Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm về Luật dân sự

Chúng tôi xin giới thiệu bài Câu hỏi trắc nghiệm về Luật dân sự. Nội dung tài liệu sẽ là nguồn thông tin hữu ích để phục vụ công việc học tập của các bạn học sinh được tốt hơn. Mời các bạn học sinh tham khảo.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi trắc nghiệm về Luật dân sự - Bộ câu hỏi 1

Câu 1: Có mấy nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự?

  1. 3
  2. 7
  3. 2
  4. 5

Đáp án đúng: D. 5

Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng?

  1. Các cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự ngoại trừ những người bị tâm thần.
  2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
  3. Tùy vào mức độ nhận thức mà cá nhân có năng lực pháp luật dân sự khác nhau.
  4. Tất cả đều đúng

Đáp án đúng: B. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau

Câu 3: Nhận định nào sau đây là đúng?

  1. Cứ 18 tuổi là người thanh niên .
  2. Tất cả những người thành niên đều có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  3. Người thành niên là người đủ 18 tuổi trở lên.
  4. Tất cả đều đúng

Đáp án đúng: C. Người thành niên là người đủ 18 tuổi trở lên

Câu 4: Nhận định sau đây là đúng hay sai: Người đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể mua bán nhà nếu có tiền.

  1. Đúng
  2. Sai

Đáp án đúng: B. Sai

Câu 5. Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn?

  1. Tòa án không giải quyết cho ly hôn.
  2. Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
  3. Uỷ ban nhân dân cấp xã giải quyết cho ly hôn.
  4. Tất cả đều đúng

Đáp án đúng: B. Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Câu 6. Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì việc quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích được quy định như thế nào?

  1. Tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.
  2. Tài sản của người mất tích được giao cho người vợ hoặc chồng quản lý.
  3. Tòa án chỉ định người thứ ba quản lý.
  4. Tất cả đều đúng

Đáp án đúng: A. Tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.

Câu 7. Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích?

  1. Khi có thông tin là người bị tuyên bố mất tích còn sống thì Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người đó.
  2. Khi có thông tin là người bị tuyên bố mất tích còn sống thì Uỷ ban nhân dân cấp xã ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người đó.
  3. Khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người đó.
  4. Tất cả đều đúng

Đáp án đúng: C. Khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người đó.

Câu 8. Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về việc huỷ bỏ quyết định tuyên bố chết?

  1. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.
  2. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về thì Uỷ ban nhân dân cấp xã ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.
  3. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về thì Phòng Tư pháp cấp huyện ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.
  4. Tất cả đều đúng

Đáp án đúng: A. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.

Câu 9. Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân trong trường hợp nào sau đây?

  1. Được thành lập theo quy định của BLDS, luật khác có liên quan; có cơ cấu tổ chức theo quy định; có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
  2. Được thành lập theo quy định của BLDS, luật khác có liên quan.
  3. Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
  4. Tất cả đều đúng

Đáp án đúng: A. Được thành lập theo quy định của BLDS, luật khác có liên quan; có cơ cấu tổ chức theo quy định; có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Câu 10. Khi di sản đã bị chia mà tìm thấy di chúc thất lạc:

  1. Phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.
  2. Người hưởng di sản theo di chúc được bồi hoàn một phần.
  3. Phải chia lại phần di sản còn lại nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.
  4. Tất cả đều đúng

Đáp án đúng: A. Phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.

Câu 11. Khi có người thừa kế mới thì mà di sản đã chia thì:

  1. Phải phân chia lại di sản bằng hiện vật.
  2. Không phải phân chia lại di sản bằng hiện vật.
  3. Những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận
  4. Cả A & C đều đúng.

Đáp án đúng: D. Cả A & C đều đúng.

Câu hỏi trắc nghiệm về Luật dân sự - Bộ câu hỏi 2

Câu 1. Theo Bộ luật Dân sự 2015, quyền tài sản được quy định như thế nào?

  1. Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
  2. Quyền tài sản là các quyền về bất động sản.
  3. Quyền tài sản là các quyền về động sản.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 2. Theo Bộ luật Dân sự 2015, Giao dịch dân sự được hiểu như thế nào?

  1. Giao dịch dân sự là sự thỏa thuận giữa 2 bên.
  2. Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
  3. Giao dịch dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ dân sự.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 3. Theo Bộ luật Dân sự 2015, Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có các điều kiện nào sau đây?

  1. Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập. Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện.
  2. Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
  3. Cả 2 phương án trên đều đúng.
  4. Cả 2 phương án trên đều sai

Câu 4. Theo Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự được thể hiện bằng những hình thức nào?

  1. Bằng lời nói.
  2. Bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
  3. Cả 2 phương án trên đều đúng.
  4. Cả 2 phương án trên đều sai

Câu 5. Bộ luật Dân sự 2015 quy định như thế nào về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu?

  1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
  2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
  3. Cả 2 phương án trên đều đúng
  4. Cả 2 phương án trên đều sai

Câu 6. Đại diện theo pháp luật của cá nhân được quy định như thế nào trong Bộ luật Dân sự 2015?

  1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
  2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
  3. Cả hai phương án trên đều đúng
  4. Cả 2 phương án trên đều sai

Câu 7. Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nghĩa vụ dân sự phát sinh từ việc tham gia quan hệ dân sự của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân được bảo đảm thực hiện bằng?

  1. Tài sản chung của các thành viên.
  2. Tài sản riêng của các thành viên.
  3. Không được đảm bảo thực hiện.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 8. Theo Bộ luật Dân sự 2015 “tài sản” được hiểu như thế nào và bao gồm những gì?

  1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
  2. Tài sản là bất động sản.
  3. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 9. Theo Bộ luật Dân sự 2015, Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản có được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?

  1. Được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký tài sản.
  2. Được đăng ký, nhưng tùy thuộc vào ý chí của chủ sở hữu
  3. Không được đăng ký.
  4. Quy định tại khoản 1, Điều 106, Bộ luật Dân sự.

Câu 10. Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, Bất động sản bao gồm những loại nào?

  1. Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai.
  2. Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
  3. Cả 2 phương án trên đều đúng.
  4. Cả 2 phương án trên đều sai

Câu 11. Theo Bộ luật Dân sự 2015, lợi tức được hiểu như thế nào?

  1. Lợi tức là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại.
  2. Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản.
  3. Cả 2 phương án trên đều đúng.
  4. Cả 2 phương án trên đều sai

Câu hỏi trắc nghiệm về Luật dân sự - Bộ câu hỏi 3

Câu 1: Khi một bất động sản của chủ sở hữu bị vây bọc thì chủ sở hữu có quyền mở lối đi qua bất kỳ một bất động sản liền kề nào khác.

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 2: Di sản chia thừa kế là tất cả tài sản mà cá nhân người chết để lại.

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 3: Phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Dân sự năm 2015 được quy định như thế nào?

  1. Quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.
  2. Quy định về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân.
  3. Quy định về quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân.
  4. tất cả đều đúng

Câu 4: Việc hạn chế quyền dân sự được quy định như thế nào trong Bộ luật Dân sự năm 2015?

  1. Quyền dân sự không bị hạn chế trong mọi trường hợp.
  2. Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
  3. Quyền dân sự có thể bị hạn chế theo quy định tại Nghị định của Chính phủ.
  4. tất cả đều đúng

Câu 5: Việc áp dụng tập quán được quy định như thế nào trong Bộ luật Dân sự năm 2015?

  1. Trường hợp các bên không có thoả thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
  2. Trường hợp có tập quán và các bên có thoả thuận thì có thể ưu tiên áp dụng tập quán.
  3. Trường hợp có tập quán và pháp luật có quy định thì có thể ưu tiên áp dụng tập quán.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 6: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về giới hạn việc thực hiện quyền dân sự?

  1. Cá nhân, pháp nhân được lạm dụng quyền dân sự của mình để vi phạm nghĩa vụ của mình.
  2. Cá nhân, pháp nhân không được lạm dụng quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho người khác, để vi phạm nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện mục đích khác trái pháp luật.
  3. BLDS không có quy định về giới hạn việc thực hiện quyền dân sự.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 7: Việc tự bảo vệ quyền dân sự được quy định như thế nào trong Bộ luật Dân sự năm 2015?

  1. Việc tự bảo vệ quyền dân sự phải phù hợp với tính chất, mức độ xâm phạm đến quyền dân sự đó và không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
  2. Việc tự bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân có thể trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
  3. Cá nhân, pháp nhân không được tự bảo vệ quyền dân sự.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 8: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về bồi thường thiệt hại khi quyền dân sự bị xâm phạm?

  1. Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm chỉ được bồi thường hai phần ba thiệt hại.
  2. Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm chỉ được bồi thường một phần ba thiệt hại.
  3. Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 9: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, Tòa án có được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng hay không?

  1. Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
  2. Tòa án được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
  3. Tòa án được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng trong một số trường hợp nhất định.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 10: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, khi giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền dân sự, Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền hay không?

  1. Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác không có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
  2. Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
  3. Chỉ Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 11: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là gì?

  1. Là khả năng của cá nhân có quyền dân sự.
  2. Là khả năng của cá nhân có nghĩa vụ dân sự.
  3. Là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
  4. Tất cả đều đúng

------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Câu hỏi trắc nghiệm về Luật dân sự. Để có kết quả cao hơn trong học tập, chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm GDCD 12

    Xem thêm