Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị nguồn nhân lực đề số 20
Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị nguồn nhân lực đề số 20 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, có đáp án đi kèm, giúp các bạn ôn tập và củng cố kiến thức bộ môn Quản trị nguồn nhân lực để kết thúc học phần hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Đề thi môn Quản trị nguồn nhân lực
Câu 1. Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) bị vô hiệu lực toàn bộ khi:
- Toàn bộ nội dung thỏa ước trái pháp luật
- Người kí kết thỏa ước không đúng thẩm quyền
- Không tiến hành đúng trình tự kí kết
- Cả ba phương án trên đều đúng
Câu 2. Bãi công khác đình công ở điểm nào?
- Bãi công có kèm theo yêu sách chính trị còn đình công thì không
- Bãi công diễn ra ở quy mô lớn, đình công diễn ra ở phạm vi nhỏ một hay nhiều xí nghiệp
- Bãi công bằng hình thức rời khỏi nơi làm việc, đình công là không rời khỏi nơi làm việc
- A và B đều đúng
Câu 3. Bất bình ảnh hưởng đến:
- Năng suất lao động
- Quan hệ lao động
- Đời sống của mọi người
- Cả A, B và C đều đúng
Câu 4. ............... là bất bình có nguyên nhân chính đáng, các sự kiện được biểu hiện rõ ràng, người lao động có thể được tranh luận với người quản lý.
- Bất bình tưởng tượng
- Bất bình rõ ràng
- Bất bình im lặng
- Bất bình được bày tỏ
Câu 5. Loại bất bình nào thường là kết quả của những đồn đại, bán tín bán nghi và chuyện lượm lặt.
- Bất bình tưởng tượng
- Bất bình rõ ràng
- Bất bình im lặng
- Bất bình được bày tỏ
Câu 6. Bất bình được bày tỏ: người lao động ....................... với người phụ trách.
- Phàn nàn một cách cởi mở và công khai.
- Phàn nàn kín đáo hoặc im lặng.
- Chịu đựng trong uất ức và bất mãn.
- Cả A, B, C đều đúng.
Câu 7. Điều nào có thể dẫn tới bất bình của người lao động:
- Phân công lao động không phù hợp
- Công ty gian dối về tiền lương
- An toàn lao động không được đảm bảo
- Cả A, B, C đều đúng
Câu 8. Bất bình xuất phát từ sự tuyên truyền về kinh tế chính trị là bất bình có nguồn gốc.
- Trong nội bộ tổ chức
- Bên ngoài tổ chức
- Trong nội bộ người lao động
- Cả A, B, C đều đúng
Câu 9. Ý nào sau đây sai?
- Nội dung của kỷ luật lao động bao gồm các điều khoản qui định về hành vi của người lao động
- Nội dung của kỷ luật lao động bao gồm các điều khoản qui định về số lượng, chất lượng công việc cần đạt được, thời gian làm việc, nghỉ ngơi
- Nội dung của kỷ luật lao động bao gồm các điều khoản qui định về tiêu chuẩn đánh giá tuyển chọn nhân viên
- Nội dung của kỷ luật lao động bao gồm các điều khoản qui định về các hành vi vi phạm pháp luật lao động, các hình thức xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất
Câu 10. Nguyên nhân chính của các vi phạm kỷ luật lao động thường bắt nguồn từ:
- Thái độ, ý thức của mỗi cá nhân
- Sai sót của người quản lý trong quá trình xây dựng, thực hiện chính sách nhân sự
- Phát sinh từ sự không hợp lý trong chính sách của tổ chức
- Tất cả các ý trên
Câu 11. Căn cứ để đánh giá mức độ nặng nhẹ của hành vi vi phạm kỷ luật lao động là:
- Căn cứ và tính chất và bản chất hành vi vi phạm kỷ luật lao động
- Căn cứ vào điều kiện cụ thể xảy ra hành vi, tính chất nghề nghiệp, vị trí công việc mà người lao động đảm nhiệm
- Căn cứ vào trình độ hiểu biết của người lao động
- Tất cả các ý trên
Câu 12. Để người quản lý bộ phận thực hiện được trách nhiệm của mình về kỷ luật lao động thì cần sự hướng dẫn đào tạo của ai?
- Ban quản lí cấp cao
- Công đoàn
- Phòng quản trị nhân sự
- Cả A, B, C đều đúng
Câu 13. Tổ chức công tác thi hành kỷ luật gồm:
(1) Phỏng vấn kỷ luật
(2) Thực hiện biện pháp kỷ luật
(3) Lựa chọn biện pháp kỷ luật
(4) Đánh giá việc thi hành kỷ luật.
Thứ tự tiến hành là:
- (1), (2), (3), (4)
- (1), (3), (2), (4)
- (3), (1), (2), (4)
- (3), (2), (1), (4)
Câu 14. Người lao động không rời khỏi nơi làm việc nhưng không làm việc hay làm việc cầm chừng. Đây là hình thức tranh chấp lao động nào?
- Đình công
- Bãi công
- Lãn công
- Không phải ba phương án trên
Câu 15. Kỉ luật lao động là những …….. quy định hành vi cá nhân của người lao động mà tổ chức xây dựng nên dựa trên cơ sở pháp lý hiện hành và các chuẩn mực đạo đức xã hội.
- Nguyên tắc
- Biện pháp
- Tiêu chuẩn
- Ràng buộc
Câu 16. Hợp đồng lao động cần có những gì trong các điều sau:
- Công việc phải làm
- Thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi
- Lương, an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội
- 3 câu trên đều đúng
Câu 17. Những năng lực nào cần có của một người quản lý trực tiếp trong việc giải quyết bất bình.
- Biết lắng nghe, khả năng suy xét, khả năng thuyết phục
- Đối xử công bằng với mọi người, khơi gợi tâm sự đầy đủ và trọn vẹn của người lao động
- Khả năng giao tiếp tốt và thấu hiểu nhân viên cấp dưới
- Tất cả các phương án trên đều đúng
Câu 18. Nội dung nào sau đây không cần phải có trong hợp đồng lao động?
- Công việc phải làm: Tên công việc, chức danh công việc, nhiệm vụ lao động
- Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi
- Tiền lương
- Tiền thưởng trong quá trình làm việc
Câu 19. Một vụ việc được coi là tranh chấp lao động khi nào:
- Các bên xảy ra mâu thuẫn gay gắt với nhau
- Chủ sử dụng và người lao động bất hòa về tiền lương và các điều kiện làm việc của người công nhân
- Khi các bên đã tự bàn bạc, thương lượng mà không đi đến thỏa thuận chung hoặc một trong hai bên từ chối thương lượng, cần phải có sự can thiệp của chủ thể thứ ba thông qua thủ tục hòa giải, trọng tài hoặc xét xử
- Cả ba phương án trên đều đúng
Câu 20. Hợp đồng thường áp dụng cho công việc có tính tạm thời và có thời hạn dưới 1 năm thuộc loại hợp đồng nào?
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn (1-3 năm)
- Hợp đồng lao động theo mùa vụ
- Tất cả đều sai
Câu 21. Điền từ còn thiếu “………………. là một sự tiến bộ xã hội, thừa nhận quyền của mọi người làm công ăn lương, được thông qua người đại diện của mình là công đoàn để xác định một cách tập thể những điều kiện lao động, đặc biệt là những điều kiện có lợi cho người lao động so với các quy định của pháp luật”.
- Quan hệ lao động
- Quá trình lao động
- Hợp đồng lao động
- Thỏa ước lao động tập thể
Câu 22. ........ phải là người đào tạo và hướng dẫn cho người quản lí bộ phận về những vấn đề liên quan đến kỷ luật nhằm giúp họ làm quen với những khía cạnh của công tác kỷ luật.
- Công đoàn
- Ban quản lí cấp cao
- Phòng quản lí nhân lực
- Người lao động
Câu 23. Cách tiếp cận với kỷ luật nào được gọi là cách tiếp cận tích cực?
- Thi hành kỷ luật bằng trừng phạt, răn đe
- Thi hành kỷ luật mà không phạt
- Cả A và B đều đúng
- Cả A và B đều sai
Câu 24. Sắp xếp các bước sau thành thứ tự của việc ký kết thỏa ước.
1. Các bên đưa ra yêu cầu và nội dung thương lượng.
2. Mỗi bên tổ chức lấy ý kiến về dự thảo.
3. Tiến hành thương lượng trên cơ sở xem xét các yêu cầu và nội dung của mỗi bên.
4. Các bên hoàn thiện dự thảo thỏa ước tập thể và tiến hành ký kết.
- 1-2-3-4
- 1-3-2-4
- 2-1-3-4
- 1-4-3-2
Câu 25. Công đoàn là:
- nguồn đào tạo và hướng dẫn cho người quản lí bộ phận về những vấn đề liên quan đến kỷ luật
- lực lượng hỗ trợ trong việc thi hành kỷ luật
- cả A, B đều đúng
- cả A, B đều sai
Đáp án đề thi môn Quản trị nguồn nhân lực
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
Câu 1 | D | Câu 14 | C |
Câu 2 | D | Câu 15 | C |
Câu 3 | D | Câu 16 | D |
Câu 4 | B | Câu 17 | D |
Câu 5 | A | Câu 18 | D |
Câu 6 | A | Câu 19 | B |
Câu 7 | D | Câu 20 | C |
Câu 8 | B | Câu 21 | D |
Câu 9 | C | Câu 22 | C |
Câu 10 | D | Câu 23 | B |
Câu 11 | D | Câu 24 | B |
Câu 12 | C | Câu 25 | B |
Câu 13 | B |
-------------------------------
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị nguồn nhân lực đề số 20. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.