Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 12: Phần địa lý kinh tế

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 12: Phần địa lý kinh tế

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 12: Phần địa lý kinh tế. Tài liệu giúp bạn hiểu thêm về phần địa lý kinh tế thông qua các câu hỏi trắc nghiệm bám sát nội dung trong SGK, đã có đáp án chính xác cho từng câu hỏi. Mời các bạn tham khảo.

Bài trắc nghiệm Địa lý 12: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Câu 1. Hạn chế cơ bản của nền kinh tế nước ta hiện nay là:

A. Nông, lâm, ngư nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng chậm nhất.
B. Nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội.
C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế không đều giữa các ngành.
D. Kinh tế phát triển chủ yếu theo bề rộng, sức cạnh tranh còn yếu.

Câu 2. Từ năm 1991 đến nay, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta có đặc điểm:

A. Khu vực I giảm dần tỉ trọng nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.
B. Khu vực III luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP dù tăng không ổn định.
C. Khu vực II dù tỉ trọng không cao nhưng là ngành tăng nhanh nhất.
D. Khu vực I giảm dần tỉ trọng và đã trở thành ngành có tỉ trọng thấp nhất.

Câu 3. Trong giai đoạn từ 1990 đến nay, cơ cấu ngành kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng:

A. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.
B. Giảm tỉ trọng khu vực I và II, tăng tỉ trọng khu vực III.
C. Giảm tỉ trọng khu vực I, khu vực II không đổi, tăng tỉ trọng khu vực III.
D. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng khu vực II, khu vực III không đổi.

Câu 4. Cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta đang chuyển dịch theo hướng:

A. Tăng tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước.
B. Giảm tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
C. Giảm dần tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
D. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh tỉ trọng.

Câu 5. Đây là sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ của khu vực I:

A. Các ngành trồng cây lương thực, chăn nuôi tăng dần tỉ trọng.
B. Các ngành thuỷ sản, chăn nuôi, trồng cây công nghiệp tăng tỉ trọng.
C. Ngành trồng cây công nghiệp, cây lương thực nhường chỗ cho chăn nuôi và thuỷ sản.
D. Tăng cường độc canh cây lúa, đa dạng hoá cây trồng đặc biệt là cây công nghiệp.

Câu 6. Đây là một tỉnh quan trọng của Đồng bằng sông Hồng nhưng không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ:

A. Hà Tây.
B. Nam Định.
C. Hải Dương.
D. Vĩnh Phúc.

Câu 7. Thành tựu kinh tế lớn nhất trong thời gian qua của nước ta là:

A. Phát triển nông nghiệp.
B. Phát triển công nghiệp.
C. Tăng nhanh ngành dịch vụ.
D. Xây dựng cơ sở hạ tầng.

Câu 8. Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta, ngành chiếm tỉ trọng cao nhất là:

A. Trồng cây lương thực.
B. Trồng cây công nghiệp.
C. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản.
D. Các dịch vụ nông nghiệp.

Câu 9. Sự tăng trưởng GDP của nước ta trong thời gian qua có đặc điểm:

A. Tăng trưởng không ổn định.
B. Tăng trưởng rất ổn định.
C. Tăng liên tục với tốc độ cao.
D. Tăng liên tục nhưng tốc độ chậm.

Câu 10. Hai vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Nam Bộ có cùng một đặc điểm là:

A. Bao chiếm cả một vùng kinh tế.
B. Có số lượng các tỉnh thành bằng nhau.
C. Lấy 2 vùng kinh tế làm cơ bản có cộng thêm 1 tỉnh của vùng khác.
D. Có quy mô về dân số và diện tích bằng nhau.

Câu 11. Dựa vào bảng số liệu sau đây về cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta thời kì 1990 - 2005.

(Đơn vị: %)

Ngành

1990

1995

2000

2002

Trồng trọt

79,3

78,1

78,2

76,7

Chăn nuôi

17,9

18,9

19,3

21,1

Dịch vụ nông nghiệp

2,8

3,0

2,5

2,2

Loại biểu đồ phù hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản lượng ngành nông nghiệp là:

A. Hình cột ghép.
B. Hình tròn.
C. Miền.
D. Cột chồng.

Câu 12. Dựa vào bảng số liệu sau đây về cơ cấu GDP của nước ta phân theo thành phần kinh tế (theo giá thực tế).

(Đơn vị: %)

Thành phần

1995

2000

2005

Kinh tế Nhà nước

40,2

38,5

37,4

Kinh tế tập thể

10,1

8,6

7,2

Kinh tế cá thể

36,0

32,3

32,9

Kinh tế tư nhân

7,4

7,3

8,2

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

6,3

13,3

14,3

Nhận định đúng nhất là:

A. Kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo và vị trí ngày càng tăng.
B. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng quan trọng.
C. Kinh tế cá thể có vai trò quan trọng và vị trí ngày càng tăng.
D. Kinh tế ngoài quốc doanh (tập thể, tư nhân, cá thể) có vai trò ngày càng quan trọng.

Câu 13. Thành tựu có ý nghĩa nhất của nước ta trong thời kì Đổi mới là:

A. Công nghiệp phát triển mạnh.
B. Phát triển nông nghiệp với việc sản xuất lương thực.
C. Sự phát triển nhanh của ngành chăn nuôi.
D. Đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp để xuất khẩu.

Câu 14. Hạn chế lớn nhất của sự tăng trưởng kinh tế nước ta trong thời gian qua là:

A. Tăng trưởng không ổn định.
B. Tăng trưởng với tốc độ chậm.
C. Tăng trưởng không đều giữa các ngành.
D. Tăng trưởng chủ yếu theo bề rộng.

Câu 15. Từ 1990 đến nay, giai đoạn nước ta có tốc độ tăng trưởng cao nhất là:

A. 1990 - 1992.
B. 1994 - 1995.
C. 1997 - 1998.
D. Hiện nay.

Đáp án bài trắc nghiệm Địa lý lớp 12

1.D
2.D
3.D
4.D
5.B

6.B
7.A
8.A
9.C
10.C
11.C
12.B
13.B
14.D
15.B

Trắc nghiệm Địa lí 12 bài: Vốn đất và sử dụng vốn đất

Câu 1. Ở nước ta, việc hình thành và mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở miền núi và trung du phải gắn liền với việc:

A. Cải tạo đất đai.

B. Trồng và bảo vệ vốn rừng.

C. Đẩy mạnh thâm canh.

D. Giải quyết vấn đề lương thực.

Câu 2. Đây là biện pháp có ý nghĩa hàng đầu đối với việc sử dụng hợp lí đất đai ở Đồng bằng sông Hồng.

A. Đẩy mạnh thâm canh.

B. Quy hoạch thuỷ lợi.

C. Khai hoang và cải tạo đất.

D. Trồng rừng và xây dựng thuỷ lợi.

Câu 3. Đây là một vấn đề lớn đang đặt ra trong việc sử dụng hợp lí đất nông nghiệp ở hầu hết các tỉnh duyên hải miền Trung.

A. Trồng rừng phi lao để ngăn sự di chuyển của cồn cát.
B. Quy hoạch các công trình thuỷ lợi để cải tạo đất.
C. Thay đổi cơ cấu mùa vụ để tăng hệ số sử dụng đất.
D. Sử dụng đất cát biển để nuôi trồng thuỷ sản.

Câu 4. Đất đai ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có điểm giống nhau là:

A. Khả năng mở rộng diện tích còn nhiều.
B. Có diện tích mặt nước lớn còn khai thác được nhiều.
C. Có quy mô lớn nên bình quân đầu người cao.
D. Đã được thâm canh ở mức độ cao.

Câu 5. Phương hướng chính để sử dụng hợp lí đất đai ở Đồng bằng sông Cửu Long là:

A. Đẩy mạnh thâm canh trên cơ sở thay đổi cơ cấu mùa vụ.
B. Quy hoạch thuỷ lợi để cải tạo đất và nâng cao hệ số sử dụng.
C. Thay đổi cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh phát triển vụ đông.
D. Đa dạng hoá cây trồng, đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản.

Câu 6. Loại đất chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu sử dụng đất ở nước ta hiện nay là:

A. Đất nông nghiệp.

B. Đất lâm nghiệp.

C. Đất chuyên dùng, thổ cư.

D. Đất chưa sử dụng.

Câu 7. Nguyên nhân chính làm cho tài nguyên đất của nước ta bị thoái hoá là:

A. Sức ép của dân số và sử dụng không hợp lí kéo dài.
B. Tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
C. Có sự khác biệt lớn giữa các vùng về vốn đất.
D. Địa hình đồi núi chiếm hơn 3/4 diện tích đất nước.

Câu 8. Trong cơ cấu sử dụng đất ở nước ta, loại đất có khả năng tăng liên tục là:

A. Đất nông nghiệp.

B. Đất lâm nghiệp.

C. Đất chuyên dùng và thổ cư.

D. Đất chưa sử dụng.

Câu 9. Vùng có tỉ lệ đất chuyên dùng và thổ cư lớn nhất nước ta là:

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 10. Trong thời gian qua, loại đất bị thu hẹp diện tích lớn nhất của nước ta là:

A. Đất nông nghiệp.

B. Đất lâm nghiệp.

C. Đất chuyên dùng, thổ cư.

D. Đất chưa sử dụng.

Câu 11. Vấn đề cần hết sức quan tâm khi mở rộng diện tích đất nông nghiệp là:

A. Không để mất rừng.
B. Không mở rộng ở những vùng có độ dốc lớn.
C. Chỉ được mở rộng ở miền núi, trung du.
D. Việc mở rộng phải gắn liền với việc định canh định cư.

Câu 12. Việc mở rộng diện tích đất chuyên dùng và thổ cư trong thời gian qua đã ảnh hưởng xấu đến việc sử dụng đất nông nghiệp nhiều nhất ở vùng:

A. Tây Nguyên và Tây Bắc.
B. Các vùng núi và trung du.
C. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng

Câu 13. Đất ở nước ta rất dễ bị thoái hoá vì:

A. Việc đẩy mạnh thâm canh quá mức nhất là thâm canh lúa nước.
B. Nông nghiệp nước ta sử dụng quá nhiều phân bón, thuốc trừ sâu.
C. Nước ta địa hình 3/4 là đồi núi lại có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
D. Loại đất chính của nước ta là đất phe-ra-lit, tơi xốp với tầng phong hoá sâu.

Câu 14. Trong phương hướng sử dụng hợp lí đất đai ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có điểm chung là:

A. Đẩy mạnh thâm canh.
B. Khai hoang cải tạo để mở rộng diện tích.
C. Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ.
D. Hạn chế việc tăng diện tích đất chuyên dùng và thổ cư.

Câu 15. Với tốc độ tăng dân như hiện nay thì đến năm 2010, diện tích đất tự nhiên bình quân của nước ta sẽ:

A. Vẫn giữ nguyên.
B. Sẽ giảm nhiều.
C. Sẽ tăng lên.
D. Chỉ còn ở mức 0,35 ha/người.

Đáp án bài trắc nghiệm Địa lý lớp 12

1. B

2. A

3. D

4. B

5. B

6. B

7. A

8. C

9. B

10. D

11. A

12. D

13. C

14. C

15. D

Trắc nghiệm Địa lí 12 bài: Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới

Câu 1. Hình thành các vùng chuyên canh đã thể hiện:

A. Sự phân bố cây trồng cho phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.
B. Sự thay đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp.
C. Sự khai thác có hiệu quả hơn nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta.
D. Cơ cấu cây trồng đang được đa dạng hoá cho phù hợp với nhu cầu thị trường.

Câu 2. Đây không phải là tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến nông nghiệp của nước ta.

A. Tạo điều kiện cho hoạt động nông nghiệp thực hiện suốt năm.
B. Làm cho nông nghiệp nước ta song hành tồn tại hai nền nông nghiệp.
C. Cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
D. Làm tăng tính chất bấp bênh vốn có của nền nông nghiệp.

Câu 3. Kinh tế nông thôn hiện nay dựa chủ yếu vào:

A. Hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp.
B. Hoạt động công nghiệp.
C. Hoạt động dịch vụ.
D. Hoạt động công nghiệp và dịch vụ.

Câu 4. Thành phần kinh tế giữ vai trò quan trọng nhất trong kinh tế nông thôn nước ta hiện nay là:

A. Các doanh nghiệp nông, lâm, thuỷ sản.
B. Các hợp tác xã nông, lâm, thuỷ sản.
C. Kinh tế hộ gia đình.
D. Kinh tế trang trại.

Câu 5. Mô hình kinh tế đang phát triển mạnh đưa nông nghiệp nước ta tiến lên sản xuất hàng hoá là:

A. Các doanh nghiệp nông, lâm, thuỷ sản.
B. Các hợp tác xã nông, lâm, thuỷ sản.
C. Kinh tế hộ gia đình.
D. Kinh tế trang trại.

Câu 6. Đây là biểu hiện rõ nhất của việc chuyển đổi tư duy từ nền nông nghiệp cổ truyền sang nền nông nghiệp hàng hoá ở nước ta hiện nay:

A. Nông nghiệp ngày càng được cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá.
B. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp đã gắn với các cơ sở công nghiệp chế biến.
C. Từ phong trào “Cánh đồng 5 tấn” trước đây chuyển sang phong trào “Cánh đồng 10 triệu” hiện nay.
D. Mô hình kinh tế trang trại đang được khuyến khích phát triển.

Câu 7. Vùng cực Nam Trung Bộ chuyên về trồng nho, thanh long, chăn nuôi cừu đã thể hiện:

A. Sự chuyển đổi mùa vụ từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng lên miền núi.
B. Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
C. Việc khai thác tốt hơn tính mùa vụ của nền nông nghiệp nhiệt đới.
D. Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.

Câu 8. Hạn chế lớn nhất của nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta là:

A. Tính mùa vụ khắt khe trong nông nghiệp.
B. Thiên tai làm cho nông nghiệp vốn đã bấp bênh càng thêm bấp bênh.
C. Mỗi vùng có thế mạnh riêng làm cho nông nghiệp mang tính sản xuất nhỏ.
D. Mùa vụ có sự phân hoá đa dạng theo sự phân hoá của khí hậu.

Câu 9. Đây là tác động của việc đa dạng hoá kinh tế ở nông thôn.

A. Cho phép khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
B. Khắc phục tính mùa vụ trong sử dụng lao động.
C. Đáp ứng tốt hơn những điều kiện của thị trường.
D. Tất cả các tác động trên.

Câu 10. Dựa vào bảng số liệu: Cơ cấu kinh tế hộ nông thôn năm 2003.

(Đơn vị: %)

Nông - lâm - thuỷ sản

Công nghiệp - xây dựng

Dịch vụ

Cơ cấu hộ nông thôn theo ngành sản xuất chính

81,1

5,9

13,0

Cơ cấu nguồn thu từ hoạt động của hộ nông thôn

76,1

9,8

14,1

Nhận định đúng nhất là:

A. Khu vực I là khu vực đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
B. Khu vực II là khu vực đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
C. Khu vực III là khu vực đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
D. Nông thôn nước ta được công nghiệp hoá mạnh mẽ, hoạt động công nghiệp đang lấn át các ngành khác.

Câu 11. Sự phân hoá của khí hậu đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nông nghiệp của nước ta. Điều đó được thể hiện ở:

A. Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.

B. Cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp khác nhau giữa các vùng.

C. Tính chất bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới.

D. Sự đa dạng của sản phẩm nông nghiệp nước ta.

Câu 12. Đây là đặc trưng cơ bản nhất của nền nông nghiệp cổ truyền.

A. Năng suất lao động và năng suất cây trồng thấp.

B. Là nền nông nghiệp tiểu nông mang tính tự cấp tự túc.

C. Cơ cấu sản phẩm rất đa dạng.

D. Sử dụng nhiều sức người, công cụ thủ công.

Câu 13. Trong hoạt động nông nghiệp của nước ta, tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ:

A. Áp dụng nhiều hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.

B. Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng.

C. Đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến nông sản.

D. Các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng.

Câu 14. Xu hướng phát triển chung của kinh tế nông thôn nước ta hiện nay là:

A. Nông lâm ngư nghiệp là hoạt động chính và ngày càng có vai trò quan trọng.

B. Các hoạt động phi nông nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng lớn.

C. Cơ cấu kinh tế nông thôn rất đa dạng nhưng kinh tế trang trại là mô hình quan trọng nhất.

D. Mô hình kinh tế hộ gia đình đang trở thành mô hình kinh tế chính ở nông thôn.

Câu 15. Đặc điểm cơ bản của nền nông nghiệp hiện đại đang phát triển ở nước ta hiện nay là:

A. Đang xoá dần kiểu sản xuất nhỏ manh mún.

B. Ngày càng sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp.

C. Người nông dân ngày càng quan tâm đến yếu tố thị trường.

D. Tất cả các đặc điểm trên.

Đáp án

1. A

2. B

3. A

4. C

5. D

6. C

7. D

8. C

9. D

10. B

11. B

12. B

13. C

14. B

15. D

Trắc nghiệm địa lý 12 bài: Các ngành sản xuất và sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

Câu 1. Đây là một trong những đặc điểm chủ yếu của sản xuất lương thực nước ta trong thời gian qua:

A. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng dẫn đầu cả nước về diện tích, năng suất và sản lượng lúa.

B. Sản lượng lúa tăng nhanh nhờ mở rộng diện tích và đẩy mạnh thâm canh nhất là đẩy mạnh thâm canh.

C. Sản lượng lương thực tăng nhanh nhờ hoa màu đã trở thành cây hàng hoá chiếm trên 20% sản lượng lương thực.

D. Nước ta đã trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo, mỗi năm xuất trên 4,5 triệu tấn.

Câu 2. Nhân tố có ý nghĩa hàng đầu tạo nên những thành tựu to lớn của ngành chăn nuôi nước ta trong thời gian qua là:

A. Thú y phát triển đã ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

B. Nhiều giống gia súc gia cầm có chất lượng cao được nhập nội.

C. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được bảo đảm tốt hơn.

D. Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước ngày càng tăng.

Câu 3. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong nguồn thịt của nước ta là:

A. Thịt trâu.

B. Thịt bò.

C. Thịt lợn.

D. Thịt gia cầm.

Câu 4. Đông Nam Bộ có thể phát triển mạnh cả cây công nghiệp lâu năm lẫn cây công nghiệp ngắn ngày nhờ:

A. Có khí hậu nhiệt đới ẩm mang tính chất cận Xích đạo.

B. Có nhiều cơ sở công nghiệp chế biến nhất nước.

C. Nguồn lao động dồi dào, có truyền thống kinh nghiệm.

D. Có nhiều diện tích đất đỏ ba dan và đất xám phù sa cổ.

Câu 5. Loại cây công nghiệp dài ngày mới trồng nhưng đang phát triển mạnh ở Tây Bắc là:

A. Cao su.

B. Chè.

C. Cà phê chè.

D. Bông.

Câu 6. Đây là vùng có năng suất lúa cao nhất nước ta:

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Đông Nam Bộ.

Câu 7. Ở nước ta trong thời gian qua, diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn cây công nghiệp hằng năm cho nên:

A. Cơ cấu diện tích cây công nghiệp mất cân đối trầm trọng.

B. Sản phẩm cây công nghiệp hằng năm không đáp ứng được yêu cầu.

C. Cây công nghiệp hằng năm có vai trò không đáng kể trong nông nghiệp.

D. Sự phân bố trong sản xuất cây công nghiệp có nhiều thay đổi.

Câu 8. Trong thời gian qua, đàn trâu ở nước ta không tăng mà có xu hướng giảm vì:

A. Điều kiện khí hậu không thích hợp cho trâu phát triển.

B. Nhu cầu sức kéo giảm và dân ta ít có tập quán ăn thịt trâu.

C. Nuôi trâu hiệu quả kinh tế không cao bằng nuôi bò.

D. Đàn trâu bị chết nhiều do dịch lở mồm long móng.

Câu 9. Ở Tây Nguyên, tỉnh có diện tích chè lớn nhất là:

A. Lâm Đồng.

B. Đắc Lắc.

C. Đắc Nông.

D. Gia Lai.

Câu 10. Dựa vào bảng số liệu sau đây về diện tích cây công nghiệp của nước ta thời kì 1975 - 2002.

(Đơn vị: nghìn ha)

Năm

Cây công nghiệp hằng năm

Cây công nghiệp lâu năm

1975

210,1

172,8

1980

371,7

256,0

1985

600,7

470,3

1990

542,0

657,3

1995

716,7

902,3

2000

778,1

1451,3

2002

845,8

1491,5

Nhận định đúng nhất là:

A. Cây công nghiệp hằng năm và cây công nghiệp lâu năm tăng liên tục qua các năm.

B. Cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn và luôn chiếm tỉ trọng cao hơn.

C. Giai đoạn 1975 - 1985, cây công nghiệp hằng năm có diện tích lớn hơn nhưng tăng chậm hơn.

D. Cây công nghiệp lâu năm không những tăng nhanh hơn mà còn tăng liên tục.

Câu 11. Trong nội bộ ngành, sản xuất nông nghiệp nước ta đang chuyển dịch theo hướng:

A. Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi.

B. Tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi gia súc lớn, giảm tỉ trọng các sản phẩm không qua giết thịt.

C. Giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi gia súc lớn, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi gia cầm.

D. Tăng tỉ trọng trồng cây ăn quả, giảm tỉ trọng ngành trồng cây lương thực.

Câu 12. Trong ngành trồng trọt, xu thế chuyển dịch hiện nay ở nước ta là:

A. Giảm tỉ trọng ngành trồng cây lương thực, tăng tỉ trọng ngành trồng cây công nghiệp.

B. Tăng tỉ trọng ngành trồng cây công nghiệp hằng năm, giảm tỉ trọng ngành trồng cây ăn quả.

C. Giảm tỉ trọng ngành trồng cây công nghiệp lâu năm, tăng tỉ trọng ngành trồng cây thực phẩm.

D. Tăng tỉ trọng ngành trồng cây thực phẩm, giảm tỉ trọng ngành trồng lúa.

Câu 13. Nhân tố quyết định đến quy mô, cơ cấu và phân bố sản xuất nông nghiệp nước ta là:

A. Khí hậu và nguồn nước.

B. Lực lượng lao động.

C. Cơ sở vật chất - kĩ thuật.

D. Hệ thống đất trồng.

Câu 14. Sử dụng hợp lí đất đai hiện nay cần có biện pháp chuyển dịch:

A. Từ đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng.

B. Từ đất hoang hóa sang đất lâm nghiệp.

C. Từ đất lâm nghiệp sang nông nghiệp.

D. Từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư.

Câu 15. Đối tượng lao động trong nông nghiệp nước ta là:

A. Đất đai, khí hậu và nguồn nước.

B. Hệ thống cây trồng và vật nuôi.

C. Lực lượng lao động.

D. Hệ thống cơ sở vật chất – kĩ thuật và cơ sở hạ tầng.

Câu 16. Đất nông nghiệp của nước ta bao gồm:

A. Đất trồng cây hằng năm, cây lâu năm, đất đồng cỏ và diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản.

B. Đất trồng cây hằng năm, đất vườn tạp, cây lâu năm, đồng cỏ và diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản.

C. Đất trồng lúa, cây công nghiệp, đất lâm nghiệp, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản.

D. Đất trồng cây lương thực, cây công nghiệp, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản.

Câu 17. Để đảm bảo an ninh về lương thực đối với một nước đông dân như Việt Nam, cần phải:

A. Tiến hành cơ giới hóa, thủy lợi hóa và hóa học hóa.

B. Khai hoang mở rộng diện tích, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ.

D. Cải tạo đất mới bồi ở các vùng cửa sông ven biển.

Câu 18. Đối tượng lao động trong sản xuất nông nghiệp nước ta là:

A. Đất đai, khí hậu và nguồn nước.

B. Cây trồng, vật nuôi.

C. Cơ sở vật chất kĩ thuật.

D. Tất cả 3 câu trên.

Câu 19. Nguyên nhân chính làm cho ngành chăn nuôi trâu ở nước ta giảm nhanh về số lượng là:

A. Hiệu quả kinh tế thấp.

B. Đồng cỏ hẹp.

C. Nhu cầu về sức kéo giảm.

D. Không thích hợp với khí hậu.

Câu 20. Vùng có nguồn thức ăn rất dồi dào, nhưng số đầu lợn lại rất thấp là:

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Duyên hải miền Trung.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

Đáp án

1. B

2. C

3. C

4. D

5. C

6. A

7. D

8. B

9. A

10. D

11. A

12. A

13. D

14. B

15. B

16. B

17. C

18. B

19. C

20. B

Trắc nghiệm địa lý 12 bài: Vấn đề phát triển thủy sản và lâm nghiệp

Câu 1. Các vườn quốc gia như Cúc Phương, Bạch Mã, Nam Cát Tiên thuộc loại:

A. Rừng phòng hộ.

B. Rừng đặc dụng.

C. Rừng khoanh nuôi.

D. Rừng sản xuất.

Câu 2. Đây là tỉnh có ngành thuỷ sản phát triển toàn diện cả khai thác lẫn nuôi trồng:

A. An Giang.

B. Đồng Tháp.

C. Bà Rịa - Vũng Tàu.

D. Cà Mau.

Câu 3. Nghề nuôi cá tra, cá ba sa trong lồng rất phát triển ở tỉnh:

A. Đồng Tháp.

B. Cà Mau.

C. Kiên Giang.

D. An Giang.

Câu 4. Dựa vào bảng số liệu sau đây về sản lượng thuỷ sản của nước ta thời kì 1990 - 2005.

(Đơn vị: nghìn tấn)

Chỉ tiêu

1990

1995

2000

2005

Sản lượng

890,6

1584,4

2250,5

3432,8

Khai thác

728,5

1195,3

1660,9

1995,4

Nuôi trồng

162,1

389,1

589,6

1437,4

Nhận định nào sau đây chưa chính xác?

A. Sản lượng thuỷ sản tăng nhanh, tăng liên tục và tăng toàn diện.

B. Nuôi trồng tăng gần 8,9 lần trong khi khai thác chỉ tăng hơn 2,7 lần.

C. Tốc độ tăng của nuôi trồng nhanh gấp hơn 2 lần tốc độ tăng của cả ngành.

D. Sản lượng thuỷ sản giai đoạn 2000 - 2005 tăng nhanh hơn giai đoạn 1990 - 1995.

Câu 5. Rừng tự nhiên của nước ta được chia làm 3 loại là:

A. Rừng phòng hộ, rừng ngập mặn và rừng khoanh nuôi.

B. Rừng phòng hộ, rừng sản xuất và rừng tái sinh.

C. Rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.

D. Rừng khoanh nuôi, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.

Câu 6. Ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vì:

A. Có hai mặt giáp biển, ngư trường lớn.

B. Có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

C. Có nguồn tài nguyên thuỷ sản phong phú.

D. Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.

Câu 7. Các cánh rừng phi lao ven biển của miền Trung là loại rừng:

A. Sản xuất.

B. Phòng hộ.

C. Đặc dụng.

D. Khoanh nuôi.

Câu 8. Đây là biện pháp quan trọng để có thể vừa tăng sản lượng thuỷ sản vừa bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản:

A. Tăng cường và hiện đại hoá các phương tiện đánh bắt.

B. Đẩy mạnh phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến.

C. Hiện đại hóa các phương tiện tăng cường đánh bắt xa bờ.

D. Tăng cường đánh bắt, phát triển nuôi trồng và chế biến.

Câu 9. Nước ta 3/4 diện tích là đồi núi lại có nhiều rừng ngập mặn, rừng phi lao ven biển cho nên:

A. Lâm nghiệp có vai trò quan trọng hàng đầu trong cơ cấu nông nghiệp.

B. Lâm nghiệp có mặt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ.

C. Việc trồng và bảo vệ rừng sử dụng một lực lượng lao động đông đảo.

D. Rừng ở nước ta rất dễ bị tàn phá.

Câu 10. Vai trò quan trọng nhất của rừng đầu nguồn là:

A. Tạo sự đa dạng sinh học.

B. Điều hòa nguồn nước của các sông.

C. Điều hòa khí hậu, chắn gió bão.

D. Cung cấp gỗ và lâm sản quý.

Câu 11. Ngư trường trọng điểm số 1 của nước ta là:

A. Quảng Ninh - Hải Phòng.

B. Hoàng Sa - Trường Sa.

C. Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu.

D. Kiên Giang - Cà Mau.

Câu 12. Vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để nuôi trồng hải sản là:

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Duyên hải miền Trung.

D. Đông Nam Bộ.

Câu 13. Loại rừng có diện tích lớn nhất ở nước ta hiện nay là:

A. Rừng phòng hộ.

B. Rừng đặc dụng.

C. Rừng sản xuất.

D. Rừng trồng.

Câu 14. Vườn quốc gia Cúc Phương thuộc tỉnh:

A. Lâm Đồng.

B. Đồng Nai.

C. Ninh Bình.

D. Thừa Thiên - Huế.

Câu 15. Việc trồng rừng của nước ta có đặc điểm:

A. Rừng trồng chiếm diện tích lớn nhất trong các loại rừng.

B. Mỗi năm trồng được gần 0,2 triệu ha.

C. Rừng trồng không bù đắp được cho rừng bị phá.

D. Tất cả các đặc điểm trên.

Đáp án

1. B

2. D

3. D

4. D

5. C

6. B

7. B

8. C

9. B

10. B

11. D

12. C

13. A

14. C

15. B

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 12: Phần địa lý kinh tế. Mong rằng qua đây các bạn có thể học tập tốt hơn môn Địa lý lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Tiếng Anh 12, Ngữ văn 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
17
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Địa lý 12

    Xem thêm