Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi ôn thi môn Lịch sử văn minh thế giới - Chương 1

Câu hỏi ôn thi môn Lịch sử văn minh thế giới - Chương 1 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn ôn tập và củng cố kiến thức môn học một cách tốt hơn và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu 1: Cơ sở hình thành nền văn minh Ai Cập ?

Địa hình Ai Cập được chia làm hai khu vực rõ rệt là thượng và hạ Ai Cập. Thượng Ai Cập là dãy thung lũng dài và hẹp, có nhiều núi đá; hạ Ai Cập là vùng châu thổ đồng bằng sông Nile. Lãnh thổ Ai Cập hầu như bị đóng kín, phía Tây giáp sa mạc Libi, phía Đông là Hồng Hải, phía Bắc là Địa Trung Hải, phía Nam giáp sa mạc Nubi và Êtiôpia.

Cách đây khoảng 12.000 năm, trên lưu vực châu thổ sông Nile, đã có những nhóm người sinh sống. Cư dân Ai Cập cổ bao gôm các bộ lạc từ Đông Bắc châu Phi và Tây Á đến. Họ quần tụ lại cùng tồn tại và trở thành chủ nhân của nền văn minh rực rỡ ở phương Đông - văn minh Ai Cập

Sông Nile là một trong những con sông lớn nhất thế giới (6.700km), phần chảy qua Ai Cập là 700km. Sông Nile có nguồn nước giàu phù sa, bồi đắp nên những vùng đất màu mỡ... Lưu vực sông còn có một quần thể thực vật phong phú, đặc biệt là cây Papyrut. Sông Nile còn cung cấp một lượng thủy sản phong phú và là huyết mạch giao thông quan trọng. Vì vậy có thể coi Ai Cập chính là “tặng vật của sông Nile”...

Câu 2: Sơ lược các thời kỳ lịch sử Ai Cập ?

Lịch sử Ai Cập có thể chia 5 thời kỳ với sự tồn tại của 30 vương triều:

  • Thời kỳ tạo vương quốc (3200-3000 năm TCN)
  • Thời kỳ cổ vương quốc (3000-2200 TCN)
  • Thời kỳ trung vương quốc (2200-1570 TCN)
  • Thời kỳ tân vương quốc (1570-1100 TCN)
  • Thời kỳ hậu vương quốc (1100-31 TCN)

Ai Cập trở thành một tỉnh thuộc địa của đế quốc La Mã (31TCN - 177 SCN)

Câu 3: Trình bày trình độ phát triển Kinh tế-Xã hội của nền Văn Minh Ai Cập ?

1. Trình độ phát triển kinh tế

Nông nghiệp: trồng trọt ngũ cốc, nho và cây ăn quả, chăn nuôi. Công cụ sản xuất bằng kim loại, dùng bò để kéo cày. Mở rộng và củng cố các công trình thủy lợi.

Thủ công nghiệp sớm phát triển thành các nghề làm đồ da, đồ gốm, dệt, thuộc da, chế tạo thủy tinh, đóng thuyền, ướp xác, rèn đồ kim loại, chế tạo vũ khí.

2. Tổ chức nhà nước và sự phân hóa xã hội -

Nhà nước Ai Cập cổ đại theo chế độ quân chủ chuyên chế, vua (Pharaon) được thành thánh hóa, đứng đầu nhà nước và tôn giáo, nắm cả vương quyền và thần quyền.

Xã hội: Tầng lớp thống trị là giai cấp chủ nô (vua, quý tộc, tăng lữ) nắm quyền lực kinh tế, chính trị và có địa vị ưu đãi, có quyền sở hữu nhiều ruộng đất và nô lệ. Những người bị trị bao gồm: nông dân, thợ thủ công, nô lệ.

Câu 4: Những thành tựu văn minh về Tín Ngưỡng ?

Sùng bái động vật:

Người Ai Cập từ xã xưa đã thờ cúng rất nhiều thần. Mỗi bộ lạc có thần riêng, đó là những con vật gần gũi với người, biểu tượng cho sự tươi tốt, sinh sản và mạnh mẽ như: thần Bò Cái, thần Chim Ưng, thần Diều Hâu, thần Ong…

Đến thời kì quốc gia thống nhất: ngoài các thần địa phương còn xuất hiện thần chính của các trung tâm lớn. Người Ai Cập thờ thần Ra, thánh Ptah (thần sáng tạo vũ trụ và con người), thần Amon, thần Osiris, ...

Trong đó thần Osiris được thờ cúng phổ biến nhất. Hằng năm, lễ cúng thần Osiris được tổ chức kéo dài 28 ngày với lễ cày ruộng, lễ gieo hạt.

Người Ai Cập tin rằng linh hồn là bất tử, việc chôn cất thi hài gắn liền với quan niệm hồn và xác. Chính vì vậy, khi con người chết đi, cần phải giữ lại xác đó.

Câu 5: Những thành tựu về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của nền Văn Minh Ai Cập ?

Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi,Ai Cập thời cổ đại đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc và điêu khắc như kim tự tháp, các thành phố cổ và đền đài, tạo dựng các Pharaon, thần linh và cột đá.

Kim tự tháp là thành tựu nổi bật nhất của kiến trúc Ai Cập cổ đại. Cho đến nay, người ta đã phát hiện được 138 kim tự tháp, chủ yếu là khu vực ở phía Bắc Ai Cập gần thủ đô Cairô nằm ở phía Tây sông Nile

Điêu khắc, người Ai Cập cũng đạt trình độ cao, đặc biệt là khắc tượng Spinx (Nhân sư) ở tháp Kêphren, đầu người mình sư tử, cao 20m, dài 46m.

Các công trình kim tự tháp, điêu khắc, kiến trúc đều là kết quả của quá trình la động và đỉnh cao sáng tạo của con người ở lưu vực sông Nile.

Câu 6: Điều kiện tự nhiên và dân cư của nền văn minh Lưỡng Hà ?

- Cùng với niên đại hình thành nền văn minh Ai Cập, ở khu vực Tây Á, có nhiều quốc gia cổ xuất hiện như Lưỡng Hà, Babylon, Axiri, Phênêxi, Palextin... Trong đó, Lưỡng Hà có trình độ phát triển về các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa cao hơn cả.

- Lưỡng Hà nằm trên lưu vực hai con sông: sông Tigrơ và Ơphơrat, phía Bắc của Lưỡng Hà ngăn cách với các bộ lạc người phương Bắc, bởi đường biên giới tự nhiên là dãy núi Acmênia, phía Tây là sa mạc Xiri, phía Đông giáp Ba Tư và phía Nam là vịnh Ba Tư.

- Lưỡng Hà là một đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu. Sông Tigrơ và Ơphơrat hàng năm trữ nước tưới mát cho dải đất mênh mông này… Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, nông nghiệp phát triển, cư dân biết dùng bò để cày ruộng, làm đồ gốm bằng bàn xoay, làm hệ thống thủy nông tưới nước cho đồng ruộng.

- Đây còn là điệu kiện thuận lợi cho sự thiên di, cư tụ của cộng đồng dân cư. Cư dân đầu tiên đến định cư ở Lưỡng Hà là người Xume (đến vào thiên niên kỉ IV) và người Xêmít (đến muộn hơn vào đầu thiên niên kỉ III). Ngoài ra còn có những bộ lạc xung quanh di cư đến. Qua hàng ngàn năm lịch sử, họ đã cùng lao động, đấu tranh, xây dựng nên một quốc gia mạnh nhất Tây Á

Câu 7: Sơ lược lịch sử phát triển của văn minh Lưỡng Hà ?

Trải qua nhiều bước thăng trầm của lịch sử, bước phát triển của văn minh Lưỡng Hà khác hẳn với văn minh Ai Cập, có thể khái quát thành các giai đoạn chính sau đây.

  • Thời kì xuất hiện các quốc gia cổ Xume và Atcat
  • Thời kì vương quốc cổ Babylon
  • Thời kì vương quốc Tân Babylon

Câu 8: Trình độ kinh tế và chế độ chính trị của nền văn minh Lưỡng Hà ?

* Trình độ kinh tế

  • Nền tảng kinh tế của Lưỡng Hà là nông nghiệp và chăn nuôi…
  • Nghề thủ công phát triển mạnh: dệt, đồ da, rèn, đóng thuyền, chế tạo vũ khí.
  • Thương nghiệp khá phát triển, Babylon sớm trở thành trung tâm thương mại cho cả vùng Tây Á

* Chế độ chính trị và Bộ luật Hamurabi

- Chế độ chính trị:

Ngay khi mới ra đời nhà nước của người Xume được tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế. Đến thời kì vương quốc Babylon thì chế độ chính trị được hoàn thiện, đặc biệt dưới vương triều Hamurabi. Triều Hamurabi đã soạn thảo bộ luật Hamurabi với 282 điều được khắc trên đá bazan cao 2,25m, rộng 2m.

- Bộ luật Hamurabi gồm 3 phần: phần mở đầu nội dung và kết luận

  • Quy định hình phạt về các tội vu cáo, trộm cắp, gây thương tích hay làm chết người và những hành vi gây rối loạn trong xã hội
  • Quy định về quyền lợi của những người đóng góp nghĩa vụ quân sự, trong đó đề cập đến tù binh hoặc người không hoàn thành nhiệm vụ quân đội.
  • Quy định về thu sản phẩm của các thành phần dân cư trong xã hội, trong đó chú trọng đến những người canh tác ruộng đất công.
  • Quy định về vay nợ và không trả nợ.
  • Quy định về buôn bán.
  • Quy định về hôn nhân và gia đình trong đó nói tới quyền thừa kế tài sản.
    Ngoài ra còn có những quy định về xử phạt, mức trả công cho người chữa bệnh, thuê mướn...

Câu 9: Điều kiện tự nhiên và dân cư củ nền văn minh Ả Rập ?

* Điều kiện tự nhiên:

Ả rập nằm ở phía tây của vùng cận đông, với 3 vùng địa hình khá rõ rệt:

- Vùng ven biển Hồng Hải, là khu vực thuộc đế chế La mã xưa kia, có nhiều thành phố buôn bán sầm uất: Méc ca, Ya sơ rip, …

- Miền ven biển phía Nam (ngày nay là Yemen), có nhiều đồng cỏ tươi tốt, với nguồn nước thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi đại gia súc.

- Khu vực sâu trong bán đảo thỉnh thoảng có những sa ốc, là những trạm dừng chân của các đoàn buôn, còn cư dân ở đây thì chở hàng hay dẫn đường thuê…
Biên giới Ả rập tuy khắc nghiệt nhưng không hiểm trở, Ả rập lại nằm ở ngã ba giao lưu đông Tây do đó có điều kiện tiếp xúc với các nền văn minh xung quanh.

- Ả rập không nhiều khoáng sản, nhưng bù lại , do buôn bán rộng rãi, hơn nữa trong qua trình phát triển do bành trướng mạnh mẽ về lãnh thổ nên có điều kiện bổ sung nhiều tài nguyên khoáng sản phục vụ cho việc phát triển kinh tế. Tóm lại. Ả rập có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng một nền văn minh toàn diện phong phú, lại ra đời muộn do đó có thể kế thừa nhiều thành tựu của các nền văn minh.

* Dân cư:

- Tộc người Xêmít (vốn là dân du mục trên sa mạc), khi tràn xuống đây đã thích nghi với điều kiện sống, nên nhanh chóng phát triển, họ giỏi về buôn bán và đi chinh phục.

- Cư dân Ả rập theo tập quán tín ngưỡng đa thần, đặc biệt tại các thành phố, có nhiều vị thần do thương nhân các nơi mang đến, do vậy đám tăng lữ sống rất giàu có. Thành phố Mécca là điển hình nhất, nhưng ở đây có một một đền thờ chung của cả bộ lạc.

- Vào thế kỷ VII, do vị trí giao thương quan trọng mà Ả rập trở thành nơi tranh chấp của Ba tư, và Thổ nhĩ kỳ liên tục. Yêu cầu thông nhất bán đảo, chống quân xâm lược Ba tư đã được đặt ra cấp bách.

- Năm 610 Mô-ha-mét đã bắt đầu truyền bá đạo Hồi thờ Thánh Ala, chủ trương thành lập đạo quân Thánh chiến chống xâm lược thống nhất đất nước. Nhiều bộ lạc trong các sa ốc, quý tộc các thành phố cũng bắt đầu hưởng ứng đông đảo. Sự thành lập nhà nước Ả rập thống nhất đã trở thành hiện thực, trong hoàn cảnh đó quý tộc Méc ca đề nghị thương lượng với Mô-ha-met về việc hợp nhất. Kết quả là năm 630, nhà nước Ả rập thống nhất đã ra đời. Ả rập bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ

Câu 10: Quá trình lịch sử của nền văn minh Ả Rập?

- Từ thế kỷ VII-VIII: là thời kỳ củng cố và hoàn thiện nhà nước, đấy là thời kỳ Ả rập thu nhận các thành tựu văn minh từ bên ngoài vào, hay còn gọi là thời kỳ biên dịch.

- Từ thế kỷ IX-XIII: là thời kỳ Ả rập phát triển lên đến đỉnh cao, lãnh thổ vắt qua 3 châu Á-Âu-Phi, nền kinh tế hết sức phát triển, Đạo hồi truyền bá rộng rãi, về phương diện văn minh, là thời kỳ Ả rập kế thừa và ra sức sáng tạo những thành tựu văn minh.

- Năm 1258 Ả rập bị Mông cổ chinh phục, nền văn minh Ả rập tàn lụi.

-------------------------

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Câu hỏi ôn thi môn Lịch sử văn minh thế giới - Chương 1. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm