Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 12: Phần địa lý tự nhiên

Trắc nghiệm Địa lý 12: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 12: Phần địa lý tự nhiên. Tài liệu gồm nhiều câu hỏi trắc nghiệm hay và chất lượng bám sát nội dung SGK. Hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc ôn tập và củng cố lại nội dung kiến thức phần địa lý tự nhiên. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo.

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 12: Phần địa lý tự nhiên

Câu 1. Lãnh thổ nước ta trải dài:

A. Trên 12º vĩ.

B. Gần 15º vĩ.

C. Gần 17º vĩ.

D. Gần 18º vĩ.

Câu 2. Nội thuỷ là:

A. Vùng nước tiếp giáp với đất liền nằm ven biển.
B. Vùng nước tiếp giáp với đất liền phía bên trong đường cơ sở.
C. Vùng nước cách đường cơ sở 12 hải lí.
D. Vùng nước cách bờ 12 hải lí.

Câu 3. Đây là cửa khẩu nằm trên biên giới Lào - Việt.

A. Cầu Treo.

B. Xà Xía.

C. Mộc Bài.

D. Lào Cai.

Câu 4. Đường cơ sở của nước ta được xác định là đường:

A. Nằm cách bờ biển 12 hải lí.
B. Nối các điểm có độ sâu 200 m.
C. Nối các mũi đất xa nhất với các đảo ven bờ.
D. Tính từ mức nước thủy triều cao nhất đến các đảo ven bờ.

Câu 5. Đi từ bắc vào nam theo biên giới Việt - Lào, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu:

A. Tây Trang, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y.
B. Cầu Treo, Tân Thanh, Lao Bảo, Bờ Y.
C. Bờ Y, Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang.
D. Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang, Bờ Y.

Câu 6. Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhờ:

A. Lãnh thổ kéo dài từ 8º34'B đến 23º23'B nên thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng.
B. Nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực châu Á gió mùa.
C. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên vành đai sinh khoáng của thế giới.
D. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên đường di lưu của các loài sinh vật.

Câu 7. Đây là cảng biển mở lối ra biển thuận lợi cho vùng Đông Bắc Cam - pu - chia.

A. Hải Phòng.

B. Cửa Lò.

C. Đà Nẵng.

D. Nha Trang

Câu 8. Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, châu Phi là nhờ:

A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.
B. Nước ta nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á.
C. Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên.
D. Nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển trên 3260 km.

Câu 9. Quần đảo Trường Sa thuộc:

A. Tỉnh Khánh Hoà.

B. Thành phố Đà Nẵng.

C. Tỉnh Quảng Ngãi.

D. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Câu 10. Loại gió có tác động thường xuyên đến toàn bộ lãnh thổ nước ta là:

A. Gió mậu dịch.

B. Gió mùa.

C. Gió phơn.

D. Gió địa phương.

Câu 11. Vị trí địa lí nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc:

A. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
B. Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.
C. Phát triển các ngành kinh tế biển.
D. Tất cả các thuận lợi trên.

Câu 12. Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam có nghĩa vụ và quyền lợi nào dưới đây?

A. Có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ, quản lí các tất cả các nguồn tài nguyên.
B. Cho phép các nước tự do hàng hải, hàng không, đặt ống dẫn dầu, cáp quang ngầm.
C. Cho phép các nước được phép thiết lập các công trình nhân tạo phục vụ cho thăm dò, khảo sát biển.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 13. Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam cho phép các nước:

A. Được thiết lập các công trình và các đảo nhân tạo.
B. Được tổ chức khảo sát, thăm dò các nguồn tài nguyên.
C. Được tự do hàng hải, hàng không, đặt ống dẫn dầu và cáp quang biển.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 14. Xét về góc độ kinh tế, vị trí địa lí của nước ta

A. Thuận lợi cho việc trao đổi, hợp tác, giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.
B. Thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ; tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước và thu hút đầu tư của nước ngoài.
C. Thuận lợi trong việc hợp tác sử dụng tổng hợp các nguồn lợi của Biển Đông, thềm lục địa và sông Mê Công với các nước có liên quan.
D. Thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Câu 15. Đặc điểm của thiên nhiên nhiệt đới - ẩm - gió mùa của nước ta là do:

A. Vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ quy định.
B. Ảnh hưởng của các luồng gió thổi theo mùa từ phương bắc xuống và từ phía nam lên.
C. Sự phân hóa phức tạp của địa hình vùng núi, trung du và đồng bằng ven biển.
D. Ảnh hưởng của Biển Đông cùng với các bức chắn địa hình.

Câu 16. Ở nước ta, loại tài nguyên có triển vọng khai thác lớn nhưng chưa được chú ý đúng mức:

A. Tài nguyên đất.

B. Tài nguyên biển.

C. Tài nguyên rừng.

D. Tài nguyên khoáng sản.

Câu 17. Ở nước ta, khai thác tổng hợp giá trị kinh tế của mạng lưới sông ngòi dày đặc cùng với lượng nước phong phú là thế mạnh của:

A. Ngành công nghiệp năng lượng; ngành nông nghiệp và giao thông vận tải, du lịch.
B. Ngành khai thác, nuôi trồng và chế biển thủy sản nước ngọt.
C. Ngành giao thông vận tải và du lịch.
D. Ngành trồng cây lương thực - thực phẩm.

Câu 18. Biển Đông là vùng biển lớn nằm ở phía:

A. Nam Trung Quốc và Đông Bắc Đài Loan.
B. Phía đông Phi - líp - pin và phía tây của Việt Nam.
C. Phía đông Việt Nam và tây Phi - líp - pin.
D. Phía bắc của Xin - ga - po và phía nam Ma - lai - xi - a.

Câu 19. Vấn đề chủ quyền biên giới quốc gia trên đất liền, Việt Nam cần tiếp tục đàm phán với:

A. Trung Quốc và Lào.

B. Lào và Cam - pu - chia.

C. Cam - pu - chia và Trung Quốc.

D. Trung Quốc, Lào và Cam - pu - chia

Câu 20. Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải:

A. Đường ô tô và đường sắt.

B. Đường biển và đường sắt.

C. Đường hàng không và đường biển.

D. Đường ô tô và đường biển.

Đáp án trắc nghiệm Địa 12 phần Địa lí tự nhiên

1. C

2. B

3. A

4. C

5. A

6. D

7. C

8. D

9. A

10. A

11. B

12. A

13. C

14. B

15. A

16. B

17. A

18. C

19. C

20. C

Trắc nghiệm Địa 12: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ

Câu 1. Đây là đặc điểm của giai đoạn Tân kiến tạo:

A. Diễn ra trong khoảng 475 triệu năm.
B. Chịu tác động của các kì vận động tạo núi Calêđôni và Hecxini.
C. Chỉ diễn ra trên một bộ phận nhỏ của lãnh thổ nước ta.
D. Chịu tác động của vận động tạo núi Anpi và biến đổi khí hậu toàn cầu.

Câu 2. Các mỏ than ở Quảng Ninh, Quảng Nam được hình thành trong:

A. Đại Trung sinh của giai đoạn Cổ kiến tạo.
B. Đại Cổ sinh của giai đoạn Cổ kiến tạo.
C. Kỉ Đệ tứ của giai đoạn Tân kiến tạo.
D. Đại Nguyên sinh của giai đoạn tiền Cambri.

Câu 3. Đây là điểm giống nhau về lịch sử hình thành của khối thượng nguồn sông Chảy và khối núi cao Nam Trung Bộ.

A. Cùng được hình thành trong đại Cổ sinh của giai đoạn Cổ kiến tạo.
B. Cùng được hình thành trong đại Trung sinh của giai đoạn Cổ kiến tạo.
C. Cùng được hình thành trong giai đoạn Cổ kiến tạo.
D. Cùng được hình thành trong giai đoạn Tân kiến tạo.

Câu 4. Đây là chứng cứ cho thấy lãnh thổ nước ta được hình thành trong giai đoạn tiền Cambri:

A. Sự có mặt của các hoá thạch san hô ở nhiều nơi.
B. Sự có mặt của các hoá thạch than ở nhiều nơi.
C. Đá biến chất có tuổi 2,3 tỉ năm được tìm thấy ở Kon Tum.
D. Các đá trầm tích biển phân bố rộng khắp trên cả nước.

Câu 5. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long được hình thành trong giai đoạn:

A. Kỉ Đệ tứ của giai đoạn Tân kiến tạo.
B. Kỉ Nêôgen của giai đoạn Tân kiến tạo.
C. Đại Trung sinh của giai đoạn Cổ kiến tạo.
D. Đại Cổ sinh của giai đoạn Cổ kiến tạo.

Câu 6. "Địa hình được nâng cao, sông ngòi trẻ lại", đó là đặc điểm của:

A. Giai đoạn tiền Cambri.
B. Thời kì đầu của giai đoạn Cổ kiến tạo.
C. Thời kì sau của giai đoạn Cổ kiến tạo.
D. Giai đoạn Tân kiến tạo.

Câu 7. Đây là biểu hiện cho thấy giai đoạn Tân kiến tạo vẫn còn đang tiếp diễn.

A. Các đá trầm tích biển được tìm thấy ở nhiều nơi.
B. Ngày càng phát hiện nhiều mỏ khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh.
C. Quá trình phong hoá vẫn tiếp tục, sinh vật và thổ nhưỡng ngày càng phong phú.
D. Khí hậu toàn cầu đang thay đổi theo hướng ngày càng nóng lên.

Câu 8. Đây là các khối núi được hình thành trong đại Cổ sinh của giai đoạn Cổ kiến tạo.

A. Các dãy núi ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
B. Các khối núi cao ở Cao Bằng, Lạng Sơn.
C. Các khối núi cao ở Nam Trung Bộ.
D. Khối nâng Việt Bắc, địa khối Kon Tum.

Câu 9. Phần lớn lãnh thổ nước ta được hình thành trong:

A. Giai đoạn tiền Cambri. B. Giai đoạn Cổ kiến tạo.
C. Giai đoạn Tân kiến tạo. D. Đại Nguyên sinh và Cổ sinh.

Câu 10. Đây là các kì tạo núi thuộc đại Cổ sinh:

A. Calêđôni và Kimêri. B. Inđôxini và Kimêri.
C. Inđôxini và Calêđôni. D. Calêđôni và Hecxini.

Câu 11. Các thềm biển, cồn cát, ngấn nước trên vách đá ven biển là dấu vết của:

A. Các lần biển tiến và biển lùi diễn ra trong kỉ Đệ tứ của giai đoạn Tân kiến tạo.
B. Hoạt động uốn nếp, đứt gãy, phun tào macma diễn ra trong kỉ Đệ tứ của giai đoạn Tân kiến tạo.
C. Hoạt động nâng cao và hạ thấp địa hình diễn ra trong kỉ Đệ tứ của giai đoạn Tân kiến tạo.
D. Các hoạt động bồi lấp các bồn trũng lục địa diễn ra trong kỉ Đệ tứ của giai đoạn Tân kiến tạo.

Câu 12. Giai đoạn Cổ kiến tạo:

A. Chấm dứt cách đây 65 triệu năm.
B. Chấm dứt vào kỉ Krêta.
C. Bắt đầu từ kỉ Cambri.
D. Tất các ý trên đều đúng.

Câu 13. Được hình thành từ các hoạt động uốn nếp và nâng lên trong đại Trung sinh của giai đoạn Cổ kiến tạo là:

A. Khối thượng nguồn sông Chảy.
B. Khối nâng Việt Bắc.
C. Khu vực núi cao ở Nam Trung Bộ.
D. Tất cả các khối núi trên.

Câu 14. Đá vôi tuổi Đêvon và Cacbon - Pecmi có nhiều ở miền Bắc nước ta là loại đá:

A. Trầm tích biển.
B. Trầm tích lục địa.
C. Macma.
D. Biến chất.

Câu 15. Các ngấn nước trên các vách đá ven biển là dấu vết của kỉ Đệ tứ của giai đoạn Tân kiến tạo vì:

A. Giai đoạn này hoạt động xâm thực bồi tụ được đẩy mạnh.
B. Giai đoạn này khí hậu toàn cầu có những thay đổi lớn với các lần biển tiến, biển lùi.
C. Tác động của vận động tạo núi Anpi nên có các hoạt động uốn nếp, đứt gãy.
D. Tác động của vận động tạo núi Anpi làm các bồn trũng lục địa bị bồi lấp

Đáp án trắc nghiệm 12 môn Địa lý bài Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ

1.D2.A3.C4.C5.A6.D7.C8.D
9.B10.D11.A12.D13.C14.A15.B

Bài trắc nghiệm Địa 12: Đất nước nhiều đồi núi

Câu 1. Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế của nước ta vì:

A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.
B. Nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông.
C. Nước ta nằm trong khu vực châu Á gió mùa.
D. Đồi núi thấp chiếm 85% diện tích lãnh thổ.

Câu 2. Đây là đặc điểm quan trọng nhất của địa hình đồi núi nước ta, có ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố khác.

A. Chạy dài suốt lãnh thổ từ bắc đến nam.
B. Đồi núi thấp chiếm ưu thế tuyệt đối.
C. Núi nước ta có địa hình hiểm trở.
D. Núi nước ta có sự phân bậc rõ ràng.

Câu 3. Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp đã làm cho:

A. Địa hình nước ta ít hiểm trở.
B. Địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng.
C. Tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn.
D. Thiên nhiên có sự phân hoá sâu sắc.

Câu 4. Đồi núi nước ta có sự phân bậc vì:

A. Phần lớn là núi có độ cao dưới 2000 m.
B. Chịu tác động của vận động tạo núi Anpi trong giai đoạn Tân kiến tạo.
C. Chịu tác động của nhiều đợt vận động tạo núi trong đại Cổ sinh.
D. Trải qua lịch sử phát triển lâu dài, chịu tác động nhiều của ngoại lực.

Câu 5. Đai rừng ôn đới núi cao của nước ta chỉ xuất hiện ở:

A. Độ cao trên 1 000 m.
B. Độ cao trên 2 000 m.
C. Độ cao trên 2 400 m.
D. Độ cao thay đổi theo miền.

Câu 6. Địa hình đồi núi đã làm cho:

A. Miền núi nước ta có khí hậu mát mẻ thuận lợi để phát triển du lịch.
B. Nước ta giàu có về tài nguyên rừng với hơn 3/4 diện tích lãnh thổ.
C. Sông ngòi nước ta có tiềm năng thuỷ điện lớn với công suất trên 30 triệu kW.
D. Các đồng bằng thường xuyên nhận được lượng phù sa bồi đắp lớn.

Câu 7. Câu nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta?

A. Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, miền núi có địa hình cao hiểm trở.
B. Đồng bằng thuận lợi cho cây lương thực, miền núi thích hợp cho cây công nghiệp.
C. Những sông lớn mang vật liệu bào mòn ở miền núi bồi đắp, mở rộng đồng bằng.
D. Sông ngòi phát nguyên từ miền núi cao nguyên chảy qua các đồng bằng.

Câu 8. Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là:

A. Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông.
B. Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn, lũ quét, lũ nguồn dễ xảy ra.
C. Động đất dễ phát sinh ở những vùng đứt gãy sâu.
D. Thiếu đất canh tác, thiếu nước nhất là ở những vùng núi đá vôi.

Câu 9. Ở khu vực phía nam, loại rừng thường phát triển ở độ cao từ 500 m - 1000 m là:

A. Nhiệt đới ẩm thường xanh.
B. Á nhiệt đới.
C. Ôn đới.
D. Á nhiệt đới trên núi.

Câu 10. Tác động tiêu cực của địa hình miền núi đối với đồng bằng của nước ta là:

A. Mang vật liệu bồi đắp đồng bằng, cửa sông.
B. Chia cắt đồng bằng thành các châu thổ nhỏ.
C. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt.
D. Ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa tây nam gây khô nóng.

Câu 11. Đây là đặc điểm của địa hình đồi núi của nước ta:

A. Núi cao trên 2 000 m chỉ chiếm 1% diện tích lãn thổ.
B. Địa hình thấp dưới 1000 m chiếm 85% diện tích lãnh thổ.
C. Địa hình thấp dưới 500 m chiếm 70% diện tích lãnh thổ.
D. Tất cả các đặc điểm trên.

Câu 12. Địa hình nước ta nhiều đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp vì:

A. Lãnh thổ nước ta được hình thành từ giai đoạn tiền Cambri cách đây trên 2 tỉ năm.
B. Lãnh thổ nước ta được hình thành rất sớm, bị bào mòn lâu dài sau đó lại được nâng lên.
C. Lãnh thổ nước ta được hình thành chủ yếu trong giai đoạn Cổ kiến tạo.
D. Lãnh thổ nước ta trải qua nhiều kì vận động tạo núi như Calêđôni, Hecxini, Inđôxini, Kimêri, Anpi.

Câu 13. Điều kiện nhiệt độ để hình thành các đai rừng ôn đới núi cao ở nước ta là:

A. Nhiệt độ các tháng mùa hè xuống dưới 250C.
B. Nhiệt độ trung bình năm dưới 15 độ C, tháng lạnh nhất dưới 100C.
C. Nhiệt độ trung bình năm dưới 200C, tháng lạnh nhất dưới 150C.
D. Nhiệt độ trung bình năm dưới 150C, không có tháng nào trên 200C.

Câu 14. Nguyên nhân cơ bản nhất tạo nên sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta là:

A. Nước ta là nước nhiều đồi núi.
B. Nước ta nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa.
C. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm.
D. Nước ta nằm tiếp giáp với Biển Đông.

Câu 15. Hạn chế lớn nhất của vùng núi đá vôi của nước ta là:

A. Dễ xảy ra lũ nguồn, lũ quét.
B. Nhiều nguy cơ phát sinh động đất.
C. Dễ xảy ra tình trạng thiếu nước.
D. Nạn cháy rừng dễ diễn ra nhất.

Đáp án trắc nghiệm Địa 12: Đất nước nhiều đồi núi

1. D

2. B

3. C

4. B

5. C

6. C

7. C

8. A

9. A

10. B

11.D

12. B

13. B

14. A

15. C

Bài: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắn của biển

Câu 1. Loại khoáng sản có tiềm năng vô tận ở Biển Đông nước ta là:

A. Dầu khí.
B. Muối biển.
C. Cát trắng.
D. Titan.

Câu 2. Khu vực có thềm lục địa bị thu hẹp trên Biển Đông thuộc vùng:

A. Vịnh Bắc Bộ.
B. Vịnh Thái Lan.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Nam Trung Bộ

Câu 3. Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ:

A. Nằm gần Xích đạo, mưa nhiều.
B. Địa hình 85% là đồi núi thấp.
C. Chịu tác động thường xuyên của gió mùa.
D. Tiếp giáp với Biển Đông (trên 3260 km bờ biển).

Câu 4. Quá trình chủ yếu chi phối địa mạo của vùng ven biển của nước ta là:

A. Xâm thực.
B. Mài mòn.
C. Bồi tụ.
D. Xâm thực - bồi tụ.

Câu 5. Biểu hiện rõ nhất đặc điểm nóng ẩm của Biển Đông là:

A. Thành phần sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế.
B. Nhiệt độ nước biển khá cao và thay đổi theo mùa.
C. Có các dòng hải lưu nóng hoạt động suốt năm.
D. Có các luồng gió theo hướng đông nam thổi vào nước ta gây mưa.

