Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi ôn thi môn Kinh tế vi mô - Chương 1

Câu hỏi môn Kinh tế vi mô - Chương 1 có đáp án

Kinh tế học vi mô là một ngành chủ yếu của kinh tế học. Bộ Câu hỏi ôn thi môn Kinh tế vi mô - Chương 1 sẽ giúp cho các bạn có thêm tài liệu tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho kì thi kết thúc học phần của mình. Chúc các bạn ôn thi thật tốt.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu 1: Kinh tế học là gì? Phân loại kinh tế học ?

Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu cách thức mà con người và xã hội lựa chọn sử dụng các nguồn lực khan hiếm cho nhiều mục đích khác nhau để sản xuất hàng hóa, dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của con người.

Câu 2: Phân loại Kinh tế học? Nội dung của từng loại ?

Dựa vào nội dung nghiên cứu

  • Kinh tế học vi mô là môn khoa học nghiên cứu hành vi và cách thức ra quyết định của 3 thành viên của nền kinh tế là người sản xuất, người tiêu dùng và chính phủ.
  • Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu các vấn đề kinh tế tổng thể của một nền kinh tế như vấn đề tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp… Kinh tế vĩ mô quan tâm đến mục tiêu kinh tế của cả nền kinh tế hay của cả một quốc gia và tìm cách nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Dựa vào phương pháp nghiên cứu

  • Kinh tế học thực chứng liên quan đến cách lý giải khoa học, các vấn đề mang tính nhân quả và thường liên quan đến các câu hỏi như: Đó là gì? Tại sao lại như vậy? Điều gì xảy ra nếu…
  • Kinh tế học chuẩn tắc liên quan đến việc đánh giá chủ quan của các cá nhân. Nó liên quan đến các câu hỏi như: Điều gì nên xảy ra? Cần phải như thế nào?...

Câu 3: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu của kinh tế vi mô là gì?

Đối tượng nghiên cứu của kinh tế học vi mô là hành vi và cách thức ra quyết định của 3 thành viên của nền kinh tế (người sản xuất, hộ gia đình và chính phủ).

Nội dung nghiên cứu

  • Cầu, cung;
  • Hệ số co giãn và ý nghĩa của các loại co giãn đó;
  • Lý thuyết hành vi người tiêu dùng;
  • Lý thuyết hành vi người sản xuất;
  • Thị trường cạnh tranh và độc quyền;
  • Thị trường sức lao động;
  • Sự trục trặc của kinh tế thị trường và vai trò điều tiết của Chính phủ.

Phương pháp nghiên cứu

  • Phương pháp mô hình hóa;
  • Phương pháp so sánh tĩnh (Ceteris Paribus);
  • Phương pháp phân tích cận biên (phương pháp phân tích lợi ích – chi phí).

Câu 4: Nguồn lưc là gì? Hàng hóa là gì?

Nguồn lực (resources) là các yếu tố đầu vào được sử dụng để sản xuất ra hàng hoá phục vụ nhu cầu của con người, bao gồm: Đất đai, Lao động, Vốn, Khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.

Hàng hoá là những sản phẩm, phương tiện, công cụ thoả mãn nhu cầu con người. Chúng ta có các loại hàng hóa hữu hình, vô hình.

Câu 5: Các loại cơ chế Kinh tế?

Cơ chế kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản của nền tế và theo đó tác động trực tiếp đến trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Có 3 loại cơ chế kinh tế là:

  • Cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung (hay còn gọi là cơ chế mệnh lệnh);
  • Cơ chế kinh tế thị trường;
  • Và cơ chế kinh tế hỗn hợp.

Câu 6: Đặc điểm của cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung là gì?

Đặc điểm:

  • Đối với câu hỏi “cái gì?”: Nhà nước sẽ quyết định sản xuất cái gì, sản lượng bao nhiêu và giao chỉ tiêu pháp lệnh cho các doanh nghiệp Nhà nước.
  • Đối với câu hỏi “như thế nào?”: Nhà nước sẽ quyết định công nghệ và phân phối vốn, kỹ thuật máy móc công nghệ cho các doanh nghiệp.
  • Đối với câu hỏi “cho ai?”: Nhà nước sử dụng chế độ phân phối bằng hiện vật và tem phiếu theo cơ chế giá bao cấp.

Câu 7: Trình bày ưu và nhược điểm của Cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung?

Ưu điểm:

  • Việc quản lý được thống nhất tập trung;
  • Hạn chế được phân hóa giàu - nghèo và bất công xã hội.
  • Cho phép tập trung mọi nguồn lực để giải quyết được nhu cầu công cộng của xã hội

Nhược điểm :

  • Nảy sinh cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, không thúc đẩy sản xuất phát triển;
  • Sản xuất không dựa trên cơ sở thị trường, sử dụng phương thức phân phối bình quân, triệt tiêu động lực phát triển;
  • Phân phối và sử dụng nguồn lực kém hiệu quả, cấp trên can thiệp quá sâu vào công việc của cấp dưới, cấp dưới ỷ lại chờ cấp trên.

Câu 8: Đặc điểm của cơ chế kinh tế Thị trường là gì?

Đặc điểm:

  • Nền kinh tế thị trường giải quyết 3 vấn đề kinh tế cơ bản đều thông qua hoạt động của quan hệ cung cầu trên thị trường. Nền kinh tế thị trường tôn trọng các hoạt động của thị trường, quy luật của sản xuất và lưu thông hàng hóa;
  • Trong kinh tế thị trường, giá thị trường do quan hệ cung cầu quyết định và có vai trò quyết định trong quá trình lựa chọn và ra quyết định sản xuất; lý thuyết “bàn tay vô hình” của Adam Smith sẽ điều tiết nền kinh tế vì lợi ích của toàn xã hội.

Câu 9: Ưu và nhược điểm của kinh tế thị trường?

Ưu điểm:

  • Cơ chế kinh tế thị trường rất rõ ràng thông qua các hoạt động cạnh tranh trên thị trường;
  • Các nhà sản xuất tìm mọi cách để phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế để theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận;
  • Người tiêu dùng được tự do thỏa mãn tối đa hóa lợi ích của mình dựa trên giới hạn nguồn lực của mình.

Nhược điểm:

  • Phân phối thu nhập không công bằng;
  • Có thể gây ra khủng hoảng kinh tế;
  • Vì động cơ lợi nhuận nên dẫn đến ô nhiễm môi trường, bất công xãhội, thất nghiệp...
  • VD: Hồng Kông là thị trường có nền kinh tế thị trường tự do nhất. Nhưng đến năm 2005, khi dịch SARS bùng nổ thì chính phủ Hồng Kông đã can thiệp vào nền kinh tế nên không còn nước nào theo cơ chế kinh tế thị trường thuần túy.

Câu 10: Trình bày đặc điểm của cơ chế kinh tế Hỗn hợp? Ưu điểm của nó?

Đặc điểm: Duy trì cơ chế thị trường kết hợp với sự điều tiết của Nhà nước.

Ưu điểm: Phát huy được các ưu điểm và khắc phục được các nhược điểm của hai cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung và cơ chế thị trường.

Câu 11: Bản chất của sự lựa chọn kinh tế tối ưu là gì?

  • Bản chất của sự lựa chọn: là cách thức các thành viên kinh tế sử dụng các nguồn lực như lao động, đất đai và vốn để đạt được hiệu quả cao nhất và tránh được những sự lãng phí hay tổn thất.
  • Sự lựa chọn kinh tế xuất phát từ một thực tế đó là sự khan hiếm các nguồn lực. Các quốc gia, các doanh nghiệp và các hộ gia đình đều có một số nguồn lực nhất định như lao động, đất đai, vốn.
  • Sự lựa chọn có thể thực hiện được là vì: một nguồn lực khan hiếm có thể sử dụng vào mục đích này hay mục đích khác.

Câu 12: Phương pháp lựa chọn nền kinh tế tối ưu?

Bất cứ sự lựa chọn kinh tế nào cũng liên quan đến hai vấn đề cơ bản đó là chi phí lựa chọn và ích lợi của sự lựa chọn. Phương pháp phân tích cận biên sẽ giúp chúng ta hiểu được cách thức lựa chọn của các thành viên kinh tế.

Đối với hành vi của người tiêu dùng cần giải phương trình hàm trừu tượng: f (U) = TU - TC => max.

Đối với hành vi của người sản xuất cần giải phương trình hàm trừu tượng: f (∏) = TR - TC => max.

----------------------

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Câu hỏi ôn thi môn Kinh tế vi mô - Chương 1. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm