Câu hỏi trắc nghiệm tình huống GDCD 12 bài 7: Công dân với các quyền dân chủ
Chúng tôi xin giới thiệu bài Câu hỏi trắc nghiệm tình huống GDCD 12 bài 7: Công dân với các quyền dân chủ. Nội dung tài liệu sẽ là nguồn thông tin hữu ích để phục vụ công việc học tập của các bạn học sinh được tốt hơn. Mời các bạn học sinh tham khảo.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Trắc nghiệm tình huống GDCD 12 bài 7: Công dân với các quyền dân chủ
Câu 1. Người nào dưới đây không có quyền bầu cử?
- Người đang bị thụ lý để giải quyết vụ án ly hôn.
- Người đang chấp hành hình phạt tù.
- Người đang bị kỷ luật.
- Người đang điều trị ở bệnh viện.
Câu 2. Nhân dân thôn B họp và biểu quyết về việc đóng góp tiền xây dựng nhà văn hóa thôn. Đây là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân?
- Quyền tự do ngôn luận.
- Quyền được tham gia.
- Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
- Quyền bày tỏ ý kiến với chính quyền địa phương.
Câu 3. Vì cho rằng quyết định của Giám đốc công ty kỷ luật chị X với hình thức “Hạ bậc lương” là không đúng pháp luật, chị X làm đơn khiếu nại quyết định này. Chị X có thể gửi đơn khiếu nại đến ai dưới đây?
- Gửi đến Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.
- Gửi đến cơ quan công an.
- Gửi đến Giám đốc Công ty, người đã ký quyết định.
- Gửi đến Công đoàn của Công ty.
Câu 4. H 14 tuổi, làm thuê cho một cửa hàng tạp hóa gần nhà C. Thấy H thường bị chủ nhà mắng chửi, đánh đập, C rất thương H. Theo em, C có quyền tố cáo với cơ quan hoặc cá nhân nào dưới đây?
- Với người lớn.
- Với bố mẹ mình.
- Với cô giáo chủ nhiệm.
- Với Ủy ban nhân dân xã.
Câu 5. Cứ mỗi buổi tối muộn, trên đường đi tập thể dục về A thường thấy xe của cơ sở sản xuất bánh kẹo đổ chất thải chưa qua xử lý xuống lòng hồ, gây ô nhiễm môi trường, A muốn tố cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy A cần làm đơn gì dưới đây cho đúng pháp luật?
- Đơn trình bày.
- Đơn khiếu nại.
- Đơn tố cáo.
- Đơn phản đối.
Câu 6. L 14 tuổi, làm thuê cho một cửa hàng cơm gần nhà M 15 tuổi. Chứng kiến cảnh L bị chủ nhà mắng chửi, đánh đập M rất thương L nhưng không biết phải làm sao. Theo em, M có quyền tố cáo với cơ quan công an không? Vì sao?
- Không, vì trẻ em không có quyền tố cáo.
- Có, vì học sinh đủ 15 tuổi là có quyền tố cáo.
- Không, vì tố cáo là điều không có lợi cho trẻ em.
- Có, vì tố cáo là quyền của mọi công dân.
Câu 7. Học sinh lớp 12 B đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật Giáo dục là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?
- Quyền dân chủ của công dân trong lĩnh vực chính trị.
- Quyền tự do ngôn luận.
- Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
- Quyền tự do dân chủ và quyền tự do cá nhân.
Câu 8. Sau khi phát hiện hành vi nhận hối lộ của một cán bộ huyện N, bà M muốn gửi đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền. Vậy bà M phải gửi đơn đến cơ quan nào dưới đây cho đúng pháp luật?
- Cơ quan công an.
- Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Ủy ban nhân dân huyện.
- Viện kiểm sát nhân dân huyện.
Câu 9. Bà Tr. Là cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bị Giám đốc sở này ra quyết định kỷ luật “Chuyển công tác khác”. Bà Tr. Có thể gửi đơn khiếu nại đến người nào dưới đây cho đúng pháp luật?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Thanh tra chính phủ.
- Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn .
- Cơ quan Công an tỉnh.
Câu 10. T đang viết phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã thì ông Kh. ghé nhìn rồi nói nhỏ: “Cháu gạch tên ông N đi nhé”. Hành vi của ông Kh. vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
- Phổ thông.
- Bình đẳng.
- Bỏ phiếu kín.
- Trực tiếp.
Câu 11. Nhân dân trong khu dân cư D họp bàn về giữ trật tự, an ninh trong phường. Việc làm này là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
- Quyền được tham gia.
- Quyền kiểm tra, giám sát.
- Quyền tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội.
- Quyền tự do dân chủ.
Câu 12. Ông B cơi nới thêm tầng nhà. Mặc dù ông P đã được phép của cơ quan có thẩm quyền, nhưng hai người Thanh tra xây dựng của Sở Xây dựng đến kiểm tra và yêu cầu đưa tiền thì mới được phép tiếp tục thi công. Biết được việc này, ông Q hàng xóm muốn phản ánh với cơ quan nhà nước. Vậy ông Q phải làm như thế nào?
- Gửi đơn khiếu nại đến Sở Xây dựng.
- Gửi đơn khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Tố cáo đến Công an tỉnh.
- Gửi đơn tố cáo đến Giám đốc Sở Xây dựng.
Câu 13. Sau cuộc họp trao đổi, bàn bạc, nhân dân xã M đã thống nhất biểu quyết về việc xây dựng một đoạn đường liên thôn trong xã, trong đó nhân dân có đóng góp một phần kinh phí. Đây là biểu hiện của quyền nào của công dân?
- Quyền tự do dân chủ.
- Quyền tham gia xây dựng quê hương.
- Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
- Quyền tự do ngôn luận.
Câu 14. Hai cán bộ quản lý thị trường đã nhận của bà D một số tiền để bà bán một số mặt hàng không có trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Biết được việc này, bà C muốn phản ánh với cơ quan nhà nước. Vậy, bà C phải làm gì và làm như thế nào cho đúng pháp luật?
- Gửi đơn khiếu nại đến thanh tra tỉnh.
- Gửi đơn khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Gửi đơn tố cáo đến Công an tỉnh.
- Gửi đơn tố cáo đến Chi cục quản lý thị trường tỉnh.
Câu 15. Chị V bị Giám đốc Công ty kỷ luật với hình thức “Chuyển công tác khác”. Khi cho rằng quyết định của Giám đốc công ty là trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi và lợi ích của mình, chị V cần sử dụng quyền nào dưới đây của công dân theo quy định của pháp luật?
- Quyền tố cáo.
- Quyền tự do ngôn luận.
- Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
- Quyền khiếu nại.
Câu 16. Trường Trung học phổ thông X tổ chức cho học sinh góp ý vào Dự thảo Luật Giáo dục. Có nhiều ý kiến đóng góp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của học sinh, vậy các bạn học sinh đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
- Quyền tự do ngôn luận.
- Quyền được tham gia.
- Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
- Quyền bày tỏ ý kiến.
Câu 17. Chị L là nhân viên Công ty X có hai lần đi làm muộn nên bị Giám đốc Công ty ra quyết định kỷ luật với hình thức hạ bậc lương. Không đồng ý với quyết định của Giám đốc, chị L có thể làm gì trong các cách dưới đây để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
- Viết đơn đề nghị giám đốc xem lại.
- Gửi đơn khiếu nại đến cơ quan cấp trên.
- Gửi đơn tố cáo đến cơ quan cấp trên.
- Gửi đơn khiếu nại đến Giám đốc Công ty.
Câu 18. Cho rằng quyết định của Giám đốc Công ty kỷ luật mình với hình thức “Chuyển công tác khác” là trái pháp luật, chị D làm đơn khiếu nại quyết định này. Chị D có thể gửi đơn khiếu nại đến ai dưới đây?
- Gửi đến cơ quan cấp trên của Công ty.
- Gửi cơ quan công an.
- Gửi đến Giám đốc Công ty.
- Gửi đến tổ chức Đảng của Công ty.
Câu 19. Biết được trong Nhà trẻ M có một cô giáo hay đánh các cháu bé mỗi khi cháu không chịu ăn, L đã báo cho Ủy ban nhân dân phường. L đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
- Quyền tự do ngôn luận.
- Quyền khiếu nại.
- Quyền tố cáo.
- Quyền bảo vệ trẻ em.
Câu 20. Chị H bị Giám đốc Công ty kỷ luật với hình thức “Chuyển công tác khác”. Chị H muốn làm đơn gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền vì cho rằng quyết định của Giám đốc là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vậy chị H phải làm đơn gì dưới đây cho đúng pháp luật?
- Đơn tố cáo.
- Đơn trình bày.
- Đơn khiếu nại.
- Đơn phản đối.
ĐÁP ÁN
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | B | C | C | D | C | D | C | C | C | C |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | C | D | C | D | D | C | D | C | C | C |
------------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Câu hỏi trắc nghiệm tình huống GDCD 12 bài 7: Công dân với các quyền dân chủ. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.