Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi ôn thi môn Lịch sử văn minh thế giới - Chương 3

Câu hỏi ôn thi môn Lịch sử văn minh thế giới - Chương 3 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn ôn tập và củng cố kiến thức môn học một cách tốt hơn và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu 1: Điều kiện tự nhiên và dân cư của nền Văn minh Trung Quốc ?

Nền văn minh Trung Hoa xuất hiện trên hai lưu vục sông: Hoàng Hà (5464km) và Trường Giang (5800km), với những đồng bằng rộng lớn: Hoa bắc, Hoa trung và Hoa nam màu mỡ rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, trồng dâu nuôi tằm dệt ra một thứ tơ lụa tuyệt hảo. Ở đây cũng có thứ đất sét trắng để làm nên đồ gốm sứ gắn liền với tên nước Trung Hoa từ thời kỳ cổ đại. Hệ sinh vật cũng vô cùng phong phú với hàng ngàn cây làm thuốc quý, và vô vàn những động vật quý hiếm. Trung Quốc cổ cũng rất giàu khoáng sản cần thiết cho việc phát triển những ngành nghề thủ công đa dạng.

Cư dân: không phải là một dân tộc thuần nhất và duy nhất mà là sự kết hợp của nhiều giống người khác nhau. Cư dân đầu tiên đến vùng Hoàng Hà là hai bộ lạc Hạ và Thương. Hạ không phải là dân bản địa mà là những bộ tộc du mục thuộc giống Mông Cổ. Đến giữa thế kỉ XI TCN, giữa hai bộ tộc Hạ và Thương có sự đồng hóa, đưa đến sự ra đời của một bộ tộc thống nhất được gọi là Hoa Hạ. Trong khi đó ở lưu vực sông Trường Giang là địa bàn cư trú của các bộ tộc được gọi là Man, Di, hoàn toàn khác cư dân vùng Hoàng Hà từ nguồn gốc tới ngôn ngữ, nghệ thuật, phong tục tập quán...

Để có được sức mạnh trong quá trình trị thủy, chống ngoại xâm, và không ngừng mở rộng lãnh thổ cương vực, cư dân cổ Trung Hoa cần có tính thống nhất cao trong cộng đồng, và xây dựng bộ máy chính quyền chuyên chế tập trung quyền lực cao độ, nhà nước cổ đại Trung Hoa đã sớm xuất hiện vào khoảng thiên niên kỷ III TCN.

Câu 2: Sơ lược đôi nét lịch sử của nền văn minh Trung Quốc ?

Vào thiên niên kỉ III TCN, Trung Quốc bước vào thời kì tan rã của công xã nguyên thủy và là thời kì quá độ chuyển sang xã hội có giai cấp và nhà nước. Đây là thời kì hình thành bộ lạc lớn mạnh do Đường, Nghiêu, Ngu Thuấn, Hạ Vũ kế tiếp nhau làm thủ lĩnh.

Kể từ khi nhà Hạ ra đời (khoảng thế kỉ XXI TCN) đến khi triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc bị lật đổ bởi cuộc CMTS Tân Hợi (1911), văn minh Trung Quốc đã trải qua hai thời kì lớn:

Thời kì chiếm hữu nô lệ (sự ra đời của nhà Hạ và Thương).

  • Thời Tây Chu (thế kỉ XI - IX TCN) kéo dài 300 năm
  • Thời Đông Chu (770 - 221 TCN): Xuân Thu (770-476 TCN) và Chiến Quốc (475- 221 TCN),

Thời kì phong kiến:

  • Thời nhà Tần (221-206 TCN).
  • Thời nhà Hán (202 TCN - 8 SCN).
  • Thời nhà Tùy (thế kỉ VI-X)
  • Thời nhà Đường (618-908).
  • Thời nhà Tống (960-979).
  • Thời nhà Nguyên (1279-1368)
  • Thời nhà Minh (1368-1644)
  • Thời nhà Thanh (1644-1911)

Câu 3: Thành tựu về Chữ Viết của nền văn minh Trung Quốc?

Vào TNK III TCN, chữ viết Trung Quốc đã ra đời nhưng là một thứ “văn tự kết thừng”. Đến thời Thương Ân xuất hiện “văn tự giáp cốt”.

Thời Tây Chu xuất hiện chữ kim văn. 19 - Đến thời Xuân Thu - Chiến Quốc, chữ viết được cải tiến, cách viết càng đẹp nên được gọi là chữ đai triện và tiểu triện.

Đến đời Tần Thủy Hoàng, Lý Tư soạn ra bộ sách Tam Thương gồm 3.300 chữ.

Từ chữ giáp cốt, văn tự tượng hình, chữ viết Trung Quốc đã trải qua hàng chục thế kỷ phát triển sang các loại chữ kim văn, chữ đại triện, tiểu triện để có một thứ chữ Hán hoàn thiện trong giai đoạn sau này.

Câu 4: Anh / chị hãy trình bày nội dung về Văn học và sử học của nền văn minh Trung Quốc?

Văn học :

  • Văn học Trung Quốc nảy nở sớm với các thể loại thơ ca do nhân dân và quý tộc sáng tác. Nổi bật là Kinh Thi do Khổng Tử tập hợp, chỉnh lý với 305 bài thơ gồm ba loại hình phong, nhã, tụng. Trong đó, phong có giá trị tư tưởng nghệ thuật cao nhất. Kinh Thi được đánh giá cao trên bình diện là một tài liệu lịch sử quan trọng, là nền tảng cơ bản cho sự phát triển nền thơ ca Trung Quốc trong các giai đoạn về sau.
  • Văn học Trung Quốc còn nổi tiếng với các thể loại: phú, thơ, từ, kịch. Trong đó, thơ Đường là đỉnh cao của thơ ca Trung Quốc

Tiểu thuyết:

  • Tiểu thuyết là một hình thức văn học mới bắt đầu phát triển thời Minh, Thanh. Dựa vào những câu chuyện của những người kể chuyện rong, các nhà văn đã viết thành loại “tiểu thuyết chương hồi”. Những tác phẩm nổi tiếng trong giai đoạn này là: Thủy Hử (Thi Nại Am), Tam quốc chí Diễn nghĩa (La Quán Trung), Tây Du Kí (Ngô Thừa Ân), Hồng Lâu Mộng (Tào Tuyết Cần)... Hồng Lâu Mộng được đánh giá là tác phẩm có giá trị nhất trong kho tàng văn học hiện thực cổ điển Trung Quốc

Sử học :

  • Người Trung Quốc chú ý đến sử học từ rất sớm. Ngay từ thời Tây Chu ở trong cung đình đã có một viên quan chuyên lo việc chép sử, các bộ sách Xuân Thu, Thượng Thư, Chu Lễ, Tả truyền Chiến quốc sách... là những tác phẩm sử học có giá trị.

Câu 5: Trình bày những thành tựu về Khoa học Tự nhiên của nền văn minh Trung Quốc?

Về toán học:

  • Số học được coi trọng và được đánh giá là “vua của khoa học”. Từ thời Chu, số học được đưa vào chương trình giảng dạy cùng với các môn lễ, nhạc, xa, ngự, thư.
  • Trung Quốc là nước biết sử dụng phép tính ghi số 10 bậc nhất thế giới, biết tính đến hàng triệu và biết dùng thẻ tre để ghi số trong quyển Tôn Tử toán kinh (thế kỉ V TCN) và cuốn Dương toán kinh (thế kỉ III SCN).
  • Từ thời Hán, quyển Cửu chương toán thuật được ra đời, trong đó đã đề cập đến số âm, phân số, phương pháp giải phương trình bậc nhất có nhiều ẩn số...
  • Từ thời Nam Bắc triều (thế kỉ V), nhà toán học vĩ đại Tô Xung Chi đã tìm ra chính xác số , đến con số thập phân thứ 7 nằm giữa hai số 3,1415926 và 3,1415927.

Thiên văn học:

  • Có hiểu biết từ rất sớm. Đời Thương ghi chép nhật thực, nguyệt thực phục vụ sản xuất nông nghiệp.
  • Đáng chú ý là người Trung Quốc dùng hệ thống can và chi để tính ngày, giờ, năm, tháng. Can, chi là hệ thống đếm thời gian với cơ số 60, trong đó thời gian chuyển vận hết một vòng 60 năm
  • Trong thời kì cổ trung đại, người Trung Quốc còn chế tạo ra được loại máy quan sát bầu trời nên đã phát hiện ra được các ngôi sao mới và thiết lập hành tinh biểu sớm nhất thế giới. Đến thời Nguyên ghi được 2.500 hành tinh... Sau đó, Trung Quốc đã chế tạo được ống nhòm, thiết lập dải thiên văn cao 3 tầng với chiều cao 12m, rộng 7m cũng như đã chế tạo đƣợc máy đo địa chấn

Y dược:

  • Họ đã biết dùng các phương pháp nghe, nhìn, hỏi, bắt mạch, dùng châm cứu và thuốc bắc để chữa bệnh. Một số loại sách có giá trị chữa bệnh thương hàn và giải phẫu học ra đời. Đặc biệt có hai bộ sách “Hoàng đế nội kinh” và “Thần Vàng bổn thảo kinh” có giá trị khoa học lớn về y học.
  • Đời Hán xuất hiện nhiều thầy thuốc giỏi, trong đó nổi tiếng nhất là Hoa Đà. Ông dùng phẫu thuật để chữa bệnh và chủ trương luyện tập thể dục để cho khí huyết lưu thông nhằm bảo vệ sức khỏe. Chính ông đã soạn ra 5 bài thể dục mẫu “ngũ cầm hi” trong đó có những động tác bắt chước 5 loài động vật là hổ, hươu, gấu, vượn và chim.
  • Đời Minh có... là một nhà y dược nổi tiếng với tác phẩm “Bản thảo cương mục”. Đây là quyển sách thuốc có giá trị, trong đó ông giới thiệu 1932 cây và vị thuốc, chứng tỏ y dược Trung Quốc phát triển khá cao.

Câu 6: Các phát minh về kĩ thuật của nền văn minh Trung Quốc?

Thời cổ trung đại nhân dân Trung Quốc có 4 phát minh quan trọng được đánh giá cao trên thế giới đó là giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng.

Kĩ thuật làm giấy: Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, Trung Quốc vẫn còn viết chữ trên thẻ tre hoặc lụa. Đến thời Tây Hán, nhờ nghề tơ tằm phát triển, Trung Quốc đã chế tạo được một loại giấy thô sơ bằng vỏ kén tằm.

Kĩ thuật in: thời Đường, người Trung Quốc đã biết đến kĩ thuật in, nhưng chỉ mới biết in bản khắc gỗ và dùng để in kinh Phật. Đến giữa thế kỉ XI (đời Tống), Tất Thắng đã phát minh ra cách in chữ mới bằng đất nung, sau đó được thay bằng chữ gỗ và chữ đúc bằng đồng.

Phát minh la bàn: từ thế kỉ III TCN, người Trung Quốc đã biết được từ tính của đá nam châm và đến thế kỉ I TCN thì phát hiện được khả năng định hướng của nó. Nhưng mãi đến thế kỉ XI, người Trung Quốc mới biết dùng sắt mài đồ để chế thành kim chỉ hướng trong la bàn. La bàn lúc đầu chỉ là miếng sắt có từ tính xâu qua cộng rơm thả nổi trong bát nước hoặc treo bằng sợi tơ để ở chỗ kín gió.

Phát minh thuốc súng: là thành tựu ngẫu nhiên qua thuật luyện đan của các đạo sĩ. Nguyên liệu mà các nhà luyện đan thường dùng là lưu huỳnh, diêm tiêu và gỗ. Mục đích chính không đạt được nhưng trái lại gây nên những vụ nổ lớn và do đó tình cờ tìm ra được cách làm thuốc súng. Từ đời Đường thuốc súng được ứng dụng trong chiến trận. Đến thời Tống thì được ứng dụng rộng rãi vào việc chế tạo vũ khí thô sơ như tên lửa, cầu lửa, pháo đạn bay. Từ thế kỉ XIII, thuốc súng được truyền qua châu Âu bằng con đường Ả Rập. Điều đó đã tạo nên một cuộc cách mạng kĩ thuật châu Âu.

Câu 7: Anh / chị hãy trình bày nội dung: Âm dương, Bát quái, Ngũ hành của nền văn minh Trung Quốc?

Âm dương là hai từ của một khái niệm, 2 yếu tố cùng tồn tại độc lập, tương phản với nhau nhưng tác động lẫn nhau. Âm và dương là 2 cực trái ngược nhau, nếu dương thịnh thì âm suy và ngược lại. Cho nên lấy sự cân bằng hoặc duy trì sự hài hòa âm dương là nguyên tắc xuyên suốt: “Thiên - Địa - Nhân”. Tuy nhiên, âm dương không tạo ra hai cực đối lập mà tương giao tương ứng với nhau và thay thế nhau như nóng-lạnh, sáng-tối, để vũ trụ được điều hòa, vạn vật được sinh sôi phát triển.

Bát quái cũng được người Trung Quốc thời cổ đại đưa ra. Thời Chu, họ quan niệm thế giới là do các vật chất tạo thành gồm: trời, đất, hồ, núi, lửa, nước, sét, gió tương ứng với 8 quẻ: càn (trời), khôn (đất), cấn (núi), đoài (hồ), li (lửa), khảm (nước), chấn (sét), tốn (gió).

Thuyết ngũ hành: sau âm dương, bát quái, người Trung Quốc lại cho rằng trong vũ trụ có 5 chất căn bản là kim (vàng, các kim loại), mộc (gỗ, cây cỏ), thủy (nước, chất lỏng, hơi nước), hỏa (lửa, hơi nóng, ánh sáng), thổ (đất, đá, các loại khoáng vật). Từ đó sinh ra thuyết ngũ hành. Ngũ hành là bản thể của âm dương và là sự tồn tại của các dạng vật chất, khi vật chất bị bốc cháy thành hơi bay vào bầu trời thành các ion trong điện trường đó là dương

Câu 8: Trình bày nội dung về Khổng tử và Nho giáo của nền văn minh Trung Quốc?

Khổng Tử (551-479 TCN), đã chu du khắp thiên hạ và cuối đời ông đã sưu tập, chỉnh lí sách vở và lưu lại cho hậu thế 5 quyển sách gọi là Ngũ kinh bao gồm: Lễ, Dịch, Thi, Xuân-Thu và Thư.

Hạt nhân tư tưởng chính trị của Khổng Tử tập trung trong hai đức “nhân” và “lễ”. Theo Khổng Tử chữ “nhân” là lòng thương người. Muốn trở thành người có lòng nhân thì bản thân phải thực hiện 5 điều là cung kính, độ lượng, giữ lời hứa, siêng năng và làm lợi cho người khác.

Quan điểm đạo đức của Khổng Tử có vị trí tích cực trong việc đề cao địa vị con người. Ông khuyên bọn quý tộc phải quan tâm đến đời sống của dân, coi dân là nguồn gốc của quyền tối cao về chính trị.

Quan điểm của Khổng Tử về sau được học trò của ông viết và chỉnh lí thành bộ sách “luận ngữ”, trong đó khái quát một cách đầy đủ và toàn diện học thuyết của ông. Sau khi Khổng Tử mất, Nho gia phân thành 8 phái, trong đó phái Mạnh Tử và Tuân Tử theo 2 phái mạnh nhất: Mạnh Tử là người đã kế thừa đường lối Khổng Tử trong việc giải thích nguồn gốc của đạo đức để chứng minh rằng dùng đạo đức để cai trị là lẽ tự nhiên, hợp quy luật.

Tuân Tử là người phát huy truyền thống trung lễ của Nho gia, đề cao nhân, nghĩa, nhấn mạnh sự cần thiết của việc giáo dục trong khi coi trọng nhân nghĩa, đề cao đến hình pháp.

----------------------------

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Câu hỏi ôn thi môn Lịch sử văn minh thế giới - Chương 3. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm