Chiến lược tăng trưởng tập trung

Chiến lược tăng trưởng tập trung được VnDoc sưu tầm và giới thiệu gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Chiến lược tăng trưởng tập trung là các chiến lược chủ đạo đặt trọng tâm vào việc cải tiến các sản phẩm hoặc thị trường hiện có mà đặc điểm chung của nhóm chiến lược này là đòi hỏi tập trung nỗ lực để cải thiện vị thế cạnh tranh của công ty với những sản phẩm hiện có.

Khi theo đuổi chiến lược này doanh nghiệp hết sức cố gắng để khai thác mọi cơ hội có được về các sản phẩm dịch vụ hiện đang sản xuất, kinh doanh hoặc thị trường hiện đang tiêu thụ, cung ứng bằng cách thực hiện tốt hơn các công việc mà họ đang tiến hành. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh đơn ngành xem đây là chiến lược chủ đạo giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa những khả năng tiềm tàng trong nội bộ và khai thác triệt để các cơ hội thị trường bên ngoài. Những doanh nghiệp thực hiện chiến lược tăng trưởng tập trung thường phát triển trong nội bộ, họ không thích mua lại các doanh nghiệp cùng ngành khác.

Trong thực tế chiến lược này phù hợp với những ngành kinh doanh còn có khả năng khai thác thị trường, nhãn hiệu hàng hóa có uy tín, sản phẩm có khả năng cải tiến hoặc đa dạng hóa mẫu mã.

1. Chiến lược thâm nhập thị trường

Chiến lược thâm nhập thị trường là chiến lược tìm kiếm mục tiêu gia tăng thị phần cho các sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại trong các thị trường hiện tại bằng các nỗ lực tiếp thị lớn hơn.Với chiến lược này các doanh nghiệp sẽ làm tăng thị phần bằng các cách: Quảng cáo, chào hàng rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo, đài, ti vi, mạng xã hội, các cuộc hội thảo, tài trợ chương trình…; khuyến mãi; phát triển kênh tiêu thụ hay chú trọng dịch vụ hậu bán hàng…

Chiến lược này thường được áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Khi các thị trường hiện tại không bị bão hòa với những sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
  • Khi nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp tăng.
  • Khi thị phần của các đối thủ cạnh tranh chính giảm trong khi doanh số toàn ngành tăng
  • Khi sự tương quan giữa doanh thu và chi phí tiếp thị là cao.

2. Chiến lược phát triển thị trường

Chiến lược phát triển thị trường là chiến lược tìm cách tăng trưởng bằng con đường thâm nhập vào các thị trường mới để tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ hiện doanh nghiệp đang sản xuất hay cung ứng (sản phẩm dịch vụ hiện tại).Với chiến lược này doanh nghiệp có thể phát triển thị trường bằng các cách:

Tìm kiếm các thị trường trên địa bàn hoàn toàn mới: Khi phát triển thị trường mới chúng ta cần cân nhắc tới những điều kiện về cơ hội, đe dọa, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh hiện tại từ đó phát hiện ra liệu có rào cản nào hay không và chi phí để gia nhập như thế nào. Khi đó các doanh nghiệp cần nỗ lực trong công tác marketing như: tìm kiếm các nhà phân phối hoặc mở rộng các lực lượng bán hàng.

Tìm ra các giá trị sử dụng mới của sản phẩm: Nhiều sản phẩm có rất nhiều công dụng mà doanh nghiệp có thể khai thác và mỗi công dụng mới đó có thể tạo ra thị trường hoàn toàn mới đồng thời giúp doanh nghiệp kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm.

Tìm khách hàng mục tiêu mới: Khi thiết kế sản phẩm ban đầu nhiều doanh nghiệp chỉ hướng đến một hoặc vài đối tượng là khách hàng mục tiêu. Trong quá trình phát triển các nhà quản trị marketing, người bán hàng phát hiện ra những đối tượng khác cũng có nhu cầu đối với sản phẩm này thông qua các cuộc khảo sát thị trường có chủ đích hoặc tình cờ.Ví dụ: Khi thiết kế quần Jean khách hàng mục tiêu mà Levi’s hướng đến là phái nam nhưng khi phát hiện phái nữ cũng sử dụng sản phẩm này Levi’s đã phát triển các chương trình quảng cáo sản phẩm hướng đến cả phái nữ.

Chiến lược phát triển thị trường được áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Khi các kênh phân phối mới đáng tin cậy, có chất lượng.
  • Khi vẫn còn các thị trường mới chưa bão hoà.
  • Khi doanh nghiệp có sẵn điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Chiến lược tăng trưởng tập trung về các chiến lược chủ đạo đặt trọng tâm vào việc cải tiến các sản phẩm hoặc thị trường hiện có mà đặc điểm chung của nhóm chiến lược này là đòi hỏi tập trung nỗ lực để cải thiện vị thế cạnh tranh của công ty với những sản phẩm hiện có...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Chiến lược tăng trưởng tập trung. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được chiến lược tăng trưởng tập trung. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập thật tốt nhé. Ngoài ra, để giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 4.686
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm