn hay cao hơn giá bán của đối thủ cạnh tranh. Định giá một sản phẩm từ mức giá của đối thủ cạnh tranh (ví dụ như giá trung bình được ngành kinh doanh lập ra) được gọi là "định giá theo giá hiện hành" (going rate pricing) và nó rất thông dụng đối với các sản phẩm có tính đồng nhất, vì lẽ phương pháp này thể hiện một sự hiểu biết chung của ngành kinh doanh và không phá vỡ sự hài hòa của ngành đó.

Doanh nghiệp định giá bán ngang bằng với giá cạnh tranh trong trường hợp hình thái thị trường của nó là độc quyền nhóm, sản phẩm không có sự khác biệt với sản phẩm cạnh tranh như thép, giấy... và doanh nghiệp muốn định vị ngang bằng với đối thủ cạnh tranh hay hoàn toàn đi theo người dẫn đầu thị trường.

Doanh nghiệp cũng có thể định giá bán thấp hơn giá của đối thủ cạnh tranh. Ví dụ về định giá dưới mức giá của người cạnh tranh đó là định giá trong đấu thầu khi mà doanh nghiệp tiến hành đấu thầu trực tiếp với các đối thủ cạnh tranh để giành được các hợp đồng dự án. Mặc dù chi phí và lợi nhuận ban đầu có thể tính được, doanh nghiệp phải cố gắng để định giá đấu thầu sao cho thấp hơn các đối thủ cạnh tranh để đạt được hợp đồng công việc. Khi khách hàng nhạy cảm với giá và doanh nghiệp muốn thu hút khách hàng bằng giá, họ cũng nên định giá thấp hơn giá của đối thủ cạnh tranh một chút. Đương nhiên, nếu mức chênh lệch thấp hơn giá của đối thủ cạnh tranh quá nhiều có thể gây nên chiến tranh về giá.

Doanh nghiệp, ngược lại, cũng có thể định giá cao hơn giá của đối thủ cạnh tranh bởi vì sản phẩm của nó có chất lượng siêu hạng, có sự khác biệt với sản phẩm cạnh tranh và được khách hàng chấp nhận hoặc bởi vì hãng là người dẫn đầu về giá trong ngành kinh doanh.

Phương pháp xác định giá từ mức giá của đối thủ cạnh tranh được các doanh nghiệp sử dụng rất phổ biến khi khó xác định chi phí, không có thông tin về giá trị cảm nhận của khách hàng hay phản ứng của đối thủ cạnh tranh không chắc chắn. Khi các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh định giá theo phương pháp này sẽ đảm bảo sự ổn định về giá trên thị trường.

Các hình thái thị trường ở đó có các mức độ cạnh tranh khác nhau từ độc quyền đơn phương, độc quyền nhóm, cạnh tranh có tính độc quyền và cạnh tranh thuần túy cũng là căn cứ quan trọng để quyết định giá. Trên mỗi hình thái thị trường này đòi hỏi doanh nghiệp phải có cách thức quyết định giá khác nhau.

2. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến giá bán

Có rất nhiều yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến giá bao gồm cả những yếu tố mà các nhà quản trị Marketing không thể kiểm soát được như luật thuế và các luật lệ khác của chính phủ.

Chính phủ có thể trực tiếp định giá cho một số sản phẩm và dịch vụ nhất định. Những ngành dịch vụ công cộng và những sản phẩm độc quyền, quan trọng của nền kinh tế thường do nhà nước trực tiếp quyết định giá bán. Chính phủ cũng ban hành giá chuẩn, giá giới hạn để khống chế mức giá của một số ngành quan trọng. Luật thuế và các mức thuế suất cũng ảnh hưởng lớn đến quyết định giá. Tất nhiên, đối với hầu hết các nhà quản trị Marketing, các luật lệ của chính phủ cần phải được xem xét đầu tiên khi quyết định giá. Danh sách dưới đây tổng hợp một số điều luật quan trọng trong việc định giá phổ biến ở nhiều nước. Tất nhiên bởi vì hầu hết các nhà quản trị Marketing không được đào tạo như các luật sư, nên họ thường kiếm một sự tư vấn luật pháp khi phát triển chiến lược giá để đảm bảo sự phù hợp với luật pháp và quy định của chính quyền. Cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Việc cố định giá thực chất là không hợp pháp. Những người bán không được có bất kỳ cam kết nào với (a) những đối thủ cạnh tranh, hoặc (b) những người phân phối liên quan tới mức giá cuối cùng của hàng hóa. Ví dụ, Mỹ có đạo luật cấm cố định giá, coi đó như là một hành động kinh doanh không bình đẳng.

- Các thủ đoạn định giá dối trá là bị cấm. Một ví dụ về định giá dối trá là định giá hàng hóa với một giá cao bất thường sau đó lại chỉ yêu cầu trả giá bán thấp hơn, được sử dụng để lôi kéo khách hàng thích sự giảm giá lớn

- Giá phân biệt làm hạn chế sự cạnh tranh hoặc dường như làm thiệt hại đến sự cạnh tranh là bị cấm. Giá phân biệt thực chất là không trái luật nhưng người bán không thể định giá cho người mua những giá khác nhau đối với những sản phẩm giống nhau nếu như ảnh hưởng của lượng bán này có thể làm tổn thương sự cạnh tranh. Sự phân biệt giá có thể được điều chỉnh một cánh hợp pháp dựa trên các nền tảng nhất định, đặc biệt là nêu sự phân biệt giá phản ánh sự khác biệt về chi phí. Điều này đặc biệt đúng đối với sự giảm giá theo số lượng.

- Định giá xúc tiến như là quảng cáo hợp tác, và giá ưu đãi cho nhà phân phối về bản chất là không hợp pháp, nhưng nếu như người bán chấp nhận các khoản tiền trợ cấp quảng cáo, dịch vụ hàng hóa, hàng hóa không phải trả tiền, hay là những chiết khấu xúc tiến đặc biệt đối với khách hàng, thì chúng phải được thực hiện với những điều kiện cân xứng nhau.

- Định giá bán thấp hơn chi phí sản xuất trung bình của ngành trong thời gian dài để lôi kéo khách hàng của các đối thủ cạnh tranh (bán phá giá) làm phá sản các đối thủ cạnh tranh bị coi là vi phạm pháp luật.

Các yếu tố thuộc môi trường marketing cũng đều có ảnh hưởng đến các quyết định giá ở những mức độ khác nhau. Các yếu tố kinh tế như lạm phát, suy thoái, lãi suất, tỷ giá... ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định giá vì chúng tác động đến chi phí sản xuất và sức mua của người tiêu dùng.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Cạnh tranh và các yếu tố của cạnh tranh ảnh hưởng đến giá bán về khái niệm và đặc điểm của cạnh tranh và các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến giá bán...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Cạnh tranh và các yếu tố của cạnh tranh ảnh hưởng đến giá bán. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 881
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm