Câu trắc nghiệm môn Kinh tế quốc tế
Trắc nghiệm Kinh tế quốc tế
VnDoc xin giới thiệu tới các bạn đề Câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế quốc tếđể làm tài liệu tham khảo được chúng tôi biên soạn và tổng hợp lại một cách hợp lý nhất giúp các bạn tham khảo chuẩn bị tốt cho kì thi hết môn sắp tới đây của mình.
1) Các nước phải giao thương với nhau vì:
a) Không có đủ nguồn lực.
b) Sự giới hạn nguồn lực quốc gia.
c) Tâm lý thị hiếu tiêu dùng.
d) Cả (a), (b), (c) đều đúng
2) Mục đích chính của môn học Kinh tế quốc tế là:
a) Cung cấp những kiến thức khái quát về một nền kinh tế thế giới hiện đại.
b) Cung cấp những kiến thức cơ bản về thương mại quốc tế và những chính sách ảnh hưởng đến nó.
c) Cung cấp những kiến thức cơ bản về tài chính – tiền tệ quốc tế nhằm thấy được sự vận động của thị trường tài chính – tiền tệ giữa các nước.
d) Cả (a), (b), (c) đều đúng
3) Kinh tế học quốc tế là môn học nghiên cứu về:
a) sự hình thành và phát triển của các nước trên thế giới
b) mối quan hệ giữa các nền kinh tế của các nước và các khu vực trên thế giới.
c) quan hệ chính trị của các nước trên thế giới
d) mối quan hệ về lịch sử kinh tế giữa các nước và các khu vực trên thế giới.
4) Những vấn đề nào sao đây là nội dung nghiên cứu của môn học kinh tế quốc tế:
a) Những học thuyết về thương mại quốc tế
b) Chính sách ngoại thương và những công cụ bảo hộ mậu dịch.
c) Tài chính quốc tế.
d) Cả (a), (b), (c) đều đúng
5) Trong nghiên cứu Kinh tế quốc tế, chúng ta sử dụng những kiến thức của:
a) Chỉ có kinh tế vi mô.
b) Chỉ có kinh tế vĩ mô.
c) Của cả kinh tế vi mô và vĩ mô.
d) Không phải của kinh tế vi mô và vĩ mô.
6) Điều này sao đây không phải là đặc trưng cơ bản của thương mại quốc tế:
a) Các chủ thể tham gia trong thương mại quốc tế.
b) Đồng tiền sử dụng trong thương mại quốc tế là ngoại tệ đối với một trong hai bên hoặc đối với cả hai bên tham gia.
c) Các chủ thể tham gia trong thương mại quốc tế phải có thể chế chính trị phù hợp nhau.
d) Đối tượng mua bán thường được di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia.
7) Mậu dịch quốc tế là một xu hướng tất yếu đối với các quốc gia trên thế giới vì:
a) Mậu dịch quốc tế mang lại lợi ích như nhau cho tất cả các quốc gia tham gia
b) Giúp sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên thế giới nhằm thỏa mãn tốt nhu cầu người tiêu dùng.
c) Mậu dịch quốc tế quyết định chế độ chính trị của các quốc gia tham gia
d) Không phải là các lý do nêu trên
8) Kinh tế quốc tế là:
a) Môn học ứng dụng của kinh tế học
b) Nghiên cứu kinh tế của các nước trên thế giới
c) Nghiên cứu lịch sử kinh tế quốc tế
d) Cả (a), (b), (c) đều đúng.
9) Đặc điểm của mậu dịch quốc tế so với mậu dịch quốc gia là:
a) Có lợi hơn
b) Nhiều sản phẩm trao đổi hơn
c) Gắn liền với các hình thức hạn chế mậu dịch
d) Chính trị ổn định hơn
10) Trong các câu nói sau đây, câu nào không phù hợp với các lý thuyết về mậu dịch quốc tế:
a) Mậu dịch quốc tế mang đến lợi ích cho tất cả các quốc gia.
b) Mậu dịch quốc tế góp phần xóa bỏ dần sự cách biệt về giá cả các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia
c) Mậu dịch quốc tế chỉ mang đến lợi ích cho các nước phát triển và thiệt hại cho các nước đang phát triển.
d) Mậu dịch quốc tế làm cho các nước sản xuất có hiệu quả hơn.
11) Nền kinh tế thế giới là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của môn học:
a) kinh tế vĩ mô
b) Marketing căn bản.
c) Kinh tế học quốc tế
d) Kinh tế chính trị
12) Mục đích của môn kinh tế quốc tế là cung cấp kiến thức cơ bản về:
a) Con người quốc tế
b) Thương mại và tiền tệ quốc tế
c) Giáo dục quốc tế
d) Quản lý ngân hàng quốc tế
13) Môn học kinh tế quốc tế không nghiên cứu về:
a) Thương mại quốc tế.
b) Đầu tư quốc tế.
c) Tài chính quốc tế
d)Tình hình thời sự quốc tế.
14) Nguyên tắc nào sau đây không phải là nguyên tắc cơ bản trong thương mại Quốc tế
a) Nguyên tắc bảo hộ
b) Nguyên tắc tương hỗ.
c) Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia.
d) Nguyên tắc tối huệ quốc.
15) Sau khi gia nhập WTO, số lượng quốc gia đã cam kết nguyên tắc tối huệ quốc với Việt Nam là:
a) 40-50
b) 51-90
c) 91-130
d) 131-170