Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm về Luật nghĩa vụ quân sự

Câu hỏi trắc nghiệm về Luật nghĩa vụ quân sự  là nguồn thông tin hữu ích để phục vụ công việc học tập của các bạn học sinh được tốt hơn. Mời các bạn học sinh tham khảo.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi trắc nghiệm về luật nghĩa vụ quân sự - Bộ đề 1

Câu 1. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình có được phục vụ tại ngũ?

  1. Không
  2. Được, khi quân đội có nhu cầu
  3. Được trong một số trường hợp thật đặc biệt
  4. Được khi họ tự nguyện và quân đội có nhu cầu

Câu 2. Đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự bao gồm

  1. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên và công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật Nghĩa vụ quân sự đủ 17 tuổi trở lên
  2. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên và công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật Nghĩa vụ quân sự đủ 18 tuổi trở lên
  3. Chỉ công dân nam
  4. Mọi công dân nam đủ 17 tuổi trở lên và mọi công dân nữ đủ 18 tuổi trở lên

Câu 3. Những đối tượng nào được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự

  1. Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.
  2. Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần theo quy định của pháp luật.
  3. Người khuyết tật, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.
  4. Người tàn tật tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.

Câu 4. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là:

  1. 18 tháng
  2. 20 tháng
  3. 22 tháng
  4. 24 tháng

Câu 5. Độ tuổi gọi công dân nhập ngũ trong thời bình là bao nhiêu?

  1. Từ 18 đến 25 tuổi
  2. Từ 18 đến hết 25 tuổi
  3. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi
  4. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi, riêng đối với công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Câu 6. Ở Việt Nam, theo Luật nghĩa vụ quân sự 2005, công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự trong độ tuổi từ

  1. 15 đến 45 tuổi.
  2. 20 đến 50 tuổi.
  3. 18 đến 45 tuổi.
  4. 18 đến 25 tuổi.

Câu 7. Ở Việt Nam, theo Luật nghĩa vụ quân sự 2005, độ tuổi phục vụ tại ngũ của công dân là từ

  1. 15 đến hết 45 tuổi.
  2. 20 đến hết 50 tuổi.
  3. 18 đến hết 45 tuổi.
  4. 18 đến hết 25 tuổi.

Câu 8. Hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung sơ tuyển ghi trong giấy gọi sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng bị xử phạt tiền như thế nào?

  1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng
  2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng
  3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1000.000 đồng
  4. Phạt tiền từ 1000.000 đồng đến 2000.000 đồng

Câu 9. Hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng thì bị xử phạt tiền như thế nào?

  1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 800.000 đồng
  2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 900.000 đồng
  3. Phạt tiền từ 1000.000 đồng đến 1200.000 đồng
  4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng

Câu 10. Hành vi Đào ngũ khi đang làm nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ trong thời bình nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng, mà đơn vị quân đội cấp Trung đoàn và tương đương đã gửi giấy thông báo đào ngũ và cắt quân số cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quân sự cấp huyện, thì bị xử phạt tiền như thế nào?

  1. Phạt tiền từ 2 triệu đến 4 triệu đồng
  2. Phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng
  3. Phạt tiền từ 4 triệu đến 6 triệu đồng
  4. Tất cả đều đúng

Câu 11. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì

  1. Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
  2. Bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
  3. Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 12. Người nào là quân nhân dự bị mà không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ trong trường hợp có lệnh tổng động viên, lệnh động viên cục bộ, có chiến tranh hoặc có nhu cầu tăng cường cho lực lượng thường trực của quân đội để chiến đấu bảo vệ địa phương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, thì

  1. Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  2. Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  3. Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  4. Tất cả đều đúng

Câu hỏi trắc nghiệm về luật nghĩa vụ quân sự - Bộ đề 2

Câu 1. Hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ được hưởng các chính sách nào?

  1. Được nghỉ phép theo quy định của Chính phủ
  2. Được nghỉ mát theo quy định của Chính phủ.
  3. Được cấp đất ở, nhà ở theo quy định của Chính phủ
  4. Được tuyển thẳng vào học đại học

Câu 2. Hạ sĩ quan và binh sĩ khi xuất ngũ được hưởng những khoản trợ cấp nào sau đây?

  1. Tiền hao mòn tuổi thanh xuân
  2. Trợ cấp đất ở, nhà ở
  3. Trợ cấp tạo việc làm do Chính phủ quy định
  4. Trợ cấp khó khăn cho gia đình và bản thân

Câu 3. Việc chuẩn bị cho nam thanh niên đủ 17 tuổi nhập ngũ gồm những nội dung nào?

  1. Học tập chính trị, huấn luyện quân sự
  2. Huấn luyện quân sự và diễn tập
  3. Đăng kí nghĩa vụ quân sự và kiểm tra sức khỏe
  4. Kết nạp Đảng hoặc kết nạp Đoàn cho thanh niên

Câu 4. Việc tính thời điểm bắt đầu và kết thúc thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ do cấp nào quy định?

  1. Thủ trưởng đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên
  2. Thủ trưởng đơn vị cấp sư đoàn và tương đương trở lên
  3. Thủ trưởng Quân chủng, Quân khu và tương đương trở lên
  4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

Câu 5. Hạ sĩ quan và binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ quân sự xuất ngũ về địa phương được hưởng quyền lợi nào sau đây?

  1. Ưu tiên trong tuyển sinh, tuyển dụng hoặc giải quyết việc làm
  2. Được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
  3. Được đơn vị cho đi nghỉ mát, du lịch theo yêu cầu
  4. Được chọn vào học một trường đại học mà mình yêu cầu

Câu 6. Hạ sĩ quan, binh sĩ đang tại ngũ thì bố, mẹ, vợ và con được hưởng những chế độ gì?

  1. Cấp nhà ở, đất ở cho bố mẹ theo quy định
  2. Được khám bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế nếu không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc
  3. Được trợ cấp tiền tàu xe và bố trí nơi ăn nghỉ khi đến thăm đơn vị
  4. Được miễn đóng thuế nhà đất theo quy định của Chính phủ

Câu 7. Những trường hợp nào sau đây được hoãn nhập ngũ trong thời bình?

  1. Đang nghiên cứu công trình khoa học cấp Bộ
  2. Có anh chị em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ
  3. Là lao động chính trong gia đình
  4. Có anh, chị em ruột là sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam

Câu 8. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là:

  1. Việc làm thường xuyên của mọi công dân
  2. Là trách nhiệm quan trọng của mỗi công dân
  3. Là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân
  4. Là quyền lợi chính trị của mỗi công dân

Câu 9. Kiểm tra sức khỏe cho những người đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu là bao nhiêu tuổi?

  1. 16 tuổi
  2. 17 tuổi
  3. 18 tuổi
  4. 19 tuổi

Câu 10. Luật nghĩa vụ quân sự năm 2005 có mấy Chương, Điều?

  1. 10 chương 72 điều
  2. 11 chương 71 điều
  3. 10 chương 75 điều
  4. 11 chương 77 điều

Câu 11. Việc miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến do ai hoặc cấp nào qui định?

  1. Bộ Quốc phòng quy định
  2. Nhà nước quy định
  3. Chính phủ quy định
  4. Ủy ban nhân dân tỉnh quy định

Câu 12. Đối tượng nào sau đây phải tham gia nghĩa vụ quân sự?

  1. Mọi công dân Việt Nam từ 18 đến 25 tuổi
  2. Học sinh, sinh viên Việt Nam từ 20 đến 25 tuổi
  3. Tất cả thanh niên Việt Nam từ 18 đến 25 tuổi
  4. Nam thanh niên Việt Nam từ 18 đến 25 tuổi

Câu 13. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan chỉ huy, hạ sĩ quan và binh sĩ chuyên môn kỹ thuật do quân đội đào tạo, hạ sĩ quan binh sĩ trên tàu hải quân mấy tháng?

  1. 18 tháng
  2. 22 tháng
  3. 24 tháng
  4. 36 tháng

Câu 14. Việc tính thời điểm bắt đầu và kết thúc thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ do ai quy định?

  1. Chủ tịch nước quy định
  2. Thủ tướng Chính phủ quy định
  3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định
  4. Thủ trưởng đơn vị quy định

Câu 15. Khi cần thiết, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyền giữ hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ thêm một thời gian là mấy tháng so với thời hạn quy định?

  1. Không quá 3 tháng.
  2. Không quá 6 tháng.
  3. Không quá 9 tháng.
  4. Không quá 12 tháng.

Câu 16. Việc hoãn gọi nhập ngũ và miễn làm nghĩa vụ quân sự theo Luật Nghĩa vụ quân sự 2005 do Ủy ban nhân dân cấp nào quyết định?

  1. Cấp xã
  2. Cấp huyện.
  3. Cấp tỉnh.
  4. Cấp thành phố

Câu 17. Theo lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thì người chỉ huy đơn vị từ cấp nào và tương đương trở lên có trách nhiệm thực hiện việc xuất ngũ cho hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền?

  1. Tiểu đoàn
  2. Trung đoàn
  3. Lữ đoàn
  4. Sư đoàn, Vùng Hải quân

Câu 18. Hạ sĩ quan, binh sĩ đã hết hạn phục vụ tại ngũ có thể tình nguyện ở lại phục vụ trên hạn định thêm một thời gian ít nhất là mấy tháng?

  1. 6 tháng
  2. 9 tháng
  3. 12 tháng
  4. 18 tháng

Câu 19. Việc khám sức khỏe cho những công dân trong diện được gọi nhập ngũ do Hội đồng khám sức khỏe cấp nào phụ trách?

  1. Cấp huyện, quận, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh
  2. Cấp xã, phường, thị trấn trực thuộc huyện
  3. Bệnh xá đơn vị quân đội
  4. Bệnh viện trực thuộc tỉnh, bộ, ngành.

Câu 20. Hạn tuổi phục vụ của hạ sĩ quan và binh sĩ ở ngạch dự bị đối với nam giới là bao nhiêu?

  1. 38 tuổi
  2. 42 tuổi
  3. 45 tuổi
  4. 48 tuổi

Câu 21. Hạn tuổi phục vụ của hạ sĩ quan và binh sĩ ở ngạch dự bị đối với nữ giới là bao nhiêu?

  1. 35 tuổi
  2. 38 tuổi
  3. 40 tuổi
  4. 42 tuổi

Câu 22. Quân nhân chuyên nghiệp có thể phục vụ tại ngũ từng thời hạn hoặc dài hạn đến bao nhiêu tuổi?

  1. 42 tuổi
  2. 45 tuổi
  3. 48 tuổi
  4. 50 tuổi.

Câu 23. Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ từ tháng thứ mấy thì được hưởng thêm 200% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng?

  1. 15 tháng
  2. 17 tháng
  3. 19 tháng
  4. 21 tháng

Câu 24. Những trường hợp nào không được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình?

  1. Học sinh, sinh viên chỉ ghi danh đóng học phí nhưng không học tại trường
  2. Con trai của thương binh hạng 2
  3. Học sinh trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú
  4. Sinh viên trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng nghề

Câu 25. Đối tượng công dân nào sau đây được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình?

  1. Thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện đã phục vụ từ 24 tháng trở lên ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn do Chính phủ quy định.
  2. Học sinh, sinh viên hết thời hạn học tập tại trường một khóa học.
  3. Học sinh, sinh viên tự bỏ học hoặc ngừng học tập một thời gian liên tục từ 12 tháng trở lên
  4. Sinh viên được đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo từ 12 tháng trở lên

Câu 26. Quân nhân dự bị và công dân sẵn sàng nhập ngũ khi thay đổi địa chỉ nơi học tập, công tác sau bao nhiêu ngày phải đến cơ quan quân sự để

  1. 5 ngày
  2. 10 ngày
  3. 15 ngày
  4. 20 ngày

------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Câu hỏi trắc nghiệm về Luật nghĩa vụ quân sự. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm GDCD 12

    Xem thêm