Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cơ cấu ngành cạnh tranh

Chúng tôi xin giới thiệu bài Cơ cấu ngành cạnh tranh được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Doanh nghiệp cần phân tích cấu trúc cạnh tranh trong ngành, cụ thể là phân tích các yếu tố chính quyết định cấu trúc ngành kinh doanh. Những yếu tố chính quyết định cơ cấu ngành là: (1) số lượng người cung ứng cùng loại sản phẩm và mức độ khác biệt của các sản phẩm trong cùng loại; (2) Rào cản nhập ngành; (3) Rào cản rút lui khỏi ngành và khả năng thu hẹp qui mô sản xuất; (4) Cơ cấu chi phí; và (5) Khả năng vươn ra thị trường toàn cầu.

1. Số lượng người cung ứng và mức độ khác biệt của sản phẩm

Yếu tố này hình thành nên những kiểu cơ cấu ngành đối với cá hình thái thị trường. Mỗi kiểu cơ cấu ngành đặt các doanh nghiệp vào các vị trí cạnh tranh khác nhau. Có 5 kiểu cấu trúc cạnh tranh của ngành khác nhau dựa trên số lượng người cung ứng và mức độ khác biệt của sản phẩm.

Độc quyền tự nhiên: Đây là kiểu cơ cấu ngành chỉ có một doanh nghiệp kinh doanh duy nhất trên thị trường. Sản phẩm mà họ cung ứng hoặc là không có khả năng thay thế, hoặc chỉ có khả năng thay thế ở mức độ nhất định. Trong điều kiện này, doanh nghiệp suy nhất cung ứng sản phẩm có thể độc quyền định giá. Tất nhiên, Nhà nước thường can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp. Nói cách khác, doanh nghiệp phải chịu sự quản lý và kiểm soát của Nhà nước để bảo đảm lợi ích chung của xã hội.

Độc quyền định giá cao: Đây là kiểu cơ cấu ngành mà các doanh nghiệp trong ngành có quyền định giá cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại của hình thái thị trường này. Ví dụ, do các sắc lệnh của Nhà nước trên cơ sở nhận thức về yêu cầu vốn đầu tư, bảo hộ sản xuất trong nước hay bảo vệ an toàn quốc gia, các doanh nghiệp có được lợi thế khác biệt, họ có sở hữu những điều kiện tài nguyên đặc thù mà các doanh nghiệp không thể có được. Tài nguyên đó đem đến cho doanh nghiệp một lợi thế cạnh tranh khác biệt có giá trị cao.

Độc quyền nhóm: Đây là cơ cấu ngành mà trong đó chỉ có vài doanh nghiệp cung ứng một loại sản phẩm hay một chủng loại sản phẩm. Để tham gia và đứng vững trên hình thái độc quyền địa phương, như ngành công nghiệp xi măng, thường đòi hỏi sự đầu tư vốn lớn.

Nhóm độc quyền có khác biệt: Đây là cơ cấu ngành bao gồm những doanh nghiệp cung ứng những sản phẩm có sự khác nhau từng phần (chất lượng, kiểu dáng). Mỗi doanh nghiệp cá biệt đều có khả năng chiếm giữ vị trí dẫn đầu về một hoặc vài tính chất chủ yếu mà họ cung cấp cho một hoặc vài nhóm khách hàng, có thể tính giá cá biệt cho nhóm khách hàng này.

Cạnh tranh có độc quyền: Đây là một cơ cấu ngành mà doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh. Mỗi đối thủ đều có khả năng tạo khác biệt cho sản phẩm. Nhưng qui mô khách hàng tiêu thụ những sản phẩm khác biệt đó thường là nhỏ. Các doanh nghiệp trong cạnh tranh độc quyền có đủ khả năng ảnh hưởng đến thị trường và chi phối về giá cả của họ. Ngành kinh doanh đồ ăn nhanh là một ví dụ tiêu biểu của cạnh tranh độc quyền.

Cạnh tranh hoàn hảo: Đây là cơ cấu ngành trong đó, số lượng các doanh nghiệp cung ứng rất lớn, sản phẩm có tính đồng nhất cao. Một doanh nghiệp cá biệt không có khả năng chi phối đến giá, ít quan tâm đến hoạt động marketing và cạnh tranh. Giải pháp kinh doanh có hiệu quả là hạ giá thành sản phẩm, dựa vào tín hiệu giá cả trên thị trường để quyết định lượng sản xuất.

2. Rào cản nhập ngành

Rào cản gia nhập ngành là sự cản trở gia nhập của các doanh nghiệp ngoài ngành tham gia vào sản xuất kinh doanh trong ngành. Sự tự do tham gia vào ngành kinh doanh có lợi nhuận cao đẩy các doanh nghiệp hiện có vào những tình huống bất lợi. Sức cung tăng, lợi nhuận giảm gia tăng áp lực chia thị phần, thời gian các doanh nghiệp có khả năng áp dụng các chiến lược hớt váng ít hơn hoặc ngắn lại.

Các ngành khác nhau thì mức độ khó khăn/ dễ dàng gia nhập cũng khác nhau. Những rào cản gia nhập ngành chủ yếu gồm: vốn đầu tư hiệu quả theo qui mô, quy định về bằng phát minh sáng chế; giấy phép kinh doanh; nguyên nhiên vật liệt; địa điểm sản xuất; danh tiếng của doanh nghiệp hiện có; sự liên kết dọc; tính cơ động trong sản xuất, phân phối.

3. Rào cản rút lui khỏi ngành và khả năng thu hẹp qui mô sản xuất

Khi cơ hội thu lợi nhuận giảm hoặc bị triệt tiêu rất nhiều doanh nghiệp muốn rút lui ra khỏi ngành. Sự rút lui của họ thường vấp phải hàng rào ngăn cản doanh nghiệp rút lui khỏi ngành. Những rào cản tiêu biểu làm cho việc rút lui khỏi ngành của các doanh nghiệp đã đầu tư kinh doanh ở một ngành nào đó thường là nghĩa vụ pháp lý, đạo đức với khách hàng, cổ đông; khả năng thu hồi tài sản; giá trị thu hồi; tính chuyên dụng; sự lạc hậu; mức độ liên kết theo chiều dọc và các rào cản tính thần khác.

Khi nào rào cản rút lui khỏi ngành ở mức cao, các doanh nghiệp thường phải ở lại để tồn tại, để thu hồi vốn mà họ đã đầu tư để tìm kiếm cơ hội sau. Chính vì lẽ đó, ngành trở nên cạnh tranh khốc liệt hơn. Lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành bị đe dọa. Các doanh nghiệp thường tìm cách hạ thấp hàng rào rút lui khỏi ngành. Họ có thể sáp nhập doanh nghiệp, thu hẹp qui mô sản xuất, gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng.

Việc thu hẹp qui mô sản xuất cũng là một cách để doanh nghiệp có thể tồn tại trong ngành khi hàng rào rút lui quá cao. Tuy nhiên, khả năng thu hẹp qui mô sản xuất thường bấp bênh bởi đầu tư đã thực hiện. Doanh nghiệp có thể lãng phí một phần năng lực sản xuất để tiết kiệm các chi phí khác. Chi phí đầu tư trước được xem như “một sự đã rồi”.

4. Cơ cấu chi phí

Trong các ngành khác nhau, cơ cấu chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khác nhau. Cơ cấu chi phí dẫn tới khuynh hướng cạnh tranh trong ngành cụ thể. Thực tế kinh doanh cho thấy, khi các ngành có chi phí cố định cao, các doanh nghiệp thường có xu hướng liên kết với nhau tạo nên sự nhất thể dọc hoặc ngang. Việc nhất thể hóa này cho phép các doanh nghiệp tăng khả năng kiểm soát chi phí gia tăng, hạ giá thành, có thể thao túng giá cả, lượng cung ứng trên những thị trường khác nhau, có cơ hội kiếm lời ở những đoạn thị trường có mức thuế thấp nhất.

Tuy nhiên, ở các ngành có mức độ hội nhập dọc cao, xu hướng của hoạt động cạnh tranh là cạnh tranh giữa các hệ thống chứ không phải cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cá biệt.

5. Khả năng vươn ra toàn cầu

Khả năng đưa sản phẩm tiêu thụ toàn cầu của các ngành không giống nhau. Có sản phẩm chỉ mang tính chất địa phương nhưng ngược lại có những sản phẩm có khả năng tiêu thụ rộng rãi trên toàn cầu (công nghệ thông tin). Khả năng vươn ra toàn cầu có quan hệ chặt chẽ với phạm vi, mức độ, tính chất của hoạt động cạnh tranh.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Cơ cấu ngành cạnh tranh về đặc điểm của rào cản rút lui khỏi ngành và khả năng thu hẹp qui mô sản xuất, cơ cấu chi phí, khả năng vươn ra toàn cầu, rào cản nhập ngành và số lượng người cung ứng và mức độ khác biệt của sản phẩm.

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Cơ cấu ngành cạnh tranh. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm