Câu hỏi trắc nghiệm tình huống GDCD 12 bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản
VnDoc xin giới thiệu bài Câu hỏi trắc nghiệm tình huống GDCD 12 bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản. Nội dung tài liệu sẽ là nguồn thông tin hữu ích để phục vụ công việc học tập của các bạn học sinh được tốt hơn. Mời các bạn học sinh tham khảo.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Trắc nghiệm tình huống GDCD 12 bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản
Câu 1. C và D cãi nhau, C dùng lời lẽ xúc phạm D trước các bạn trong lớp. Hành vi của C đã xâm phạm
- quyền được pháp luật bảo vệ về uy tín cá nhân.
- quyền bất khả xâm phạm về bí mật đời tư.
- quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
- quyền được pháp luật bảo vệ về thanh danh.
Câu 2. A là sinh viên ở cùng với B. Trong lúc B không có nhà, A đã đọc thư bố mẹ gửi cho B. Hành vi này của A đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của B?
- Quyền được đảm bảo thông tin cá nhân.
- Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
- Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín.
- Quyền bí mật thông tin.
Câu 3. Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm?
- Phê bình bạn trong cuộc họp lớp.
- Bịa đặt, tung tin xấu về người khác trên Facebook.
- Chê bai bạn trước mặt người khác.
- Trêu chọc làm bạn bực mình.
Câu 4. Vì mâu thuẫn cá nhân, 3 học sinh của trường X đã cùng đánh hội đồng bạn M sau giờ tan học. Hành vi của 3 bạn này đã xâm phạm
- quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
- quyền được đảm bảo an toàn cá nhân.
- quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
- quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
Câu 5. Biết N xem trộm Email của mình, S không biết xử sự như thế nào. Nếu là S, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây để vừa bảo vệ quyền lợi của mình và vừa phù hợp với pháp luật?
- Mắng N cho bõ tức.
- Không nói gì và tỏ rõ sự bực tức.
- Nêu vấn đề ra trong buổi sinh hoạt lớp cuối tuần.
- Trực tiếp nói chuyện và nhắc N không nên làm như thế nữa.
Câu 6. Trong dịp đại biểu Hội đồng nhân dân xã Q tiếp xúc với cử tri, nhân dân xã kiến nghị với cử tri về hoạt động sản xuất kinh doanh của xã. Đây là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân?
- Quyền tự do ngôn luận.
- Quyền tự do tư tưởng.
- Quyền bày tỏ ý kiến.
- Quyền xây dựng chính quyền.
Câu 7. N dùng sim điện thoại khác với sim vẫn thường dùng để nhắn tin cho một số bạn trong lớp nói xấu về G. Hành vi này của N là xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
- Quyền bất khả xâm phạm về đời sống tinh thần.
- Quyền bí mật đời tư.
- Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
- Quyền được đảm bảo an toàn về thư tín, điện tín.
Câu 8. Việc công dân viết bài đăng báo, bày tỏ quan điểm của mình phê phán cái xấu, đồng tình với cái tốt là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân?
- Quyền tham gia ý kiến.
- Quyền tự do ngôn luận.
- Quyền tự do tư tưởng.
- Quyền tự do báo chí.
Câu 9. P và Q có mâu thuẫn với nhau. Hai bên cãi cọ rồi đánh nhau. Kết quả là P đánh Q gây thương tích. Hành vi của P đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân?
- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
- Quyền bất khả xâm phạm về nhân thân.
- Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.
- Quyền được đảm bảo an toàn thân thể.
Câu 10. Công ty A chậm thanh toán cho ông K tiền thuê văn phòng, ông K đã khóa trái của văn phòng làm việc, nhốt 4 nhân viên của công ty đó trong 3 giờ. Ông K đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân?
- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng.
- Quyền được đảm bảo an toàn về sức khỏe.
- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Câu 11. Vì có mâu thuẫn cá nhân với K nên vào một buổi tối, L đã xếp sẵn mấy viên gạch chặn đường đi trong thôn làm K ngã và bị chấn thương ở tay. L đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
- Quyền được đảm bảo về nhân thân.
- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
- Quyền được bảo đảm an toàn giao thông.
Câu 12. Nghi ngờ ông S lấy trộm xe máy của ông X, Công an phường Q đã bắt giam ông S và dọa nạt, ép ông phải nhận tội. Việc làm này của Công an phường Q đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
- Quyền tự do cá nhân.
- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
- Quyền tự do đi lại.
Câu 13. Nghi ngờ tên ăn trộm xe đạp chạy vào một gia đình trong ngõ, hai người đàn ông chạy thẳng vào nhà mà không chờ chủ nhà đồng ý, đồng thời còn yêu cầu cho khám nhà để tìm kẻ trộm. Hành vi của hai người đàn ông trên đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
- Quyền được bảo vệ chỗ ở.
- Quyền bí mật về chỗ ở.
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
- Quyền bất khả xâm phạm nhà dân.
Câu 14. Nghi ngờ cháu B lấy trộm điện thoại di động của mình, ông C đã nhốt cháu trong nhà mình suốt 2 giờ để buộc cháu B phải khai nhận. Hành vi của ông C đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
- Quyền được an toàn thân thể.
- Quyền được đảm bảo an toàn sức khỏe.
- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
- Quyền tự do cá nhân.
Câu 15. Biết C và D yêu nhau, H đã tìm cách đã tìm cách đọc trộm tin nhắn của D rồi kể cho một số bạn trong lớp nghe làm D rất bực mình. H đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của D?
- Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
- Quyền bí mật thông tin cá nhân.
- Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- Quyền tự do yêu đương.
Câu 16. Do mâu thuẫn với nhau nên C đã bịa đặt tung tin xâu về D trên Facebook. Việc làm của C đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của D?
- Quyền bảo vệ bí mật đời tư cá nhân.
- Quyền tự do cá nhân.
- Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
- Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện tín.
Câu 17. Trong lúc chơi game, giữa H và K xảy ra mâu thuẫn dẫn đến chửi nhau trên mạng. Hai bên thách đố và tìm gặp nhau, đánh nhau. Kết quả là H đã đánh và gây thương tích cho K. Hành vi của H đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công nhân?
- Quyền bảo bất khả xâm phạm về thân thể.
- Quyền bất khả xâm phạm về danh dự.
- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
- Quyền được bảo đảm an toàn về thân thể.
Câu 18. Giờ ra chơi P ở lại trong lớp, lấy điện thoại của V để trên bàn có tin nhắn, P đã nhanh chóng đọc tin nhắn trên điện thoại của V. Hành vi này của P đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
- Quyền bảo được bảo đảm bi mật đời tư.
- Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự.
- Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại.
- Quyền bất khả xâm phạm thông tin cá nhân.
Câu 19. Hai anh công an đang đuổi bắt một tên trộm xe máy. Nghi ngờ tên trộm xe máy chạy vào một nhà dân, hai anh cần lựa chọn cách xử sự nào dưới đây để vừa có thể tìm bắt được kẻ trộm, vừa đảm bảo đúng pháp luật?
- Chạy ngay vào nhà khám xét.
- Yêu cầu chủ nhà cho khám xét, nếu không đồng ý thì vẫn cứ khám.
- Đề nghị chủ nhà cho khám, nếu không đồng ý thì bỏ đi.
- Đề nghị chủ nhà cho khám xét, nếu đồng ý thì mới vào nhà khám.
Câu 20. Hai anh sinh viên L và M cùng thuê chung nhà ở của ông N. Do chậm trả tiền thuê nhà nên ông N đã yêu cầu hai bạn ra khỏi nhà, nhưng L và M không đồng ý. Thấy vậy, ông N khóa trái cửa nhà và nhốt hai bạn lại. Vậy, hành vi của ông N đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
- Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
- Được bảo hộ về sức khỏe.
- Bất khả xâm phạm về thân thể.
- Được bảo đảm an toàn thân thể.
Câu 21. H và C là hai chị em ruột. Vì muốn biết tình cảm của chị H và anh Q nên có lần C đã đọc trộm tin nhắn của anh Q gửi cho chị H. Hành vi này của C đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của chị H?
- Quyền bí mật đời tư.
- Quyền bí mật thông tin cá nhân.
- Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật điện thoại.
- Quyền bình đẳng giữa chị và em.
Câu 22. Vào ngày chủ nhật, X đến nhà Y chơi, trong khi Y ra ngoài, X đã mở điện thoại của Y để xem Facebook. Hành vi này của X đã xâm phạm tới
- quyền đảm bảo bí mật cuộc sống.
- quyền tự do của công dân.
- quyền được đảm bảo an toàn và bí mật điện thoại.
- quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công nhân.
Câu 23. M đang sử dụng máy tính thì có việc ra khỏi phòng, nhân lúc đó, L – sinh viên ở cùng với M đã tự ý đọc email của M. Hành vi này của L đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của M?
- Quyền tự do cá nhân.
- Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
- Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín.
- Quyền được đảm bảo bí mật về đời tư.
Câu 24. Vào một buổi sáng, 5 nữ sinh Trường Trung học phổ thông C đã đến gần nhà bạn Ng. (học sinh lớp 12A5 cùng trường) và gọi bạn Ng. ra đường để nói chuyện, chửi bới rồi ra tay đánh dã man, gây thương tích nặng cho bạn Ng. Hành vi đánh người của 5 nữ sinh trên đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của Ng?
- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
- Quyền được bảo đảm an toàn cá nhân.
- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe.
- Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm
Câu 25. Biết M hay tung tin nói xấu về mình với một số bạn trong lớp, H không biết xử sự như thế nào. Nếu là H, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây để bảo vệ danh dự, nhân phẩm của mình?
- Tố cáo M với cô giáo chủ nhiệm.
- Nói xấu lại M như M đã nói xấu mình.
- Nêu vấn đề ra trong buổi sinh hoạt lớp cuối tuần.
- Trực tiếp nói chuyện và yêu cầu M phải cải chính những điều đã nói xấu về mình.
Câu 26. Đã mấy lần thấy M nói chuyện qua điện thoại, L tìm cách đến gần để nghe. Hành vi này của L xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
- Quyền được đảm bảo bí mật thư tín, điện tín.
- Quyền bí mật điện tín.
- Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về điện thoại.
- Quyền được pháp luật bảo đảm về bí mật đời tư.
Câu 27. K đã lập Facebook giả mạo tên của N và đăng một số tin để người khác hiểu xấu về N. Hành vi này của K xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
- Quyền bất khả xâm phạm về đời sống tinh thần.
- Quyền bí mật đời tư.
- Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
- Quyền được bảo đảm an toàn về thư tín, điện tín.
Câu 28. Anh Q và anh P bắt được kẻ đang bị truy nã vì tội trộm cắp tài sản của nhà dân. Hai anh đang lúng túng không biết nên làm gì tiếp theo. Trong trường hợp này, em sẽ khuyên hai anh lựa chọn cách xử sự nào dưới đây cho phù hợp với pháp luật?
- Đánh tên ăn trộm một trận cho sợ.
- Chửi tên ăn trộm một hồi cho hả giận.
- Lập biên bản rồi thả ra.
- Giải về cơ quan công an nơi gần nhất.
Câu 29. Nếu một ai đó tung tin bịa đặt để nói xấu mình với một số bạn trong lớp, em sẽ lựa chọn cách xử sự nào dưới đây mà em cho là đúng pháp luật?
- Nói xấu lại người đó nhiều hơn người đó đã nói xấu mình.
- Mắng cho người đó một trận cho hả giận.
- Không chơi vơi người đó nữa.
- Khuyên bảo người đó để không có hành vi như vậy nữa.
Câu 30. Nhân lúc trong siêu thị đông người, P đã móc túi lấy trộm tiền của Q, nhưng bị anh S là bảo vệ bắt quả tang. Trong trường hợp này, anh S cần xử sự thể nào theo các giải pháp dưới đây cho đúng pháp luật?
- Đánh cho P một trận.
- Đánh P xong thì giải đến cơ quan công an.
- Giam P lại trong phòng kín của siêu thị.
- Giải ngay P đến cơ quan công an.
ĐÁP ÁN
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | C | C | B | C | D | A | C | B | C | C |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | C | C | C | C | C | C | C | C | D | C |
Câu | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
Đáp án | C | C | C | C | D | C | C | D | D | D |
------------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Câu hỏi trắc nghiệm tình huống GDCD 12 bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.