Câu hỏi trắc nghiệm về Luật phòng chống tham nhũng
Chúng tôi xin giới thiệu bài Câu hỏi trắc nghiệm về Luật phòng chống tham nhũng. Nội dung tài liệu sẽ là nguồn thông tin hữu ích để phục vụ công việc học tập của các bạn học sinh được tốt hơn. Mời các bạn học sinh tham khảo.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Câu hỏi trắc nghiệm về luật phòng chống tham nhũng
Câu hỏi trắc nghiệm về luật phòng chống tham nhũng - Đề số 1
Câu 1: Thế nào là tham nhũng?
- Tham nhũng là hành vi của cán bộ, công chức nhà nước đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
- Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi.
- Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
- Tham nhũng là hành vi cửa quyền, hách dịch, đòi hỏi, gây khó khăn, phiền hà của người có chức vụ, quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ
Đáp án C (Khoản 1 Điều 3 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018)
Câu 2: Công dân có quyền gì trong công tác phòng, chống tham nhũng?
- Công dân chỉ có quyền phát hiện nhà báo tin về hành vi tham nhũng.
- Công dân chỉ có quyền giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
- Công dân chỉ có quyền phát hiện, kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
- Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật; có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Đáp án D (Khoản 1 Điều 5 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018)
Câu 3: Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là bao nhiêu năm?
- Từ đủ 02 năm đến 05 năm theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực.
- Từ đủ 03 năm đến 06 năm theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực.
- Từ đủ 02 năm đến 04 năm theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực.
- Từ đủ 04 năm đến 05 năm theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực.
Đáp án A (Khoản 2 Điều 25 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018)
Câu 4: Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 có hiệu lực thì hành khi nào?
- 01/7/2019
- 20/11/2018
- 04/12/2018
- 23/11/2019.
Đáp án A . 01/7/2019
Câu 5: Những quy định mới của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 là?
- Phòng, chống tham nhũng khu vực ngoài nhà nước
- Kiểm soát xung đột lợi ích
- Quy định về cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập
- Cả 3 phương án trên.
Đáp án D
Câu 6: Hành vi tham nhũng có thể xảy ra ở đâu?
- Trong cơ quan, tổ chức của nhà nước
- Trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức khu
vực ngoài nhà nước - Trong cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước
- Trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước.
Đáp án B
Câu 7: Có bao nhiêu hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước?
- 03 hành vị
- 05 hành vi
- 07 hành vi
- 12 hành vi
Đáp án D
Câu 8: Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, tài sản tham nhũng phải được xử lý:
- Thu hồi hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật;
- Thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật;
- Thu hồi hoặc trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp.
- Tất cả đều đúng
Đáp án B
Câu 9: Người phải kê khai tài sản, thu nhập gồm:
- Cán bộ, công chức; sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp; người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
- Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân
- Cả A và B
Đáp án C
Câu 10: Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh tài sản, thu nhập khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Có biến động tăng về tài sản, thu nhập từ 300.000.000 đồng trở lên;
- Có tố cáo về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực và đủ điều kiện thụ lý theo quy định của Luật Tố cáo;
- Cả A và B đều đúng
- Tất cả đều sai
Đáp án C
Câu 11: Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khi phát hiện hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước có trách nhiệm:
- Tố cáo, báo cáo theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng;
- Phản ánh, tố cáo theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng;
- Phản ánh, tố cáo, báo cáo theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng
- Tất cả đều đúng
Đáp án C
Câu hỏi trắc nghiệm về luật phòng chống tham nhũng - Đề số 2
Câu 1: Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 có hiệu lực khi nào?
A) Từ ngày 01 tháng 8 năm 2019.
B) Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019.
C) Từ ngày 02 tháng 7 năm 2019.
D) Từ ngày 02 tháng 8 năm 2019.
Đáp án B
Câu 2: Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 quy định việc xử lý tài sản tham nhũng như thế nào?
A) Tài sản tham nhũng phải được thu hồi theo quy định của pháp luật.
B) Tài sản tham nhũng phải được trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp theo quy định của pháp luật.
C) Tài sản tham nhũng phải được tịch thu theo quy định của pháp luật.
D) Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật.
Đáp án D (Khoản 1 Điều 93 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018).
Câu 3: Nội dung xác minh tài sản, thu nhập trong công tác kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị như thế nào?
A) Tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai; tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm.
B) Tính rõ ràng của bản kê khai và trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm.
C) Tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai.
D) Tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm.
Đáp án A (Điều 43 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018).
Câu 4: Tài sản, thu nhập phải kê khai bao gồm những gì?
A) Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng; kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên.
B) Chỉ kê khai quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng
C) Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng; kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên; tài sản, tài khoản ở nước ngoài; tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.
D) Chỉ kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài.
Đáp án C (Khoản 1 Điều 35 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018).
Câu 5: Theo Luật phòng, chống tham nhũng, khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thì cán bộ, công chức, viên chức phải báo cáo với ai?
- A) Báo cáo ngay cho cơ quan thanh tra.
B) Báo cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đó; trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan đến hành vi tham nhũng thì phải báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ.
C) Báo cáo ngay cho cơ quan cảnh sát điều tra.
D) Báo cáo ngay cho lãnh đạo trực tiếp của mình.
Đáp án B (Khoản 1 Điều 66 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018).
Câu 6: Tài sản nào sau đây của người có nghĩa vụ kê khai tài sản khi tăng thêm phải giải trình nguồn gốc?
A) Các loại nhà ở, công trình xây dựng, các quyền sử dụng đất khi tăng, giảm về số lượng, diện tích hoặc thay đổi về cấp nhà, công trình, loại đất so với kỳ kê khai trước đó.
B) Sổ tiết kiệm tăng thêm 45 triệu đồng.
C) Đá quý trị giá 49 triệu đồng.
D) Xe máy trị giá 40 triệu đồng.
Đáp án A (Khoản 1, Điều 4, Thông tư số 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ).
Câu 7: Người kê khai tài sản, thu nhập phải có nghĩa vụ gì?
A) Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai tài sản, thu nhập và biến động về tài sản, thu nhập của mình.
B) Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai tài sản, thu nhập và biến động về tài sản, thu nhập của mình, của vợ hoặc chồng.
C) Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai tài sản, thu nhập và biến động về tài sản, thu nhập của mình, của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên theo quy định của Luật này.
D) Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai tài sản, thu nhập và biến động về tài sản, thu nhập của mình, con chưa thành niên.
Đáp án C (Khoản 1 Điều 33 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018).
Câu 8: Trong phòng chống tham nhũng công tác kiểm tra của cơ quan, tổ chức, đơn vị bao gồm những hình thức nào?
A) Kiểm tra thường xuyên được tiến hành theo chương trình, kế hoạch và tập trung vào lĩnh vực, hoạt động dễ phát sinh tham nhũng
B) Chỉ kiểm tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng.
C) Kiểm tra thường xuyên được tiến hành theo chương trình, kế hoạch và tập trung vào lĩnh vực, hoạt động dễ phát sinh tham nhũng; kiểm tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng.
D) Kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất.
Đáp án C (Điều 58 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018).
Câu 9: Khi phát hiện có hành vi tham nhũng, người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước phải làm gì:
A) Kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
B) Kịp thời xử lý theo thẩm quyền
C) Báo cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
D) Họp cơ quan và xử lý nội bộ
Đá p án A , Căn cứ Khoản 2 Điều 55 Luật PCTN
Câu 10: Chọn đáp án đúng
A) Người có hành vi tham nhũng giữ bất kì chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác.
B) Người có hành vi tham nhũng giữ bất kì chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã thôi việc, chuyển công tác.
C) Người có hành vi tham nhũng giữ bất kì chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật
D) Người có hành vi tham nhũng giữ bất kì chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, chuyển công tác.
Đáp án A , Căn cứ Khoản 1 Điều 92 Luật PCTN
Câu 11: Chủ thể nào sau đây không được quy định là người có chức vụ, quyền hạn?
A. Cán bộ, công chức, viên chức.
B. Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân.
C. Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
D. Người lao động trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp
Đáp án D căn cứ Khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng
Câu hỏi trắc nghiệm về luật phòng chống tham nhũng - Đề số 3
Câu 1. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 có hiệu lực thì hành khi nào?
- 01/7/2019
- 20/11/2018
- 04/12/2018
- 23/11/2019.
Câu 2. Những quy định mới của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 là?
- Phòng, chống tham nhũng khu vực ngoài nhà nước
- Kiểm soát xung đột lợi ích
- Quy định về cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập
- Cả 3 phương án trên.
Câu 3. Hành vi tham nhũng có thể xảy ra ở đâu?
- Trong cơ quan, tổ chức của nhà nước
- Trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước
- Trong cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước
- Trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước.
Câu 4. Có bao nhiêu hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước?
- 03 hành vị
- 05 hành vi
- 07 hành vi
- 12 hành vi
Câu 5. Trong số những hành vi sau đây, hành vi nào không phải hành vi tham nhũng?
- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi
- Công chức lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- Công chức nhũng nhiễu vì vụ lợi
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi.
Câu 6. Hành vi nhận tiền, sửa điểm thi là hành vi nào trong số các hành vi sau đây?
- Gian lận trong thi cử
- Nhận hối lộ
- Tiêu cực
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
Câu 7. Tài sản tham nhũng là tài sản nào sau đây?
- Tài sản do tham ô mà có
- Tải sản có được từ hành vi tham nhũng, có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng
- Tài sản do nhận hối lộ mà có
- Cả ba trường hợp trên.
Câu 8. Kế toán trưởng của công ty tư nhân làm sai lệch hóa đơn, chứng từ để rút tiền của công ty là hành vi gì?
- Trộm cắp
- Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
- Tham ô
- Biển thủ.
Câu 9. Nội dung giải trình khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân?
- Cơ sở pháp lý của việc ban hành quyết định
- Thẩm quyền ban hành quyết định
- Nội dung của quyết định
- Cả ba phương án trên.
Câu 10. Người có chức vụ, quyền hạn không bị cấm việc nào sau đây?
- Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân
- Mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp tư
- Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị
- Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc.
Câu 12. Người có chức vụ, quyền hạn không được nhận quà tặng nào dưới đây của tổ chức, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình?
- Từ 5 trăm nghìn đồng trở lên
- Từ 2 triệu đồng trở lên
- Từ 10 triệu đồng trở lên
- Không được nhận.
------------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Câu hỏi trắc nghiệm về Luật phòng chống tham nhũng. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.