Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm Tài chính quốc tế phần 3

Chúng tôi xin giới thiệu bài Câu hỏi trắc nghiệm Tài chính quốc tế phần 3 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, có đáp án đi kèm, giúp các bạn ôn tập và củng cố kiến thức bộ môn Tài chính quốc tế để kết thúc học phần hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Đề thi môn Tài chính quốc tế

Câu 1. Giả sử lãi suất hiện tại của USD là 3,5%/n. giả sử lãi suất hiện tại của JPY là 6,5%/n. Phần gia tăng hay khấu trừ của hợp đồng kỳ hạn sẽ là (giả thiết CIP tồn tại) (sau 1 năm):

  1. 2,9%
  2. -0,029
  3. 0,25
  4. -0,29

Câu 2. Đặc trưng của thị trường ngoại hối là:

  1. Hoạt động mua bán ngoại tệ diễn ra suốt 24h
  2. Mang tính toàn cầu
  3. Được tiêu chuẩn hoá cao
  4. Tất cả đều đúng

Câu 3. Hình thức tổ chức của thị trường ngoại hối bao gồm:

  1. Thị trường ngoại hối tập trung
  2. Thị trường ngoại hối phi tập trung
  3. Thị trường vàng bạc, đá quý
  4. Đáp án A, B đúng

Câu 4. Tỷ giá ngoại hối được hiểu là:

  1. Quan hệ so sánh về giá trị của các đồng tiền có liên quan
  2. Đơn vị tiền tệ của nước này biểu thị số lượng của đồng tiền nước khác
  3. Giá cả 1 đơn vị tiền tệ của nước này biểu thị số lượng đơn vị tiền tệ của nước khác
  4. Tất cả đáp án

Câu 5. Trên thị trường ngoại hối ngày N, tỷ giá lúc mở cửa là: 1 EUR = 1,3423 USD. Tỷ giá lúc đóng cửa là: 1 EUR = 1,3434 USD. Như vậy, so với USD đồng EUR đã:

  1. Lên giá 11 điểm
  2. Giảm giá 11 điểm
  3. Giảm giá 8 điểm
  4. Lên giá 9 điểm

Câu 6. Giả sử có thông tin về tỷ giá: 1 EUR = 1,25 USD; 1 GBP = 2 USD. Vậy tỷ giá EUR/GBP là:

  1. 1,6
  2. 0,625
  3. 1,8
  4. 2,5

Câu 7. Khi tỷ giá giữa GBP và USD đọc “1 với 62 số 53 điểm” được hiểu là:

  1. Tỷ giá GBP/USD = 1,6253
  2. Tỷ giá GBP/USD = 1,06253
  3. 0,6253
  4. 16,253

Câu 8. Mục tiêu chính của quỹ tiền tệ Thế giới giúp đỡ các chuyên gia là:

  1. Cho vay và xoá đói giảm nghèo
  2. Cho vay đầu tư cơ sở hạ tầng
  3. Ổn định tỷ giá hối đoái
  4. Xóa nợ cho các nước nghèo

Câu 9. Cán cân vốn phản ánh:

  1. Các giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ
  2. Các thay đổi trong tài sản của 1 quốc gia
  3. Luồng vốn vào và ra trong 1 quốc gia
  4. 2 trong các câu trên

Câu 10. Hàng năm tổ chức WB tại Việt Nam trả lương cho cán bộ Việt Nam làm tại đó, nghiệp vụ được phản ánh vào:

  1. Cán cân dịch vụ
  2. Cán cân thu nhập
  3. Cán cân chuyển giao vãng lai 1 chiều
  4. 2 trong các câu trên

Câu 11. Giữa hợp đồng tiền tệ tương lai và kỳ hạn có những điểm nào giống nhau:

  1. Cùng tự điều chỉnh
  2. Đều được chuyển hoá theo quy mô hoạt động
  3. Đều được chuyển hoá về ngày giao dịch
  4. Không có câu nào đúng

Câu 12. Trên thị trường kỳ hạn:

  1. Khách hàng đồng ý bán đồng ngoại tệ trong tương lai với tỷ giá xác định ngày hôm nay
  2. Khách hàng đồng ý mua đồng ngoại tệ trong tương lai với tỷ giá xác định ngày hôm nay
  3. Khách hàng chi trả ngày hôm nay cho 1 số lượng ngoại tệ cụ thể được nhận trong tương lai
  4. Đáp án A, B đúng

Câu 13. Ngân hàng A yết giá GBP/USD là 1,55/1,57. Ngân hàng B niêm yết tỷ giá đồng bảng Anh và USD là 1,53/1,55. Nếu nhà đầu tư có 100,000 USD, liệu có thể thu được lợi nhuận là bao nhiêu khi mua GBP ở ngân hàng B bán cho ngân hàng A:

  1. 1000 USD
  2. 0 USD
  3. 2000 USD
  4. 3000 USD

Câu 14. Tại ngân hàng ANZ niêm yết tỷ giá là USD/VND = 1,5247/5362. Đối với ngân hàng có nghĩa là:

  1. Mua vào với tỉ giá 1,5262 và bán ra với tỉ giá 1,5247
  2. Mua vào với tỷ giá 1 USD = 1,5362 VND
  3. Bán ra với tỷ giá 1 USD = 1,5362
  4. Mua vào với tỉ giá 1,5262

Câu 15. Tại ngân hàng Vietcombank niêm yết tỷ giá mua như sau: 1 USD = 7,7852 HKD và 1 HKD = 2003,8 VND. Vậy đối với ngân hàng tỷ giá mua 1 USD là:

  1. 15,599
  2. 15,547
  3. 16,453
  4. 15,762

Câu 16. Báo cáo phản ánh toàn bộ giá trị các giao dịch về thương mại hàng hóa, dịch vụ và các luồng tài chính được gọi là:

  1. Cán cân thương mại
  2. Tài khoản vãng lai
  3. Tài khoản vốn
  4. Cán cân thương mại quốc tế

Câu 17. Phản ánh vào cán cân thương mại quốc tế các giao dịch tiền tệ giữa?

  1. Những người cư trú với nhau
  2. Những người cư trú và không cư trú
  3. Những người không cư trú với nhau
  4. Tất cả đáp án trên

Câu 18. Cán cân nào sau đây thuộc vào tài khoản vãng lai?

  1. Cán cân thương mại
  2. Cán cân vốn ngân hàng
  3. Cán cân bù đắp chính thức
  4. Cán cân tổng thể

Câu 19. Chính sách được sử dụng để điều chỉnh cán cân thanh toán:

  1. Điều chỉnh cung tiền
  2. Điều chỉnh tỷ giá
  3. Tăng hoặc giảm chi tiêu của chính phủ
  4. Tất cả đáp án trên

Câu 20. Các yếu tố làm tăng cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối là:

  1. Quy mô vay nợ nước ngoài
  2. Tổng kim ngạch NK
  3. Giảm quy mô vốn đầu tư ra nước ngoài
  4. Tăng kim ngạch XK

Câu 21. Các ngân hàng thương mại sử dụng các công cụ tài chính nào để duy trì tỷ giá cố định:

  1. Lãi suất
  2. Thị trường mở
  3. Quỹ bình ổn hối đoái
  4. Tất cả đáp án trên

Câu 22. Đồng tiền yết giá là đồng tiền:

  1. Đồng tiền được lấy là chuẩn có đơn vị tính là 1
  2. Đứng ở vị trí hàng hóa
  3. Biểu diễn giá cả của đồng tiền chuẩn
  4. A và B đúng

Câu 23. Các giao dịch bên ngân hàng có sử dụng USD thì niêm yết tỷ giá kiểu Mỹ (niêm yết gián tiếp) có nghĩa là:

  1. Lấy USD làm đồng tiền yết giá
  2. Lấy đồng bảng Anh làm đồng tiền định giá
  3. Lấy USD làm đồng tiền định giá
  4. Lấy đồng ngoại tệ làm đồng định giá

Câu 24. Thị trường giao ngay và kỳ hạn:

  1. Là 1 loại thị trường phi tập trung (OTC)
  2. Được mở cửa 24h 1 ngày
  3. Là thị trường tài chính lớn nhất và năng động nhất thế giới
  4. Tất cả đáp án

Câu 25. Đầu năm 2004 tỷ giá 1 USD = 15,000 VND, giả sử lạm phát chỉ tính sau 1 năm ở Mỹ là 5% và Việt Nam là 2% thì tỷ giá sẽ là:

  1. 1 USD = 15,529 VND
  2. 1 USD = 14,824 VND
  3. 1 USD = 15,193 VND
  4. 1 USD = 14,571 VND

Câu 26. Tại ngân hàng A công bố tỷ giá sau: 1 USD = 15,570 VND, 1USD = 7,71 HKD. Vậy tỷ giá HKD và VND là:

  1. 2201,45
  2. 2001,71
  3. 2392,52
  4. 2231,28

Câu 27. Giả sử một công ty của Mỹ nhập khẩu xe đạp từ Trung Quốc. Trên BOP của Mỹ sẽ phát sinh:

  1. Một bút toán ghi có trên cán cân vãng lai và một bút toán ghi nợ trên cán cân vãng lai
  2. Một bút toán ghi có trên cán cân thương mại và một bút toán ghi nợ trên cán cân vãng lai
  3. Một bút toán ghi có trên cán cân dịch vụ và một bút toán ghi nợ trên cán cân vãng lai
  4. Một bút toán ghi có trên cán cân vãng lai và một bút toán ghi nợ trên cán cân thu nhập

Câu 28. Những yếu tố nào không phải là căn cứ xét bồi thường BH?

  1. Bảng kê thiệt hại phải bồi thường.
  2. Thông báo thanh toán do Cty gửi Cty nhận tái BH.
  3. Những thiệt hại phải thanh toán ngay.
  4. Hợp đồng tái BH.

Câu 29. Cán cân thanh toán quốc tế của một nước có thực sự là cân đối hay không?

  1. Có.
  2. Không.
  3. Cân đối chỉ là ngẫu nhiên tạm thời.
  4. Cân đối chỉ khi có sự can thiệp của Chính phủ.

Câu 30. Khi hiệp ước song phương giữa Việt Nam và Mỹ (BTA) được thực hiện, tỷ giá giữa Đồng Việt Nam và Đô la Mỹ sẽ biến động như thế nào?

  1. Tăng.
  2. Biến động tăng giá cho đồng Đô la Mỹ.
  3. Giảm.
  4. Không đổi.

Câu 31. Chính sách tỷ giá cố định có tác dụng chủ yếu:

  1. Bảo trợ mậu dịch đối với các cơ sở sản xuất hàng hóa trong nước.
  2. Đảm bảo nhu cầu chi tiêu của ngân sách Nhà nước.
  3. Đảm bảo khả năng ổn định sức mua của đồng nội tệ và các mục tiêu kinh tế-xã hội.
  4. Hạn chế ảnh hưởng của thị trường tài chính quốc tế.

Câu 32. Phân công lao động quốc tế là cơ sở của

  1. Các quan hệ chính trị.
  2. Các quan hệ ngoại giao.
  3. Các quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế.
  4. Các quan hệ ngoại giao và quan hệ thương mại quốc tế.

Câu 33. Các quan hệ ……..thể hiện đường lối đối nội, đối ngoại của nhà nước.

  1. Tài chính.
  2. Kinh tế.
  3. Tài chính quốc tế.
  4. Tín dụng quốc tế.

Câu 34. Yếu tố nào sau đây không phải đặc trưng của tài chính quốc tế?

  1. Rủi ro hối đoái và rủi ro chính trị.
  2. Sự thiếu hoàn hảo của thị trường.
  3. Môi trường quốc tế mở ra nhiều cơ hội.
  4. Không chịu sự chi phối của tình hình chính trị và kinh tế của mỗi nước.

Câu 35. Viện trợ đa phương là hình thức viện trợ quốc tế được diễn ra giữa:

  1. Các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ với Chính phủ.
  2. Các tổ chức của các nước trong cộng đồng quốc tế.
  3. Các tổ chức trong và ngoài Liên hiệp quốc.
  4. Các tập đoàn kinh tế quốc tế

Câu 36. Nhận định nào sau đây về viện trợ quốc tế là đúng nhất?

  1. Viện trợ phát triển chính thức (ODA) là nguồn vốn tài trợ cho vay có điều kiện của nước ngoài.
  2. Việc sử dụng và quản lý vốn ODA kém hiệu quả có nguy cơ để lại gánh nặng nợ nần trong tương lai.
  3. Nguồn vốn ODA chỉ bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại.
  4. Các nước nhận vốn ODA có thể nhận tài trợ mà không cần tuân theo điều kiện của nước tài trợ.

Câu 37. Viện trợ của các chính phủ là ………….giữa các nước có thỏa thuận tay đôi với nhau.

  1. Viện trợ đa phương.
  2. Viện trợ song phương.
  3. Viện trợ quốc tế có hoàn lại.
  4. Viện trợ song phương và đa phương.

Câu 38. Viện trợ đa phương được coi là hình thức viện trợ ưu việt hơn các loại hình khác vì:

  1. Viện trợ không có điều kiện.
  2. Do các tổ chức quốc tế lớn thực hiện.
  3. Các khoản viện trợ này không phải hoàn trả.
  4. Tránh được các vấn đề khó khăn nảy sinh từ mối quan hệ tay đôi.

Câu 39. Các nước nhận viện trợ của các tổ chức quốc tế:

  1. Chủ yếu là các nước phát triển.
  2. Chủ yếu là các nước công nghiệp mới phát triển.
  3. Chủ yếu là các nước đang phát triển và kém phát triển
  4. Chủ yếu là các nước đang phát triển là thành viên của Liên hiệp quốc.

Câu 40. Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ là:

  1. Các tổ chức thuộc Liên hợp quốc
  2. Viện trợ của các tổ chức của một nước cho một nước khác.
  3. Viện trợ do các tổ chức phi chính phủ thực hiện.
  4. Viện trợ của các tổ chức quốc tế và các chính phủ

Câu 41. MFN và Ni khác nhau ở những điểm nào?

  1. MFN chống phân biệt đối xử trong buôn bán quốc tế. NI không phân biệt đối xử trong buôn bán quốc tế.
  2. NI tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng của các quốc gia. MFN có thể tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng hoặc không bình đẳng giữa các quốc gia.
  3. NI hàng xuất khẩu không phải chịu thuế, lệ phí, thủ tục kinh doanh. Tùy theo chính sách của các quốc gia
  4. Tất cả đều đúng

Câu 42. Trong các câu hỏi sau đây câu nào không đúng?

  1. Thuế quan là một hình thức phân phối lại thu nhập từ người tiêu dùng là người phải trả giá cao sang người sản xuất là người nhận được giá cao.
  2. Thuế quan là một trong các hình thức hạn chế mậu dịch có từ lâu đời nhất.
  3. Thuế quan là một công cụ hạn chế mậu dịch mà người sản xuất ưa chuộng nhất.
  4. Thuế quan góp phần làm tăng ngân sách chính phủ.

Câu 43. Thuế quan ngăn cấm là mức thuế quan mà tại đó

  1. Triệt tiêu mọi lợi ích do mậu dịch tự do mang lại.
  2. Chính phủ ấn định không được phép tăng hơn.
  3. Sản xuất đạt mức cao nhất ở tất cả các sản phẩm
  4. Tất cả đều đúng

Câu 44. Nguyên tắc MFN là các bên tham gia trong quan hệ kinh tế thương mại dành cho nhau những điều kiện ưu đãi:

  1. Kém hơn những ưu đãi mà mình dành cho các nước khác
  2. Cao hơn những ưu đãi mà mình dành cho các nước khác
  3. Không kém hơn những ưu đãi mà mình dành cho các nước khác
  4. Tất cả đều đúng

Câu 45. AFTA có mục đích là tạo ra:

  1. Biểu thuế quan chung
  2. Chính sách kinh tế chung
  3. Đồng tiền chung
  4. Thị trường mậu dịch tự do

Câu 46. Thuế quan là biện pháp:

  1. Tài chính, được áp dụng nhằm bảo hộ sản xuất trong nước
  2. Phi tài chính, nhằm phát triển thương mại quốc tế, điều tiết thương mại quốc tế
  3. Tài chính, được áp dụng nhằm phát triển, thương mại quốc tế
  4. Tất cả đều đúng

Câu 47. Hệ số co giãn xuất khẩu η biểu diễn % thay đổi của …..khi tỷ giá thay đổi 1%

  1. Số lượng hàng hóa xuất khẩu
  2. Thị phần hàng hóa trong nước trên thị trường quốc
  3. Giá trị của hàng hóa xuất khẩu
  4. Giá cả của hàng hóa xuất khẩu

Câu 48. Hệ số co giãn nhập khẩu ηM biểu diễn % thay đổi của giá trị nhập khẩu khi tỷ giá:

  1. Không đổi
  2. Thay đổi 10 %
  3. Thay đổi 1%
  4. Thay đổi 20 %

Câu 49. Theo phương pháp tiếp cận hệ số co giãn XK, NK, khi thực hiện phá giá nội tệ trạng thái của cán cân vãng lai phụ thuộc vào:

  1. Hiệu ứng giá cả
  2. Hiệu ứng khối lượng
  3. Hiệu ứng đường cong J
  4. Tính trội của hiệu ứng giá cả hay hiệu ứng số lượng

Câu 50. Hiệu ứng đường cong J là

  1. Cho thấy cán cân vãng lai xấu đi và sau đó được cải thiện dưới tác động chính sách phá giá nội tệ
  2. Cho thấy cán cân vãng lai cải thiện và sau đó xấu đi do sự tác động của chính sách phá giá nội tệ
  3. Cho thấy số lượng hàng hóa XK > NK
  4. Không câu nào đúng

Đáp án đề thi Tài chính quốc tế

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

A

Câu 26

B

Câu 2

D

Câu 27

A

Câu 3

D

Câu 28

D

Câu 4

C

Câu 29

A

Câu 5

A

Câu 30

B

Câu 6

B

Câu 31

D

Câu 7

A

Câu 32

C

Câu 8

D

Câu 33

C

Câu 9

B

Câu 34

D

Câu 10

B

Câu 35

A

Câu 11

B

Câu 36

B

Câu 12

B

Câu 37

B

Câu 13

B

Câu 38

D

Câu 14

A

Câu 39

C

Câu 15

A

Câu 40

C

Câu 16

D

Câu 41

B

Câu 17

B

Câu 42

C

Câu 18

A

Câu 43

D

Câu 19

D

Câu 44

C

Câu 20

B

Câu 45

D

Câu 21

C

Câu 46

A

Câu 22

A

Câu 47

C

Câu 23

A

Câu 48

A

Câu 24

D

Câu 49

D

Câu 25

D

Câu 50

A

-------------------------------

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Câu hỏi trắc nghiệm Tài chính quốc tế phần 3. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm