Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm tình huống GDCD 12 bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân

Chúng tôi xin giới thiệu bài Câu hỏi trắc nghiệm tình huống GDCD 12 bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân. Nội dung tài liệu sẽ là nguồn thông tin hữu ích để phục vụ công việc học tập của các bạn học sinh được tốt hơn. Mời các bạn học sinh tham khảo.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Trắc nghiệm tình huống GDCD 12 bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân

Câu 1. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, H tiếp tục vào học Đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh. H đã thực hiện quyền nào của công dân?

  1. Học thường xuyên, học suốt đời.
  2. Học ở nhiều hình thức khác nhau.
  3. Học không hạn chế.
  4. Học khi có điều kiện.

Câu 2. Vì gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên chị P không có điều kiện học tiếp ở đại học. Sau mấy năm, chị P vừa làm việc ở nhà máy, vừa theo học tại chức. Chị P đã thực hiện quyền nào của công dân?

  1. Quyền lao động thường xuyên, liên tục.
  2. Quyền được phát triển toàn diện.
  3. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.
  4. Quyền tự do học tập.

Câu 3. Nếu không có điều kiện theo học hệ chính quy, công dân có thể thực hiện quyền học tập thường xuyên, học suốt đời của mình bằng cách nào dưới đây?

  1. Học ở hệ tại chức.
  2. Học ở nơi nào mình muốn.
  3. Học ở bất cứ ngành nào.
  4. Học theo sở thích.

Câu 4. Sau hai năm tìm tòi, nghiên cứu, anh A là kỹ sư nhà máy đã tạo ra sáng kiến hợp lý hóa quy trình sản xuất, khiến năng suất lao động cao hơn trước. Anh A đã thực hiện quyền nào của dưới đây của mình?

  1. Quyền học tập.
  2. Quyền được phát triển.
  3. Quyền sáng tạo.
  4. Quyền lao động.

Câu 5. Sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở, X được vào học Trường Trung học phổ thông Chuyên của tỉnh. X đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?

  1. Quyền học không hạn chế.
  2. Quyền học suốt đời.
  3. Quyền được phát triển.
  4. Quyền tự do học tập.

Câu 6. Bạn L học giỏi nên đã được vào học lớp chuyên Anh của Trường Trung học phổ thông X. Vậy L đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?

  1. Quyền học tập không hạn chế.
  2. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.
  3. Quyền được phát triển.
  4. Quyền học tập theo sở thích.

Câu 7. H có năng khiếu âm nhạc, đã giành giải thưởng quốc gia về đàn Piano, nên H được tuyển thẳng vào Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Vậy H đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?

  1. Quyền học tập theo sở thích.
  2. Quyền học tập không hạn chế.
  3. Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng phát triển tài năng.
  4. Quyền được học tập có điều kiện trong môi trường âm nhạc.

Câu 8. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, Tr. tiếp tục vào học Đại học. Vậy Tr. Đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

  1. Quyền thường xuyên, học suốt đời.
  2. Quyền tự do học tập.
  3. Quyền học không hạn chế.
  4. Quyền được phát triển.

Câu 9. Sau một năm nghiên cứu, anh B là kỹ sư nhà máy đã cải tiến máy móc, rút ngắn quy trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Anh B đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

  1. Quyền lao động sáng tạo.
  2. Quyền được phát triển.
  3. Quyền sáng tạo.
  4. Quyền cải tiến máy móc.

Câu 10. Công dân có quyền sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là nội dung quyền nào dưới đây của công dân?

  1. Quyền sáng tạo.
  2. Quyền tác giả.
  3. Quyền được phát triển.
  4. Quyền tự do cá nhân.

Câu 11. Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền được phát triển của công dân?

  1. Những người phát triển sớm về trí tuệ có quyền học vượt lớp.
  2. Những học sinh nghèo được miễn giảm học phí.
  3. Những học sinh xuất sắc có thể được học ở các trường chuyên.
  4. Những người đoạt giải trong các kỳ thi quốc gia được tuyển thẳng vào đại học.

Câu 12. Việc công dân học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình là một trong các nội dung của

  1. quyền học tập của công dân.
  2. quyền được phát triển của công dân.
  3. quyền tự do của công dân.
  4. quyền lựa chọn ngành nghề của công dân.

Câu 13. Khẳng định nào dưới đây là đúng về quyền học tập của công dân?

  1. Công dân có quyền học không hạn chế thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển
  2. Công dân có thể tự do vào học ở các trường học.
  3. Mọi công dân có thể vào học đại học mà không cần có điều kiện gì.
  4. Mọi công dân có thể học ở bất kỳ trường đại học nào.

Câu 14. Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau và học ở các loại hình trường, lớp khác nhau là biểu hiện của quyền

  1. học thường xuyên, học suốt đời.
  2. tự do học tập.
  3. học bất cứ nơi nào.
  4. bình đẳng về trách nhiệm học tập.

Câu 15. D múa rất đẹp và đã giành giải thưởng quốc gia về biểu diễn nghệ thuật múa, nên D được tuyển thẳng vào Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật. D đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?

  1. Quyền học tập theo sở thích.
  2. Quyền học tập không hạn chế.
  3. Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
  4. Quyền học tập có điều kiện trong môi trường nghệ thuật.

Câu 16 . Q thi đỗ và được tuyển chọn vào lớp Cử nhân chất lượng cao của Trường Đại học M. Q đã được hưởng quyền gì dưới đây của công dân?

  1. Quyền học không hạn chế.
  2. Quyền ưu tiên trong tuyển sinh.
  3. Quyền được phát triển của công dân.
  4. Quyền ưu tiên trong lựa chọn nơi học tập.

Câu 17. L không đủ điểm xét tuyển nên không được vào học ở trường đại học. L cho rằng mình không còn quyền học tập nữa. Trong trường hợp này, theo em, L có thể tiếp tục thực hiện quyền học tập nữa không?

  1. Có thể học bất cứ lúc ngành nào.
  2. Có thể học ở bất cứ cơ sở giáo dục nào mà mình muốn.
  3. Có thể tiếp tục học theo các hình thức khác nhau.
  4. Có thể học tập không hạn chế.

Câu 18. Trong kỳ tuyển sinh năm nay, V không trúng tuyển vào đại học nên đã cho rằng mình không được thực hiện quyền học tập nữa. Còn X thì nói V vẫn có quyền học tập. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

  1. Quyền học tập của V đã chấm dứt vì V không còn khả năng đi học.
  2. Quyền học tập của V đã chấm dứt vì V không còn cơ hội học.
  3. Vẫn có quyền học tập vì V có thể học thường xuyên, học suốt đời.
  4. V không có quyền học tập vì V có thể phải nhập ngũ.

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

C

C

A

C

A

C

C

C

C

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

B

A

A

A

C

A

C

C

------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Câu hỏi trắc nghiệm tình huống GDCD 12 bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm GDCD 12

    Xem thêm