Chứng minh Chiếc lá cuối cùng kết thúc bởi sự kiện đối lập, bất ngờ
Chứng minh Chiếc lá cuối cùng kết thúc bởi sự kiện đối lập, bất ngờ được VnDoc sưu tầm và đăng tải không chỉ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh mà còn là tài liệu hữu ích dành cho quý phụ huynh cũng như giáo viên sử dụng để kèm các em học thêm. Mời các em cùng quý thầy cô và quý giáo viên tham khảo.
Chứng minh Chiếc lá cuối cùng kết thúc bởi sự kiện đối lập, bất ngờ - Ngữ văn lớp 8
- Phân tích nghệ thuật đảo ngược tình huống 2 lần trong truyện Chiếc lá cuối cùng - Bài tham khảo siêu ngắn
- Nghệ thuật đảo ngược tình huống 2 lần trong chiếc lá cuối cùng là gì? - Bài tham khảo số 2 cho HSG Văn
- Chứng minh Chiếc lá cuối cùng kết thúc bởi sự kiện đối lập, bất ngờ - Bài tham khảo 3
- Viết đoạn văn nêu nghệ thuật đảo ngược tình huống 2 lần trong truyện Chiếc lá cuối cùng - Bài tham khảo 4
- Nghệ thuật đảo ngược tình huống 2 lần trong chiếc lá cuối cùng - Bài tham khảo 5
- Chứng minh Chiếc lá cuối cùng kết thúc bởi sự kiện đối lập, bất ngờ - Bài tham khảo 6
- Tham khảo thêm phân tích ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác
Đề bài:
Câu 4: (Trang 90 - SGK Ngữ văn 8 tập 1) Chứng minh truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri, qua trích đoạn này được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú cho bạn đọc.
Phân tích nghệ thuật đảo ngược tình huống 2 lần trong truyện Chiếc lá cuối cùng - Bài tham khảo siêu ngắn
Nghệ thuật đảo ngược của hai tình huống là:
- Giôn -xi bị bệnh sưng phổi thiếu nghị lực sống muốn chết nhưng sau đó lại khỏi bệnh và sống với mơ ước của mình là vẽ vịnh Na-plơ
- Cụ Bơ -men là một người khỏe mạnh ,giàu sức sống nhưng sau đó bị bệnh sưng phổi và chết mấy ngày sau đó
Tác dụng: Nghệ thuật đảo ngược là yếu tố giúp tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn và gây hứng thú, tạo yếu tố bất ngờ cho độc giả.
Tham khảo thêm:
- Tóm tắt truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Henri
- Văn mẫu lớp 8: Cảm nhận về tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ry
Nghệ thuật đảo ngược tình huống 2 lần trong chiếc lá cuối cùng là gì? - Bài tham khảo số 2 cho HSG Văn
Lần đảo ngược tình huống thứ nhất diễn ra với Giôn – xi. Nghèo túng lại ốm nặng, cô luôn luôn khẳng định mình sẽ chết khi cây thường xuân rụng hết lá. Thấy thân cây chỉ còn vài ba lá mong manh, Giôn-xi và Xiu đều nghĩ sang mai sẽ chẳng còn chiếc lá nào bám trên cành. Vì vậy, Xiu đã kéo mành với tâm trạng chán nản. Cô hoàn toàn bất lực trước thái độ quả quyết của Giôn-xi. Bạn đọc đều nghĩ cứ cố chấp như vậy Giôn-xi sẽ chết. Nhưng hai lần vào đúng cái lúc ai cũng tin lá thường xuân rụng hết thì một hình ảnh bất ngờ đã làm đảo lộn mọi dự đoán. Lần thứ nhất, Ơ hen-ri viết: “ Nhưng ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và bao cơn gió phũ phàng… “Vẫn còn một chiếc là thường xuân bám trên bức tường gạch”. Có lẽ người vui mừng nhất lúc này là Xiu. Giôn-xi nhận ra: “Đó là chiếc lá cuối cùng”, và khẳng định: “Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”. Sự cố chấp ấy quả thật đáng chê trách. Lại một ngày, một đêm mưa gió phũ phàng nữa trôi qua. Sáng hôm sau, Giôn-xi lại ra lệnh kéo mành lên. Lần thứ hai, cả người trong truyện và ngoài truyên đều sửng sốt, thở phào nhẹ nhõm “chiếc lá thường xuân vẫn còn đó”. Chiếc lá đã chiến thắng được thời tiết, tạo ra một bước ngoặt trong nhận thức của Giôn-xi. Cuối cùng, cô gái ấy đã nhận ra sự ích kỷ tồi tệ của bản thân mình. Chiếc lá cuối cùng đã cứu một sinh linh, thức tỉnh khát vọng sống, khát vọng nghệ thuật của Giôn-xi. Cô nhận ra: “có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Ngày sau khi hồi sinh, Giôn-xi bắt đầu mơ ước về tương lai: “một ngày nào đó em hi vọng sẽ vẽ được vịnh Na- plơ". Vậy là Giôn-xi đã từ cõi chết trở về sự sống
Sự đảo ngược tình huống còn diễn ra đối với cụ Bơ-men. Khác Giôn-xi, lâu nay, cụ vẫn khỏe mạnh. Thế mà, thật bất ngờ, hai ngày sau khi Giôn-xi hồi sinh, cụ lại ra đi cũng bởi căn bệnh viêm phổi. Giống như lão Hạc, sau khi cụ Bơ-men chết, người ta mới hiểu hết tấm lòng cao thượng của người nghệ sĩ đã từng thất bại trong đường đời. Thì ra ngay trong khi làm mẫu cho Xiu, cụ Bơ-men đã có một quyết định táo bạo. Khi bắt tay vào công việc, người nghệ sĩ chân chính ấy đã âm thầm hành động với ước nguyện thật cao cả: trả lại niềm tin vào sự sống cho Giôn-xi. Để thực hiện giải pháp tình thế ấy, cụ Bơ men đã bất chấp thời tiết khắc nghiệt. Có lẽ cụ cũng không ngờ đó là bức vẽ cuối cùng của đời mình. Vẽ chiếc lá, cụ không nhằm lưu danh nghệ sĩ. Điều đáng quan tâm lúc đó là làm thế nào để Giôn-xi thôi không bị ám ảnh bởi quy luật của tạo hoá, giúp cô tiếp tục vươn lên giữa cuộc đời. Giôn-xi đã hồi sinh nhờ nhận ra sức sống mãnh liệt của chiếc lá cuối cùng – tác phẩm của cụ Bơ-men. Người hoạ sĩ già là hiện thân của sự cao thượng, lòng vị tha và đức hy sinh. Truyện kết thúc bằng một sự đảo ngược tình huống lần thứ hai. Chiếc lá cuối cùng chỉ là môt bức vẽ nhưng nó đem lại niềm tin vào sự sống cho một con người. Tác phẩm cuối cùng của người họa sĩ già nằm ngoài dự đoán của công chúng. Nhưng hiệu quả mà nó thì vô cùng lớn lao. Chính vì thế nó thành kiệt tác.
Qua hai lần đảo ngược tình huống, truyện "Chiếc lá cuối cùng" của O Hen-ri xứng đáng là kiệt tác.
Chứng minh Chiếc lá cuối cùng kết thúc bởi sự kiện đối lập, bất ngờ - Bài tham khảo 3
Câu chuyện Chiếc lá cuối cùng được xoay quanh 3 nhân vật Xiu và Giôn-xi hai nữ họa sĩ nghèo và cụ Bơ-men. Giôn-xi bị bệnh nặng và thời gian không còn dài, cô đếm chiếc lá cuối cùng rơi.
Câu chuyện có sự bất ngờ:
- Câu chuyện xảy ra tháng mười một mùa đông thời điểm rất lạnh của mùa đông khắc nghiệt.
- Hai nữ họa sĩ trẻ và nghèo Xiu và Giôn-xi thuê chung một căn phòng trên tầng thượng. Giôn-xi bị bệnh sưng phổi khá nặng. Cô không muốn sống nữa vì bệnh nặng, vì nghèo không có tiền thuốc thang. Cô đếm chiếc lá cuối cùng rơi là mình sẽ qua đời.
- Cụ Bơ-men cũng là họa sĩ nghèo sống ở căn phòng thuê dưới cùng.
- Xiu kể cho cụ Bơ-men nghe bệnh tình của Giôn-xi và ý định của bạn.
- Cụ Bơ-men đã vẽ lên tường chiếc lá khi chiếc lá thật trên tường đã rụng.
- Cụ Bơ-men vẽ chiếc lá trong đêm mưa gió dữ dội, cụ bị sưng phổi, qua đời.
Đảo ngược lần thứ nhất bạn có thể thấy đó là từ một con người ốm đau, bệnh tật Giôn-xi bỗng trở nên khỏe mạnh và yêu đời. Giôn-xi ngồi đan, xin chị Xiu cho ăn, Giôn-xi còn nói về ước mơ của mình.
Đảo ngược lần thứ hai đó là cụ Bơ-men đang khỏe mạnh chẳng ai ngờ đến cái chết của cụ được thông báo cũng vào lúc truyện gần kết thúc: “Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi.” Lần đảo ngược tình huống thứ hai khiến nhân vật trong truyện bất ngờ mà độc giả cũng lấy làm bất ngờ về kết thúc của câu chuyện trên.
Như vậy qua 2 lần đảo ngược tình huống trái (Giôn-xi bệnh -> sống lại, cụ Bơ-men từ khỏe mạnh -> chết). Sự đảo ngược này làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn. Kết thúc câu chuyện cụ Bơ-men nhân vật chiếm nhiều cảm tình của người đọc vì sự hi sinh thầm lặng, cao cả. Chiếc lá cuối cùng trở thành một trong những hình ảnh trung tâm của câu chuyện này.
Viết đoạn văn nêu nghệ thuật đảo ngược tình huống 2 lần trong truyện Chiếc lá cuối cùng - Bài tham khảo 4
Điều gì đã khiến Giôn-xi khỏe trở lại? Có thể một phần do thuốc men phát huy hiệu lực, có thể một phần là do bàn tay chăm sóc chu đáo của Xiu. Hẳn là thế. Nhưng bao trùm lên tất cả, cái đã lôi Giôn- xi ra khỏi con đường dẫn về cõi hư vô là chiếc lá cuối cùng trên bức tường của ngôi nhà đối diện với phòng của họ. “Chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi”, bởi vì “đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, cụ đã vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng rụng”. Để tạo được tác phẩm kiệt xuất ấy, cụ Bơ-men đã phải đổi bằng cuộc sống của chính mình. Cụ đã trả lại màu xanh cho chiếc lá đã vàng úa, trả lại màu hồng cho đôi má của người thiếu nữ xanh xao; trả lại niềm tin, nghị lực cho Giôn-xi yếu đuối. Nghệ thuật chân chính mang trong nó chức năng sinh thành tái tạo. Nó thức dậy niềm tin vào cuộc sống, nó mở đường cho những khát vọng lớn lao, nó chắp cánh cho những ước mơ. Vì thế, hình tượng cụ Bơ-men dù chỉ được phác họa, nhưng vẫn sống mãi trong lòng người đọc bởi cụ đã tạo ra kiệt tác bằng màu xanh hi vọng, bằng chất liệu nhân đạo truyền thống được kết tinh trong tiến trình lịch sử. “Chiếc lá cuối cùng” trở thành niềm hi vọng hồi sinh.
Nghệ thuật đảo ngược tình huống 2 lần trong chiếc lá cuối cùng - Bài tham khảo 5
Nhà văn O. Hen-ri đã xây dựng được hai tình huống đảo ngược bất ngờ, rất thú vị. Thứ nhất: Từ đầu câu chuyện, Giôn-xi, cô họa sĩ trẻ, cứ như đang dần dần tiến đến cái chết. Nhưng cuối cùng, cô gái khỏe lại, yêu đời, vươn dậy, chiến thắng bệnh tật, chiến thắng cái chết. Tình huống thứ hai: Cụ Bơ-men, đang khỏe mạnh bình thường ai ngờ đến cuối truyện ông cụ lại qua đời. Hai tình huống đảo ngược trái chiều nhau: Một cụ già đi từ sự sống đến cái chết để dẫn dắt một cô gái từ cái chết trở lại với sự sống - đã được nhà văn kể lại thật tự nhiên, lôgic như sự tuần hoàn tự nhiên, lôgic của cuộc đời. Cả hai tình huống ấy đều liên quan đến bệnh sưng phổi và chiếc lá cuối cùng, đều gắn kết với những vẻ đẹp của ba nhân vật. Tất cả những điều đó đem lại cho thiên truyện một dư vị khó quên.
Chứng minh Chiếc lá cuối cùng kết thúc bởi sự kiện đối lập, bất ngờ - Bài tham khảo 6
Truyện kể về cuộc sống của những người họa sĩ nghèo nhưng lại rất giàu về lòng yêu thương, nhân từ và độ lượng.
Đọc “Chiếc lá cuối cùng” chúng ta không chỉ bị cuốn hút bởi những tình cảm cao thượng của chính những con người nghèo khó như Xiu, Bơ- men và kiệt tác của bác Bơ- men mà còn bị cuốn hút bởi nghệ thuật xây dựng truyện hết sức độc đáo của tác giả: Nghệ thuật đảo ngược tình huống của truyện.
Trong truyện, tác giả đã hai lần đảo ngược tình huống. Đọc từ đầu cho đến gần hết truyện, người đọc chứng kiến được nỗi tuyệt vọng, chán đời của Giôn-xi ngày càng tăng. Cơn bệnh sưng phổi cùng với cuộc sống nghèo khổ là nguyên nhân của nỗi tuyệt vọng ấy. Giôn –xi nằm đếm những chiếc lá thường xuân đang rụng dần ngoài kia qua khung cửa sổ và thầm nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân trên bức tường kia rụng hết cũng là lúc cô từ giã cuộc đời này.
Người đọc lo âu, thương cảm cho nỗi tuyệt vọng ấy. thế nhưng đến cuối truyện, nỗi tuyệt vọng của Giôn-xi đã được thay bằng niềm yêu đời, yêu cuộc sống và bệnh tật cũng dần qua cơn nguy hiểm. Bạn đọc như thở phào nhẹ nhõm, sự lo âu giờ không còn nữa. Đó là lần đảo ngược tình huống thứ nhất. Vậy lần đảo ngược tình huống thứ hai là gì? Trong câu chuyện, cụ Bơ- men mặc dù đã lớn tuổi nhưng so với Giôn-xi sức khỏe của cụ hơn hẳn. Trong cuộc đời họa sĩ của được. Trong đêm mưa gió, bão bùng, tuyết rơi dày đặc khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống, cụ đã bất chấp thời tiết vẽ nên kiệt tác “chiếc lá cuối cùng”. Bức tranh chính là khát vọng, là ao ước chân chính của người học sĩ. Điều quan trọng hơn là bức tranh ấy đã chứa đựng không biết bao nhiêu tình cảm nồng ấm, sự hy sinh thầm lặng. Nó không chỉ vẽ bằng đường nét, màu sắc mà còn được vẽ bằng cả tấm lòng nhân hậu. Bức tranh ấy đã đem lại sự sống cho Giôn- xi nhưng cũng chính vì nó, vì lòng thương người mà cụ Bơ-men phải từ giã cuộc đời. Cái chết của cụ làm cho mọi người phải sửng sốt, ngậm ngùi, xót xa.
Đó là hai lần đảo ngược tình thế. Nhờ nghệ thuật này tạo nên sự bất ngờ, hứng thú cho người
đọc. Cái thú vị, độc đáo của tác phẩm chính là ở đó. “Chiếc lá cuối cùng” là tác phẩm thành công cả nội dung lẫn nghệ thuật. Phải chăng tác phẩm là tiếng lòng của chính nhà văn. Tình yêu thương, sự hy sinh của cụ Bơ-men cũng chính là tình cảm của tác giả dành cho những người nghèo khổ trong xã hội. Qua tác phầm cho ta hiểu và thấm thía rằng cuộc sống không có gì quí bằng tình yêu thương, tình yêu thương sẽ trường tồn bất diệt trong thời gian.
Tham khảo thêm phân tích ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác
Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu-đi đều không phát hiện ra.
Có thể nói trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác. Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu-đi đều không phát hiện ra. Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình. Tấm vải vẽ căng ra chờ đợi hai mươi năm trong phòng cụ chứng tỏ chiếc lá là tác phẩm duy nhất trong khoảng thời gian đằng đẵng ấy. Hơn thế, cụ đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, con mèo nhỏ, người họa sĩ trẻ mà cụ coi như đứa con, đứa cháu nhỏ của mình. Chiếc lá đã được vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời. Không những thế, chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh. Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con người.
Tham khảo thêm:
Ngoài tham khảo các bài văn mẫu phân tích xung quanh tác phẩm Chiếc lá cuối cùng, các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 8 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 8 và biết cách soạn bài lớp 8 các Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 8 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.