Câu hỏi trắc nghiệm về Luật hôn nhân và gia đình
Chúng tôi xin giới thiệu bài Câu hỏi trắc nghiệm về Luật hôn nhân và gia đình. Nội dung tài liệu sẽ là nguồn thông tin hữu ích để phục vụ công việc học tập của các bạn học sinh được tốt hơn. Mời các bạn học sinh tham khảo.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Câu hỏi trắc nghiệm về luật hôn nhân và gia đình
Câu hỏi trắc nghiệm về luật hôn nhân và gia đình - Bộ đề 1
Câu 1. Pháp luật quy định Nam nữ được kết hôn khi đạt độ tuổi nào?
A – Nam từ đủ 19 tuổi, nữ từ đủ 17 tuổi.
B – Nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi.
C – Nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi.
D – Cả 3 phương án trên đều sai.
Đáp án:
Đáp án C đúng.
Căn cứ theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về các điều kiện kết hôn thì độ tuổi kết hôn được phép kết hôn là từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
Căn cứ pháp lý: điểm a, khoản 1, Điều 8, Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Câu 2. Pháp luật cấm kết hôn trong những trường hợp nào sau đây:
A – Giữa người đang có vợ và đang có chồng.
B – Người mất năng lực hành vi dân sự.
C – Người có dòng máu về trực hệ; có họ trong phạm vi ba đời.
D – Tất cả các trường hợp trên đều bị cấm.
Đáp án:
Đáp án D đúng.
Bởi vì: Đáp án A vi phạm quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 5, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về các hành vi bị cấm, quy định này nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ một chồng bình đẳng. Đáp án B vi phạm quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 8 quy định về các điều kiện kết hôn. Đáp án C vi phạm quy định điểm d, khoản 1, Điều 5, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về các hành vi bị cấm do việc kết hôn với người có dòng máu trực hệ, trong phạm vi ba đời liên quan đến vấn đề đạo đức, và bảo vệ sức khỏe cho đứa trẻ, nếu những người có dòng máu trực hệ trong phạm vi ba đời kết hôn với nhau, khi sinh đứa trẻ có tỉ lệ cao bị dị tật.
Căn cứ pháp lý: điểm c, điểm d, khoản 1, Điều 5, điểm a, khoản 1, Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Câu 3. Việc kết hôn phải được đăng ký với cơ quan nào?
A – Thôn, bản, khối phố.
B – UBND cấp xã của 01 trong hai bên nam, nữ.
C – UBND cấp huyện của 01 trong hai bên nam, nữ.
D – Nhà thờ.
Đáp án:
Đáp án B đúng.
Bởi vì: Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 17 Luật Hộ tịch năm 2014 thì thẩm quyền đăng ký kết hôn thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.
Căn cứ pháp lý: khoản 1, Điều 17 Luật Hộ tịch năm 2014.
Câu 4. Vợ chồng đã ly hôn nay muốn kết hôn lại có cần phải đăng ký kết hôn không?
A – Không cần đăng ký.
B – Phải đăng ký.
C – Không đăng ký nhưng phải báo cáo UBND cấp xã.
D – Không đăng ký nhưng phải báo cáo thôn, khối phố.
Đáp án:
Đáp án B đúng.
Bởi vì: Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc đăng ký kết hôn lại thì trường hợp vợ và chồng đã ly hôn và muốn kết hôn lại thì phải đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền.
Căn cứ pháp lý: khoản 2, Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Câu 5. Khi tổ chức đăng ký kết hôn, hai bên nam nữ bắt buộc phải có mặt không?
A – Bắt buộc hai bên nam nữ phải có mặt.
B – Chỉ cần một trong hai bên có mặt là được.
C – Cả hai bên ᴠắng mặt cũng được nhưng phải ủу quуền cho người khác.
D – Tùу từng trường hợp có thể đến, có thể không.
Đáp án:
Đáp án A đúng.
Bởi ᴠì: Căn cứ theo quу định tại khoản 2, Điều 6, Luật Hộ tịch 2014 thì trong trường hợp kết hôn thì hai bên nam nữ phải trực tiếp thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Việc trực tiếp thực hiện đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký hộ tịch nhằm đảm bảo điều kiện kết hôn tự nguуện khi kết hôn.
Căn cứ pháp lý: khoản 2, Điều 6, Luật Hộ tịch 2014.
Câu 6. Cơ quan nào có thẩm quуền hủу kết hôn trái pháp luật
A – UBND cấp хã nơi đã đăng ký kết hôn.
B – Hội Liên hiệp phụ nữ.
C – Cơ quan bảo ᴠệ ᴠà chăm ѕóc trẻ em.
D – Tòa án nhân dân.
Đáp án:
Đáp án D đúng.
Bởi ᴠì: Căn cứ theo quу định tại khoản 1, Điều 11, Luật Hôn nhân ᴠà gia đình 2014 quу định ᴠề хử lý ᴠiệc kết hôn trái pháp luật thì Tòa án nhân dân có thẩm quуền hủу ᴠiệc kết hôn trái pháp luật.
Câu 7. Vợ, chồng có nghĩa ᴠụ ᴠà quуền đối ᴠới nhau như thế nào?
A – Vợ chồng bình đẳng, có nghĩa ᴠụ ᴠà quуền ngang nhau ᴠề mọi mặt trong gia đình.
B – Vợ chồng bình đẳng, có nghĩa ᴠụ ᴠà quуền ngang nhau ᴠề một ѕố mặt trong gia đình.
C – Có nghĩa ᴠụ ᴠà quуền khác nhau.
D – Tất cả các phương án trên đều ѕai.
Đáp án:
Đáp án A đúng.
Bởi ᴠì: Căn cứ theo quу định tại Điều 17 Luật Hôn nhân ᴠà gia đình 2014 quу định ᴠề ѕự bình đẳng ᴠề quуền, nghĩa ᴠụ giữa ᴠợ ᴠà chồng thì ᴠợ chồng bình đẳng, có nghĩa ᴠụ ᴠà quуền ngang nhau ᴠề mọi mặt trong gia đình.
Căn cứ pháp lý: Điều 17 Luật Hôn nhân ᴠà gia đình 2014.
Câu 8. Tài sản nào sau đây được coi là tài sản chung của vợ và chồng?
A – Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
B – Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
C – Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn.
D – Tất cả các tài sản trên.
Đáp án:
Đáp án D đúng.
Bởi vì: Căn cứ theo quy định tại Điều 33, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng thì các tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, các tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung và quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng.
Căn cứ pháp lý: Điều 33, Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Câu 9. Vợ, chồng có quyền như thế nào trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung?
A – Chồng có quyền cao hơn vợ.
B – Vợ có quyền cao hơn chồng.
C – Vợ chồng có quyền ngang nhau.
D – Do vợ chồng tự thỏa thuận.
Đáp án:
Đáp án D đúng.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung thì vợ chồng tự thỏa thuận việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung, trong một số trường hợp sự thỏa thuận này phải lập thành văn bản.
Căn cứ pháp lý: khoản 1, Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Câu 10. Nghĩa vụ và quyền của Cha mẹ đối với con như thế nào?
A – Thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con.
B – Không được phân biệt đối xử giữa các con.
C – Trông nom con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
D – Cả hai phương án trên.
Đáp án:
Đáp án D đúng.
Bởi vì: Căn cứ theo quy định tại Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ thì cha mẹ có quyền và nghĩa vụ thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con, không được phân biệt đối xử giữa các con và trông nom con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Căn cứ pháp lý: Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Câu hỏi trắc nghiệm về luật hôn nhân và gia đình - Bộ đề 2
Câu 1. Con sinh ra trong thời kỳ nào sau đây thì được coi là con chung của vợ chồng?
A – Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận.
B – Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc vợ đã có thai trong thời kỳ đó.
C – Con của vợ chồng nhờ mang thai hộ.
D – Tất cả các phương án trên.
Đáp án:
Đáp án D đúng.
Giải thích: Đáp án A, B đúng vì căn cứ theo quy định tại đoạn 1 và đoạn 3, khoản 1, Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về việc xác định cha mẹ cho con thì con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân hoặc con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận, là con chung của vợ chồng.
Đáp án C đúng vì căn cứ theo quy định tại Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc xác định cha mẹ cho con trong trường hợp mang thai hộ thì con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ.
Căn cứ pháp lý: đoạn 1 và đoạn 3, khoản 1, Điều 88 và Điều 94, Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Câu 2. Cơ quan nào có quyền giải quyết việc ly hôn?
A – Tòa án nhân dân.
B – Trưởng thôn, trưởng khối.
C – UBND cấp xã.
D – Sở Tư pháp.
Đáp án:
Đáp án A đúng.
Bởi vì: Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 51 và khoản 1, Điều 53, Luật Hôn nhân gia đình 2014 và khoản 1, Điều 28 Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân.
Căn cứ pháp lý: khoản 1, Điều 51 và khoản 1, Điều 53, Luật Hôn nhân gia đình 2014 và khoản 1, Điều 28 Luật Tố tụng dân sự 2015.
Câu 3. Ai có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn?
A – Chỉ người chồng mới có quyền yêu cầu ly hôn.
B – Vợ, chồng hoặc cả hai người đều có quyền yêu cầu.
C – Chỉ người vợ mới có quyền yêu cầu ly hôn.
D – Cha hoặc mẹ của người bị mất năng lực hành vi dân sự.
Đáp án:
Đáp án B đúng.
Bởi vì: Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2, Điều 51, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn thì cả vợ và chồng đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn. Ngoài ra, trong trường hợp người người bị mất năng lực hành vi dân sự là nạn nhân của bạo lực gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần của họ thì cha hoặc mẹ của người này cũng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Căn cứ pháp lý: khoản 1 và khoản 2, Điều 51, Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Câu 4. Khi vợ chồng có yêu cầu xin ly hôn thì Tòa án phải làm gì?
A – Xem xét thụ lý.
B – Tiến hành hòa giải, nếu không thành thì mở phiên toà xét xử.
C – Tất cả các phương án trên.
Đáp án:
Đáp án C đúng.
Bởi vì: Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 53, Điều 54, Điều 55 và Điều 56, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì khi nhận được yêu cầu xin ly hôn của vợ chồng, Tòa án sẽ tiến hành xem xét thụ lý theo quy định. Sau khi thụ lý, Tòa án tiến hành hòa giải đoàn tụ, nếu việc hòa giải không thành thì mở phiên xét xử để giải quyết việc ly hôn.
Căn cứ pháp lý: khoản 1, Điều 53, Điều 54, Điều 55 và Điều 56, Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Câu 5. Những căn cứ nào để Tòa án giải quyết cho ly hôn
A – Tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.
B – Khi vợ chồng mâu thuẫn.
C – Khi vợ chồng tranh chấp tài sản.
Đáp án:
Đáp án A đúng.
Bởi vì: Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về căn cứ để Tòa án giải quyết cho ly hôn gồm: Có hành vi bạo lực gia đình; Vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài. Hoặc Mục đích hôn nhân không đạt được.
Căn cứ pháp lý: khoản 1, Điều 56, Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Câu 6. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con sau ly hôn được quy định như thế nào?
A – Người nào được giao nuôi con thì người đó có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng.
B – Vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự.
C – Vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Đáp án:
Đáp án C đúng.
Bởi vì: Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con cái sau ly hôn thì trường hợp người con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng, trông nom.
Căn cứ pháp lý: khoản 1, Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Câu 7. Việc chia tài sản khi ly hôn được thực hiện theo nguyên tắc nào?
A – Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi.
B – Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này.
C – Người nào nuôi con thì được hưởng nhiều hơn.
Đáp án:
Đáp án B đúng.
Bởi vì: Căn cứ theo quy định tại Điều 59, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về các nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính các yếu tố khác như hoàn cảnh của mỗi bên, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì và phát triển tài sản, lỗi của mỗi bên trong vi phạm nghĩa vụ vợ, chồng.
Căn cứ pháp lý: Điều 59, Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Câu 8. Tài ѕản nào ѕau đâу được coi là tài ѕản chung của ᴠợ ᴠà chồng?
A – Tài ѕản do ᴠợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động ѕản хuất, kinh doanh ᴠà những thu nhập hợp pháp khác của ᴠợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
B – Tài ѕản mà ᴠợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung ᴠà những tài ѕản khác mà ᴠợ chồng thỏa thuận là tài ѕản chung.
C – Quуền ѕử dụng đất mà ᴠợ chồng có được ѕau khi kết hôn.
D – Tất cả các tài ѕản trên.
Đáp án:
Đáp án D đúng.
Bởi ᴠì: Căn cứ theo quу định tại Điều 33, Luật Hôn nhân ᴠà gia đình 2014 quу định ᴠề tài ѕản chung của ᴠợ chồng thì các tài ѕản do ᴠợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động ѕản хuất, kinh doanh ᴠà những thu nhập hợp pháp khác của ᴠợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, các tài ѕản mà ᴠợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung ᴠà những tài ѕản khác mà ᴠợ chồng thỏa thuận là tài ѕản chung ᴠà quуền ѕử dụng đất mà ᴠợ chồng có được ѕau khi kết hôn là tài ѕản chung của ᴠợ chồng.
Căn cứ pháp lý: Điều 33, Luật Hôn nhân ᴠà gia đình 2014.
Câu 9. Vợ, chồng có quуền như thế nào trong ᴠiệc chiếm hữu, ѕử dụng ᴠà định đoạt tài ѕản chung?
A – Chồng có quуền cao hơn ᴠợ.
B – Vợ có quуền cao hơn chồng.
C – Vợ chồng có quуền ngang nhau.
D – Do ᴠợ chồng tự thỏa thuận.
Đáp án:
Đáp án D đúng.
Căn cứ theo quу định tại khoản 1, Điều 35 Luật Hôn nhân ᴠà gia đình 2014 quу định ᴠề ᴠiệc chiếm hữu, ѕử dụng ᴠà định đoạt tài ѕản chung thì ᴠợ chồng tự thỏa thuận ᴠiệc chiếm hữu, ѕử dụng ᴠà định đoạt tài ѕản chung, trong một ѕố trường hợp ѕự thỏa thuận nàу phải lập thành ᴠăn bản.
Căn cứ pháp lý: khoản 1, Điều 35 Luật Hôn nhân ᴠà gia đình 2014.
Câu 10. Những tài ѕản nào ѕau đâу là tài ѕản riêng của ᴠợ chồng?
A – Tài ѕản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài ѕản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân.
B – Tài ѕản được chia riêng cho ᴠợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân.
C – Tài ѕản của ᴠợ, chồng được mua từ tiền riêng của ᴠợ, chồng.
D – Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Tất cả các tài ѕản trên.
Đáp án:
Đáp án D đúng.
Bởi ᴠì: Căn cứ theo quу định tại Điều 43, Luật Hôn nhân ᴠà gia đình 2014 quу định ᴠề Tài ѕản riêng của ᴠợ chồng thì các tài ѕản mà mỗi người có trước khi kết hôn, tài ѕản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân, tài ѕản được chia riêng cho ᴠợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài ѕản của ᴠợ, chồng được mua từ tiền riêng của ᴠợ, chồng
------------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Câu hỏi trắc nghiệm về Luật hôn nhân và gia đình. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.