Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi ôn thi môn Kinh tế vi mô - Chương 2

Câu hỏi môn Kinh tế vi mô - Chương 2 có đáp án

Kinh tế học vi mô là một ngành chủ yếu của kinh tế học. Bộ Câu hỏi ôn thi môn Kinh tế vi mô - Chương 2 sẽ giúp cho các bạn có thêm tài liệu tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho kì thi kết thúc học phần của mình. Chúc các bạn ôn thi thật tốt.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu 1: Cầu và Lượng cầu là gì?

Cầu là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà tiêu dùng có mong muốn mua và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định với giả định các nhân tố khác không đổi (ceteris paribus)

Lượng cầu Là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng có mong muốn mua và có khả năng mua tại mỗi mức giá xác định trong một thời gian nhất định với giả định các nhân tố khác không đổi.

Câu 2: Phân biệt cầu cá nhân và cầu thị trường?

Cầu cá nhân Là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà một cá nhân mong muốn mua và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định với giả định các nhân tố khác không đổi.

Cầu thị trường Là tổng lượng cầu của các cá nhân tại các mức giá. Khi cộng lượng cầu cá nhân ở mỗi mức giá, chúng ta có lượng cầu thị trường tại mỗi mức giá.

Câu 3: Các công cụ biểu diễn diễn Cầu?

Biểu cầu (Demand schedule)

Đường cầu (Demand curve)

Hàm cầu (Demand function)

  • QD = aP + b (a < 0)
  • P = cQD + d (c < 0)

Dạng tổng quát: QD = f (Px, Py, I, T, E, N)

Câu 4: Giá cả của hàng hóa ảnh hưởng tới Cầu như thế nào?

Giá cả của hàng hóa có liên quan (PY)

  • Hàng hóa thay thế (Substitutes goods): A và B là hai hàng hóa thay thế nếu việc tiêu dùng hàng hóa này có thể được thay bằng việc tiêu dùng hàng hóa kia nhưng vẫn giữ nguyên mục đích sử dụng ban đầu
  • PTT ↑ → QTT ↓ →QNC ↑ PTT ↓ → QTT ↑ →QNC ↓

→ Giá cả hàng hóa thay thế và cầu hàng hóa đang nghiên cứu có mối quan hệ tỷ lệ thuận

  • Hàng hóa bổ sung (Complement goods): Avà B là hai hàng hóa bổ sung nếu việc tiêu dùng A phải đi kèm với việc tiêu dùng B nhằm đảm bảo giá trị sử dụng của hai hàng hóa
  • PBS ↑ → QBS ↓ →QNC ↓ PBS↓ → QBS ↑ →QNC ↑

→ Giá cả hàng hóa bổ sung và cầu hàng hóa đang nghiên cứu có mối quan hệ tỷ lệ nghịch

Câu 5: Thị hiếu ảnh hưởng tới cầu như thế nào?

Thị hiếu là sở thích hay sự quan tâm của một nhóm người về loại hàng hoá dịch vụ nào đó mà có ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng của người tiêu dùng;

Thị hiếu xác định chủng loại hàng hoá mà người tiêu dùng muốn mua;

Thị hiếu phụ thuộc vào các nhân tố:

  • Tập quán tiêu dùng;
  • Tâm lý lứa tuổi;
  • Giới tính;
  • Tôn giáo.

Câu 6: Kỳ vọng ảnh hưởng tới cầu như thế nào?

Kỳ vọng là những dự đoán của người tiêu dùng về diễn biến của thị trường trong tương lai có ảnh hưởng đến cầu hiện tại.

Nếu các kỳ vọng thuận lợi đối với người tiêu dùng thì lượng cầu hiện tại sẽ giảm, đường cầu dịch chuyển sang trái và ngược lại.

Câu 7: Các nhân tố ảnh hưởng tới Cầu?

Giá cả của hàng hóa có liên quan (PY)

Thu nhập

Thị hiếu (Taste - T)

Kỳ vọng (Expectation of customers - E)

Số lượng người tiêu dùng (Number of customers - N)

Câu 8: Phân biệt sự di chuyển và dịch chuyển của đường cầu?

Sự di chuyển (movement): PX - biến nội sinh

Sự dịch chuyển (shift): Các nhân tố còn lại – biến ngoại sinh

Câu hỏi ôn thi môn Kinh tế vi mô - Chương 2

Câu 9: Cung là gì? Lượng cung là gì?

Cung là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người sản xuất sẵn sàng bán và có khả năng bán tại các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định với giả định các nhân tố khác không đổi (ceteris paribus).

Lượng cung Là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người sản xuất sẵn sàng bán và có khả năng bán tại mỗi mức giá xác định trong một thời gian nhất định với giả định các nhân tố khác không đổi.

Câu 10: Cân bằng thị trường là gì? Phương pháp xác định trạng thái cân bằng thị trường?

Cân bằng thị trường là trạng thái mà tại đó lượng cung vừa đủ thoả mãn lượng cầu, do đó mà không có sức ép làm thay đổi giá. Tại mức giá này, lượng cung và lượng cầu bằng nhau. Phương pháp xác định

  • Ghép biểu cầu và biểu cung
  • Giao điểm giữa đường cầu và đường cung
  • Giải hệ phương trình cầu cung { => E(PE, QE)

Câu hỏi ôn thi môn Kinh tế vi mô - Chương 2

----------------------

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Câu hỏi ôn thi môn Kinh tế vi mô - Chương 2. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm