Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị nguồn nhân lực đề số 13
Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị nguồn nhân lực đề số 13 được chúng tôi sưu tầm và đăng tải, có đáp án đi kèm, giúp các bạn ôn tập và củng cố kiến thức bộ môn Quản trị nguồn nhân lực để kết thúc học phần hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Đề thi môn Quản trị nguồn nhân lực
Câu 1. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực mang lại lợi ích cho đối tượng nào?
- Doanh nghiệp.
- Học viên được đào tạo.
- Xã hội.
- Tất cả đều đúng.
Câu 2. Nối hoạt động với phương pháp đào tạo đúng?
(1) Công ty A cử quản lý bán hàng đi đào tạo tại trường Đại Học Kinh tế Huế.
(2) Trưởng quầy hướng dẫn nhân viên cấp dưới về thái độ phục vụ khách hàng.
(3) Quản lý phòng hành chính được lệnh chuyển sang làm quản lý phòng Marketing.
(4) Nhân viên phòng nhân sự tham gia các bài tập tình huống trong các buổi hội thảo học tập.
(5) Giám đốc hướng dẫn nhân viên phòng tài chính hướng dẫn rõ các bước làm việc cho nhân viên mới.
(A) Luân chuyển, thuyên chuyển.
(B) Cử người đi học ở các trường chính quy.
(C) Đào tạo kiểu phòng thí nghiệm.
(D) Kèm cặp và chỉ bảo.
(E) Chỉ dẫn công việc.
- 1-B, 2-D, 3-A, 4-C, 5-E
- 1-B, 2-E, 3-A, 4-C, 5-D
- 1-C, 2-D, 3-A, 4-B, 5-E
- 1-C, 2-E, 3-A, 4-B, 5-D
Câu 3. Sự khác nhau giữa đào tạo và phát triển là:
- Phạm vi tổ chức 2 hoạt động
- Thời gian thực hiện
- Mục đích thực hiện
- Tất cả đều đúng
Câu 4. Những hoạt động không thuộc trong phát triển nguồn nhân lực:
- Giáo dục
- Đào tạo
- Hoạch định nguồn nhân lực
- Phát triển
Câu 5. Lợi ích nào sau đây mà đào tạo và phát triển nguồn nhân mang lại cho xã hội:
- Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức.
- Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển của người lao động.
- Chống lại thất nghiệp.
- Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Câu 6. _________ là việc xác định xem sau khi được đào tạo và phát triển, nhân viên đã tiếp thu được những kiến thức gì?
- Tổng kết kết quả học tập của học viên.
- Đánh giá kết quả học tập của học viên.
- Nâng cao chất lượng học tập của học viên.
- Định hướng kết quả học tập của học viên.
Câu 7. Câu trả lời nào sai cho câu hỏi “Vì sao tổ chức nên hạn chế hình thức đào tạo từ xa?”
- Chi phí cao
- Cần có phương tiện và trang thiết bị riêng cho học tập
- Đầu tư cho việc chuẩn bị bài giảng lớn
- Thiếu trao đổi trực tiếp giữa học viên và giảng viên
Câu 8. Sắp xếp theo trình tự xây dựng một chương trình đào tạo:
(1) Xác định mục tiêu ĐT,
(2) Lựa chọn đối tượng ĐT,
(3) Xác định nhu cầu ĐT,
(4) Lựa chọn và ĐT giảng viên,
(5) Xác định chương trình và phương pháp ĐT,
(6) Dự tính chi phí ĐT.
(7) Thiết lập quá trình lại.
- 1-2-3-4-5-6-7
- 1-2-3-5-4-6-7
- 3-1-2-4-5-6-7
- 3-1-2-5-4-6-7
Câu 9. Tổ trưởng phân xưởng hướng dẫn công nhân quy trình vận hành máy móc. Đây là phương pháp đào tạo nào?
- Đào tạo theo kiểu học nghề.
- Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc.
- Luân chuyển và thuyên chuyển công việc.
- Đào tạo theo phương thức từ xa.
Câu 10. Công tác xác định mục tiêu đào tạo bao gồm:
- Những kỹ năng cụ thể cần được đào tạo và trình độ kỹ năng có được sau đào tạo.
- Số lượng và cơ cấu học viên.
- Thời gian đào tạo.
- Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 11. Tốn kém chi phí cao không là nhược điểm của phương pháp đào tạo nào?
- Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp.
- Đào tạo kỹ năng xử công văn và giấy tờ.
- Đào tạo từ xa.
- Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm.
Câu 12. Ưu điểm của phương pháp “đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm”?
- Đơn giản, dễ tổ chức.
- Cung cấp thông tin cho học việc 1 lượng lớn thông tin về nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Được trang bị kiến thức lý thuyết và những kỹ năng thực hành.
- Không tồn nhiều công sức tiền của.
Câu 13. Nhược điểm của loại hình đào tạo nguồn nhân lực “kèm cặp và chỉ bảo” là gì?
- Đắt
- Làm hư hỏng
- Bị lây nhiễm 1 số phương pháp, cách thức làm việc không tiên tiến
- Không có điều kiện thử công việc thật
Câu 14. Phương pháp nào sau đây là phương pháp “đào tạo nguồn nhân lực ngoài công việc”?
1. Tổ chức các lớp canh DN.
2. Cử đi học ở các trường chính quy.
3. Đào tạo theo kiểu học nghề.
4. Đào tạo theo phương thức từ xa.
- 1, 2, 3, 4
- 1, 2, 3
- 1, 2, 4
- 1, 4
Câu 15. Nhược điểm của phương pháp đào tạo NNL “luân chuyển và thuyên chuyển công việc” là gì?
- Được làm ít công việc.
- Thời gian ở lại một công việc hay một vị trí quá ngắn.
- Không được mở rộng kỹ năng làm việc của học viên.
- Đáp án khác.
Câu 16. Ba vấn đề ưu tiên quan trọng hàng đầu trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thế kỷ 21 là:
- Phục vụ khách hàng - Đổi mới công nghệ - Đào tạo kỹ năng xử lí công văn, giấy tờ.
- Nâng cao chất lượng - Đổi mới công nghệ, kỹ thuật - Phục vụ khách hàng.
- Kỹ năng xử lí công văn, giấy tờ - Nâng cao chất lượng - Phục vụ khách hàng.
- Nâng cao chất lượng - Đổi mới công nghệ, kỹ thuật - Mở rộng quy mô.
Câu 17. Đối với những nghề tương đối phức tạp, các công việc có tính đặc thù, nên thực hiện phương pháp đào tạo và phát triển nào?
- Đào tạo bằng kèm cặp, chỉ bảo.
- Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn.
- Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp.
- Đào tạo chương trình hóa với sự trợ giúp của máy tính.
Câu 18. Phương pháp được sử dụng để đào tạo rất nhiều kỹ năng mà không cần người dạy là:
- Đào tạo theo phương thức từ xa.
- Mô hình hóa hành vi.
- Chương trình hóa có sự trợ giúp của máy tính.
- Các bài giảng - hội nghị - báo cáo.
Câu 19. Xác định nhu cầu đào tạo là xác định:
- Khi nào - bộ phận nào - ai đào tạo - cần bao nhiêu người.
- Khi nào - bộ phận nào - đào tạo kỹ năng nào?
- Khi nào - bộ phận nào - kỹ năng nào - loại lao động nào - cần bao nhiêu người.
- Ai đào tạo - bộ phận nào - cần bao nhiêu người.
Câu 20. Phương pháp đào tạo bao gồm các cuộc hội thảo, học tập trong đó sử dụng các thủ thuật: bài tập tình huống, diễn kịch, mô phỏng trên vi tính, trò chơi quản lí là:
- Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm.
- Mô hình hóa hành vi.
- Chương trình hóa có sự trợ giúp của máy tính.
- Đào tạo xử lí công văn giấy tờ.
Câu 21. ... là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh:
- Đào tạo và phát triển
- Hoạch định nguồn nhân lực
- Giáo dục và đào tạo
- Tất cả đều sai
Câu 22. Kèm cặp và chỉ bảo bao gồm:
- Kèm cặp bởi người lãnh đạo trực tiếp.
- Kèm cặp bởi một cố vấn.
- Kèm cặp bởi người quản lý có kinh nghiệm.
- Tất cả đều đúng.
Câu 23. Đào tạo theo kiểu chương trình hóa với sự trợ giúp của máy tính có ưu điểm là:
- Được sử dụng để đào tạo rất nhiều kĩ năng mà không cần người chỉ dẫn.
- Cung cấp tức thời những phản hồi đối với câu trả lời của người học thông qua việc cung cấp lời giảng sau câu trả lời.
- Đơn giản, dễ tổ chức.
- A và B đúng.
Câu 24. Đào tạo theo kiểu: bài giảng hội nghị hay thảo luận có nhược điểm gì?
- Đầu tư cho sự chuẩn bị bài giảng rất lớn
- Tốn thời gian,phạm vi hẹp
- Cần có phương tiện và trang thiết bị riêng cho học tập
- Có thể gây ra những thiệt hại
Câu 25. Phương pháp huấn luyện tại bàn giấy được áp dụng cho:
- Quản trị gia và chuyên viên tại nơi làm việc.
- Quản trị gia và chuyên viên ngoài nơi làm việc.
- Công nhân tại nơi làm việc.
- Công nhân ngoài nơi làm việc.
Đáp án đề thi môn Quản trị nguồn nhân lực
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
Câu 1 | D | Câu 14 | C |
Câu 2 | B | Câu 15 | B |
Câu 3 | D | Câu 16 | B |
Câu 4 | C | Câu 17 | C |
Câu 5 | C | Câu 18 | C |
Câu 6 | B | Câu 19 | C |
Câu 7 | B | Câu 20 | A |
Câu 8 | D | Câu 21 | A |
Câu 9 | B | Câu 22 | D |
Câu 10 | D | Câu 23 | D |
Câu 11 | B | Câu 24 | B |
Câu 12 | C | Câu 25 | A |
Câu 13 | C |
-------------------------------
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị nguồn nhân lực đề số 13. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.