Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chất lượng sản phẩm

Chúng tôi xin giới thiệu bài Chất lượng sản phẩm được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Khái niệm

Chất lượng sản phẩm là một phạm trù phức tạp mà con người thường gặp trong các lĩnh vực hoạt động của mình. Có nhiều định nghĩa, khái niệm về chất lượng, vì thực tế, nó đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực: công nghệ, sản xuất, kinh

doanh, nghiên cứu marketing…và cũng là mối quan tâm của nhiều người như các nhà kinh tế, các nhà sản xuất và đặc biệt là người tiêu dùng, với những mong muốn được thỏa mãn các nhu cầu ngày một cao hơn.

Xét theo nghĩa hẹp, chất lượng bao gồm những đặc tính của sản phẩm nhằm đáp ứng được những yêu cầu về mặt kỹ thuật, đảm bảo sản phẩm có công dụng tốt, tuổi thọ cao, tin cậy, sự phân tán ít, có khả năng tương thích với môi trường sử dụng… Những đặc tính này phụ thuộc nhiều vào những yếu tố kỹ thuật, công nghệ, nguyên vật liệu, phương pháp sản xuất… và gắn liền với giá trị sử dụng của sản phẩm.

Theo quan điểm này, chất lượng cao hay thấp được đo bằng tỷ lệ những sản phẩm được chấp nhận qua kiểm tra bằng chất lượng (KCS), hoặc số lượng phế phẩm.

Nhưng theo nghĩa rộng, ở góc độ của các nhà quản lý, người ta cho rằng chất lượng là chất lượng thiết kế, sản xuất, bán và sử dụng đạt được sự thỏa mãn cao nhất của khách hàng. Theo định nghĩa này thì chất lượng được thể hiện qua bốn yếu tố là:

Chất lượng: Mức độ thỏa mãn của khách hàng

Chi phí: Toàn bộ chi phí liên quan đến sản phẩm từ khâu thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và thải bỏ chúng.

Giao hàng: Giao hàng đúng lúc khách hàng cần, nhất là đối với những sản phẩm dạng bán thành phẩm

An toàn: Sản phẩm cần phải an toàn trong suốt quá trình sản xuất, tiêu dùng, và khi xử lý chúng dù bất kỳ ở đâu, với bất kỳ ai.

Ngoài ra, chất lượng còn được một số nhà quản lý khái quát như sau:

  • Sự thích hợp khi sử dụng (Theo Juran).
  • Sự phù hợp với các yêu cầu cụ thể (Theo Crosby).

Không bị khiếm khuyết, sai lỗi hoặc hư hỏng, nhiễm bẩn.

  • Mức độ hoàn hảo.
  • Sự thỏa mãn khách hàng.
  • Làm vui lòng khách hàng.

Theo tiêu Theo ISO 8402: 1994 thì “chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể, đối tượng, tạo cho thực thể, đối tượng đó có khả năng thỏa mãn nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn”.

Theo tiêu chuẩn mới nhất hiện nay – Tiêu chuẩn ISO 9000: 2015, chất lượng là “Mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu”.

Để chỉ mức độ, thuật ngữ “chất lượng” người ta thường sử dụng với các tính từ kém, tốt, tuyệt hảo. Thuật ngữ “vốn có” được hiểu là những đặc tính tồn tại trong sản phẩm, đặc biệt như một đặc tính lâu bền hay vĩnh viễn của nó.

Từ những quan niệm trên đây ta có thể thấy rằng “Chất lượng” không chỉ thỏa mãn những quy cách kỹ thuật hay một yêu cầu cụ thể nào đó, mà có nghĩa rộng hơn rất nhiều - đó là sự thỏa mãn khách hàng về mọi phương diện. Chất lượng là “sự thỏa nhu cầu hoặc hơn nữa, nhưng với những phí tổn là thống nhất”.

Chính vì vậy, hoạt động quản lý chất lượng không phải chỉ chú trọng đến những khía cạnh kỹ thuật thuần túy mà còn phải quan tâm, kiểm soát được các yếu tố liên quan đến suốt quá trình hình thành, sử dụng và thanh lý sản phẩm.

2. Các đặc điểm của chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là một khái niệm phức tạp và tổng hợp. Từ những phân tích khái niệm chất lượng sản phẩm ở trên thì chất lượng sản phẩm phải có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, chất lượng sản phẩm phải được đánh giá bằng một tập hợp các chỉ tiêu đặc trưng cho tính năng kỹ thuật phản ánh giá trị sử dụng mà sản phẩm có thể đạt được. Các thuộc tính chất lượng là kết quả tổng hợp nhiều yếu tố, nhiều bộ phận hợp thành như nguyên, nhiên, vật liệu, máy móc thiết bị, lao động, công nghệ, kỹ thuật…

Thứ hai, chất lượng sản phẩm phải được thể hiện cùng với chi phí và gắn liền với điều kiện tiêu dùng cụ thể của từng người, từng môi trường, từng địa phương. Xuất phát từ bản chất của sản phẩm luôn có hai đặc tính là giá trị sử dụng và giá trị. Giá trị sử dụng phản ánh công dụng cụ thể của sản phẩm và chính công dụng này làm nên tính hữu ích của nó. Nhưng khách hàng không chấp nhận chất lượng sản phẩm với bất kỳ mức giá nào nên khi nói đến chất lượng sản phẩm phải đề cập đến cả mặt giá trị và các dịch vụ khác có liên quan trực tiếp đến sản phẩm.

Thứ ba, chất lượng sản phẩm được hình thành trong tất cả mọi hoạt động, mọi quá trình tạo ra sản phẩm và chỉ được đánh giá đầy đủ khi tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất giữa các quá trình trước, trong và sau sản xuất bao gồm: nghiên cứu thiết kế, chuẩn bị sản xuất, sản xuất và sử dụng sản phẩm. Phải đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu tố liên quan đến toàn bộ quá trình sản xuất – kinh doanh. Chất lượng chỉ thể hiện đúng trong những điều kiện tiêu dùng xác định phù hợp với mục đích tiêu dùng cụ thể. Đặc điểm này đòi hỏi việc cung cấp những thông tin cần thiết về sản phẩm cho người tiêu dùng để sản phẩm được sử dụng phù hợp.

Thứ tư, chất lượng sản phẩm là một khái niệm tương đối có thể thay đổi theo thời gian, không gian… Chất lượng sản phẩm không ở trạng thái cố định mà thay đổi theo từng thời kỳ, phụ thuộc vào sự biến động của các yếu tố khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật và yêu cầu của từng thị trường.

Thứ năm, chất lượng được đánh giá theo mặt chủ quan và khách quan. Tính chủ quan của chất lượng thể hiện thông qua chất lượng trong sự phù hợp hay còn gọi là chất lượng thiết kế. Đó là mức độ phù hợp của sản phẩm thiết kế đối với nhu cầu khách hàng. Nó phản ánh nhận thức của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Tính khách quan của chất lượng thể hiện thông qua thuộc tính vốn có của sản phẩm đó chính là “chất lượng tuân thủ thiết kế”. Nó phản ánh mức độ phù hợp của các đặc tính chất lượng sản phẩm so với tiêu chuẩn thiết kế đặt ra. Loại chất lượng này phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất đặc điểm và trình độ công nghệ, trình độ tổ chức quản lý sản xuất của các doanh nghiệp. Vì thế, chất lượng là vấn đề đặt ra với mọi trình độ sản xuất.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Chất lượng sản phẩm về khái niệm và các đặc điểm của chất lượng sản phẩm..

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 86
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm