Tại sao nói rằng trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác?

Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác

Tại sao nói rằng trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác? được VnDoc sưu tầm và đăng tải không chỉ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh mà còn là tài liệu hữu ích dành cho quý phụ huynh cũng như giáo viên sử dụng để kèm các em học thêm. Mời các em cùng quý thầy cô và quý giáo viên tham khảo

Bài tham khảo 1

 truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri

Có thể nói trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác. Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu-đi đều không phát hiện ra. Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình. Tấm vải vẽ căng ra chờ đợi hai mươi năm trong phòng cụ chứng tỏ chiếc lá là tác phẩm duy nhất trong khoảng thời gian đằng đẵng ấy. Hơn thế, cụ đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, con mèo nhỏ, người họa sĩ trẻ mà cụ coi như đứa con, đứa cháu nhỏ của mình. Chiếc lá đã được vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời. Không những thế, chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh. Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con người.

Bài tham khảo 2

1. Kiệt tác của Cụ Bơ men

- Khi nghe Xiu kể về chuyện của Giôn xi với những chiếc lá trên cây thường xuân, cụ Bơ men và Xiu “Sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”.

Cụ đã “sợ sệt” cho mạng sống của Giôn xi khi thấy trên cây chỉ còn trơ lại vài chiếc lá. Và trong lúc ngồi lặng lẽ, “chẳng nói năng gì”, Cụ đã ấp ủ một ý định, mà đến tận cuối câu chuyện chúng ta mới hiểu được hết cái lặng lẽ, “chẳng nói năng gì” ấy của Cụ.

- Trong đêm mưa gió phũ phàng, chiếc lá thường xuân cuối cùng dã rụng, cụ Bơ men đã chịu mưa rét, cầm đèn, leo thang để vẽ một chiếc lá trên bức tường. Chiếc lá ấy đã cứu sống Giôn xi, nhưng lại cướp đi mạng sống của Cụ Bơ men vì bệnh sưng phổi.

- Chiếc lá ấy là kiệt tác của cụ Bơ men. Trước hết là vì chiếc lá được vẽ rất giống: “Ở gần cuống lá còn giữ mầu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ”, giống đến nỗi cả Giôn xi và Xiu đều tưởng là chiếc lá thật.

- Nhưng quan trọng hơn chiếc lá của cụ Bơ men là một kiệt tác vì nó đem lại sự sống cho Giôn xi. Chiếc lá được vẽ bằng cả tình thương yêu bao la và lòng hy sinh cao cả của Cụ Bơ men. Thật xúc động khi hình dung ông cụ trong đêm mưa gió tơi bời đã bắc thang leo lên độ cao hơn 6m để vẽ chiếc lá trên tường.

- Việc nhà văn bỏ qua không kể chuyện cụ Bơ men vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết có có hiệu quả làm tăng tính kịch tính của truyện, tạo bất ngờ cho Giôn xi và cả Xiu, và gây hứng thú bất ngờ cho người đọc.

2. Tình yêu thương của Xiu

- Xiu rất thương Giôn xi, cô lo sợ không biết mình sẽ ra sao nếu Giôn xi chết đi.

- Đối với Giôn xi, Xiu tận tình chăm sóc, chiều chuộng, chỉ trừ một việc: Xiu làm một cách chán nản khi Giôn xi muốn kéo chiếc mành lên để nhìn thấy cây thường xuân. Chính chi tiết này chứng tỏ Xiu không biết gì về ý định của Cụ Bơ men cả. Vì thế khi nhìn thấy chiếc lá duy nhất trên cây, Xiu vô cùng buồn bã và lo lắng vì nghĩ rằng cái chết của Giôn xi đã đến cận kề khi chiếc lá cuối cùng kia rụng xuống.

- Đó chính là sự hấp dẫn của tác phẩm, nếu để Xiu biết ý định của Cụ Bơ men thì chúng ta sẽ không thể đọc được những dòng chữ mưu tả tâm trạng Xiu đầy lo lắng, yêu thương, và thấm đẫm tình người như vậy.

3. Diễn biến tâm trạng của Giôn xi

Được mưu tả qua hai lần kéo mành. Kéo mành lần thứ nhất, thấy chỉ còn một chiếc lá, người đọc hồi hộp dõi theo chiếc lá cả một ngày, một đêm hôm ấy. Và sáng hôm sau, kéo mành lần thứ 2, người đọc không biết chiếc lá có còn không và số phận của Giôn xi sẽ ra sao?

- Riêng với Giôn xi, cả hai lần kéo mành cô đều lạnh lung, thản nhiên chờ đón cái chết. Cô đã chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa đầy bí ẩn của mình. Cô nghĩ rằng “Hôm nay nó sẽ rụng thôi, và cùng lúc đó em sẽ chết”. Cô cảm nhận được sợi dây ràng buộc cô với tình bạn, với thế giới xung quanh như đang lơi lỏng dần…

- Lần kéo mành thứ 2, cô “không ngờ chiếc lá thường xuân vẫn còn đó”. “Cô nằm nhìn chiếc lá hồi lâu”. Và trong khoảng thời gian ấy đã diễn ra sự hồi sinh kì diệu trong tâm hồn của Giôn xi. Cô nhận ra sự gan góc của chiếc lá bé nhỏ ngoài kia. Dù phải đương đầu với gió mưa, bão táp, dù nó chỉ còn lại một mình trên cây thường xuân, Dù một phần rìa lá đã ngả sang màu vàng úa… nhưng chiếc lá vẫn kiên cường, chống chọi lại số phận, vẫn bám trụ trên cành, thì tại sao? Tại sao con người lại không thể kiên cường và bám trụ? Tại sao con người lại yếu đuối, lại buông xuôi đầu hàng cho số phận, đánh mất đi ý chí và nghị lực sống của chính bản thân mình????

4. Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần là một đặc điểm nổi bật trong chiếc lá cuối cùng.

- Người đọc thương cảm lo lắng cho Giôn xi khi thấy cái chết của nàng sắp cận kề. Nhưng kết thúc truyện, tình huống bỗng đảo ngược: Giôn xi trở lại yêu đời, khỏe mạnh, ham sống, thoát khỏi cơn bệnh hiểm nghèo…làm cho Xiu và người đọc rất bất ngờ và cảm thấy nhẹ nhõm.

- Đảo ngược tình huống lần thứ 2 là: Cụ Bơ men đang khỏe mạnh, đến cuối truyện bỗng chết vì sưng phổi, lần này khiến cho người đọc lại một lần nữa bất ngờ, nhưng cảm động.

Đánh giá bài viết
14 6.837
Sắp xếp theo

    Ngữ văn 8

    Xem thêm