Câu 6. Điểm cuối cùng của đường hải giới nước ta về phía nam là:

A. Móng Cái.
B. Hà Tiên.
C. Rạch Giá.
D. Cà Mau.

Câu 7. Hạn chế lớn nhất của Biển Đông là:

A. Tài nguyên sinh vật biển đang bị suy giảm nghiêm trọng.
B. Thường xuyên hình thành các cơn bão nhiệt đới.
C. Hiện tượng sóng thần do hoạt động của động đất núi lửa.
D. Tác động của các cơn bão nhiệt đới và gió mùa đông bắc.

Câu 8. Vân Phong và Cam Ranh là hai vịnh biển thuộc tỉnh (thành):

A. Quảng Ninh.
B. Đà Nẵng.
C. Khánh Hoà.
D. Bình Thuận.

Câu 9. Ở nước ta, nghề làm muối phát triển mạnh tại:

A. Của Lò (Nghệ An).
B. Thuận An (Thừa Thiên - Huế).
C. Sa Huỳnh (Quảng Ngãi).
D. Mũi Né (Bình Thuận).

Câu 10. Khu vực có điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng cảng biển của nước ta là:

A. Vịnh Bắc Bộ.
B. Vịnh Thái Lan.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 11. Hai bể trầm tích có diện tích lớn nhất nước ta là:

A. Sông Hồng và Trung Bộ.
B. Cửu Long và Sông Hồng.
C. Nam Côn Sơn và Cửu Long.
D. Nam Côn Sơn và Thổ Chu - Mã Lai.

Câu 12. Đặc điểm của Biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta là:

A. Nóng, ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.
B. Có diện tích lớn gần 3,5 triệu km².
C. Biển kín với các hải lưu chạy khép kín.
D. Có thềm lục địa mở rộng hai đầu thu hẹp ở giữa.

Câu 13. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của Biển Đông được thể hiện rõ ở:

A. Nhiệt độ nước biển.
B. Dòng hải lưu.
C. Thành phần loài sinh vầt biển.
D. Cả ba ý trên.

Câu 14. Vùng cực Nam Trung Bộ là nơi có nghề làm muối rất lí tưởng vì:

A. Không có bão lại ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
B. Có nhiệt độ cao, nhiều nắng, chỉ có vài sông nhỏ đổ ra biển.
C. Có những hệ núi cao ăn lan ra tận biển nên bờ biển khúc khuỷu.
D. Có thềm lục địa thoai thoải kéo dài sang tận Ma-lai-xi-a.

Câu 15. Biển Đông ảnh hưởng nhiều nhất, sâu sắc nhất đến thiên nhiên nước ta ở lĩnh vực:

A. Sinh vật.
B. Địa hình.
C. Khí hậu.
D. Cảnh quan ven biển.

ĐÁP ÁN

1.B

2. D

3. D

4. D

5. A

6. B

7. D

8. C

9. C

10. D

11. C

12. A

13. D

14. B

15. C

Bài: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Câu 1. Ở nước ta, nơi có chế độ khí hậu với mùa hạ nóng ẩm, mùa đông lạnh khô, hai mùa chuyển tiếp xuân thu là:

A. Khu vực phía nam vĩ tuyến 16ºB.
B. Khu vực phía đông dãy Trường Sơn.
C. Khu vực phía bắc vĩ tuyến 16ºB.
D. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ.

Câu 2. Mưa phùn là loại mưa:

A. Diễn ra vào đầu mùa đông ở miền Bắc.
B. Diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào đầu mùa đông.
C. Diễn ra vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc.
D. Diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào nửa sau mùa đông.

Tài liệu vần còn, mời các bạn tải về!

Và sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng, mời các em học sinh, thầy cô giải lao với các bài trắc nghiệm IQ, trắc nghiệm cảm xúc EQ của VnDoc. Hy vọng rằng, các bạn sẽ có những giây phút giải lao thoải mái và nhiều niềm vui.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
89
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Địa lý 12

    Xem thêm