Câu hỏi trắc nghiệm môn Luật giáo dục - Đề số 3
Câu hỏi trắc nghiệm Luật giáo dục có đáp án
Câu hỏi trắc nghiệm môn Luật giáo dục - Đề số 3 có đáp án đi kèm, dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật ôn thi đạt kết quả cao. Mời các bạn tải đề miễn phí về tham khảo.
Câu 1. Cơ quan nào ban hành chương trình giáo dục phổ thông và chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình giáo dục phổ thông?
A. Bộ Giáo Dục và Đào tạo
B. Chính Phủ
C. Nhà nước
D. Bộ trưởng Giáo Dục và Đào tạo
Câu 2. Theo Luật Giáo dục 2005 và Luật giáo dục sửa đổi bổ sung năm 2009, tổ chức loại hình nhà trường nào sau đây không trong hệ thống giáo dục quốc dân:
A. Trường dân lập
B. Trường tư thục
C. Trường bán công
D. Trường công lập
Câu 3. Theo Luật Giáo dục năm 2005, Chọn cụm từ sau điền vào chỗ trống: “Giáo dục phổ thông không bao gồm giáo dục: ............................................ ”
A. THPT
B. Mầm non
C. Tiểu học
D. THCS
Câu 4. Luật Giáo dục năm 2005 quy định điều lệ nhà trường có mấy nội dung chủ yếu:
A. 7
B. 6
C. 8
D. 9
Câu 5. Luật Giáo dục năm 2005 quy định Hội đồng nhà trường có bao nhiêu nhiệm vụ:
A. 7
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 6. Điều 1: Phạm vi điều chỉnh của luật giáo dục:
A. Luật GD quy định về hệ thống giáo dục quốc dân.
B. Nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống GD quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân.
C. Tổ chức cá nhân tham gia hoạt động giáo dục.
D. Luật GD quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống GD quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân; tổ chức cá nhân tham gia hoạt động giáo dục.
Câu 7. Điều 2 Mục tiêu giáo dục là?
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam......................, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lự của công dân,đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xấy dựng và bảo vệ Tổ quốc”
A. phát triển toàn diện
B. phát triển
C. phát triển không ngừng
D. hội nhập quốc tế
Câu 8. Điều 3 Tính chất, nguyên lý giáo dục: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
“Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có.................... ”
A. tính nhân dân, tính dân tộc
B. tính nhân dân, dân tộc, khoa học, lấy chủ nghĩa Mác - Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng
C. tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng
D. tính nhân dân, tính khoa học, tính hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng
Câu 9. Điều 3 Tính chất, nguyên lý giáo dục: Nguyên lý giáo dục là?
A. Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất.
B. Lí luận gắn liền với thực tiễn.
C. Giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
D. Cả 3 đều đúng.
Câu 10. Điều 4. Hệ thống giáo đục quốc dân. Hệ thống giáo dục quốc dân gồm:
A. giáo dục chính quy
B. giáo dục thường xuyên
C. giáo dục đặc biệt
D. giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên
Câu 11. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm?
A. GDMN có nhà trẻ và mẫu giáo, GD phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, THPT
B. GD nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề
C. GD đại học và sau đại học (gọi chung là giáo dục đại học) đào tạo trình độ CĐ, trình độ ĐH, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ
D. Cả 3 câu trên
Câu 12. Nội dung giáo dục phải?
A. đảm bảo tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân
B. kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tính hoa văn hóa nhân loại
C. phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 13. Điền từ vào chỗ trống?
“Chương trình giáo dục phải bảo đảm................... và kế thừa giữa các cấp học và trình độ đào tạo”
A. tính hiện đại, tính ổn định
B. tính thống nhất, tính thực tiễn
C. tính thực tiễn, tính hợp lý
D. tính hiện đại, tính ổn định, tính thống nhất, tính hợp lý
Câu 14. Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với?
A. giáo dục mầm non
B. tiểu học
C. trung học cơ sở
D. giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông
Câu 15. Ai quy định việc thực hiện chương trình giáo dục theo hình thức tích lũy tín chỉ, việc công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ?
A. Chính phủ
B. Bộ trưởng Bộ Giao dục và Đào tạo
C. Các bộ, cơ quan ngang bộ
D. Cả 3 đều đúng
Câu 16. Ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác là?
A. Tiếng Anh
B. Tiếng Việt
C. Tiếng dân tộc
D. Tiếng Việt và Tiếng Anh
Câu 17. Ai là người quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác?
A. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
B. Thủ tướng Chính phủ
C. Chủ tịch nước
D. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập
Câu 18. Văn bằng là?
A. của hệ thống giáo dục quốc dân câp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học
B. của hệ thống giáo dục quốc dân câp cho người học sau khi tốt nghiệp trình độ đào tạo theo quy định của Luật này
C. Văn bằng gồm: bằng tốt nghiệp THCS, THPT, TC, CĐ, ĐH, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ
D. Cả 3 đều đúng
Câu 19. “Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo hoặc bồi dưỡng, nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp” điều này đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 20. Phát triển giáo dục quy định:
A. Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
B. Phát triển giáo dục phải gắn liền với phát triển kinh tế, xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh.
C. Thực hiện chuẩn hóa, HĐH- XHH; bảo đảm cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.
D. Cả 3 đều đúng.
Câu 21. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân quy định:
A. Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân; Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị XH, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
B. Nhà nước thực hiện công bằng XH trong GD , tạo điều kiện để ai cũng được học hành, người nghèo đc học tập, người có năng khiếu phát triển tài năng.
C. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách XH khác được thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 22. Điểm khác biệt giữa luật GD số 38/2005/QH11 với luật GD sửa đổi và bổ sung số 44/2009/QH12 trong việc phổ cập giáo dục là (điều 11 phổ cập giáo dục)?
A. Luật GD số 38/2005/QH11 quy định GDTH và GD THCS là các cấp học phổ cập.
B. Luật GD số 38/2005/QH11 quy định phổ cập GD mầm non cho trẻ 5 tuổi.
C. Luật GD số 44/2009/QH12 quy định phổ cập GD mầm non cho trẻ 5 tuổi, hổ cập Giaos dục tiểu học và giáo dục THCS.
D. Luật GD số 38/2005/QH11 quy định GDTH và GD THCS là các cấp học phổ cập. còn luật GD số 44/2009/QH12 quy định phổ cập GD mầm non cho trẻ 5 tuổi, hổ cập Giao dục tiểu học và giáo dục THCS.
Câu 23. Luật giáo dục năm 2005 (luật số:28/2005/QH11) gồm mấy chương, bao nhiêu điều?
A. 8 chương, 119 điều.
B. 9 chương, 120 điều.
C. 10 chương, 121 điều.
D. 11 chương, 122 điều.
Câu 24. Hệ thống giáo dục quốc dân gồm:
A. giáo dục chính quy
B. giáo dục thường xuyên
C. giáo dục chính quy, giáo dục thường xuyên, đào tạo chuyên tu và đào tạo từ xa
D. Cả A và B
Câu 25. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm:
A. bằng tốt nghiệp tiểu học, bằng tốt nghiệp THCS, bằng tốt nghiệp THPT, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiêp đại học, bằng tiến sĩ.
B. bằng tốt nghiệp THCS, bằng tốt nghiệp THPT, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiêp đại học, bằng tiến sĩ.
C. bằng tốt nghiệp THCS, bằng tốt nghiệp THPT, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiêp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ.
D. bằng tốt nghiệp THCS, bằng tốt nghiệp THPT, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học chính quy, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ.
Đáp án Câu hỏi trắc nghiệm Luật giáo dục - Đề số 3
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
Câu 1 | D | Câu 14 | D |
Câu 2 | C | Câu 15 | B |
Câu 3 | B | Câu 16 | B |
Câu 4 | A | Câu 17 | B |
Câu 5 | B | Câu 18 | D |
Câu 6 | D | Câu 19 | A |
Câu 7 | A | Câu 20 | D |
Câu 8 | C | Câu 21 | D |
Câu 9 | D | Câu 22 | D |
Câu 10 | D | Câu 23 | B |
Câu 11 | D | Câu 24 | D |
Câu 12 | D | Câu 25 | C |
Câu 13 | D |
------------------------
Ngoài Câu hỏi trắc nghiệm môn Luật giáo dục - Đề số 3, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu Cao đẳng - Đại học khác.