Cơ cấu tổ chức mạng lưới bán hàng theo khu vực địa bàn

Cơ cấu tổ chức mạng lưới bán hàng theo khu vực địa bàn được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Bài: Cơ cấu tổ chức mạng lưới bán hàng theo khu vực địa bàn

Khái niệm

Mạng lưới bán hàng theo khu vực địa lý là cách thức tổ chức mạng lưới bán hàng cơ bản nhất theo sự phân chia lãnh thổ, theo từng vùng lãnh thổ (vùng, miền, địa phương).

Đây là cách thức phân bổ theo vùng lãnh thổ chẳng hạn như miền Nam, miền Trung và miền Bắc, mỗi miền sẽ có một người chịu trách nhiệm chung về lợi nhuận, quản lý và điều hành hoạt động tại khu vực của mình cho thông suốt. Dưới người quản lý theo vùng hay khu vực này luôn có các nhân viên bán hàng được phân công phụ trách và tiến hành hoạt động tại các khu vực trực thuộc nhỏ hơn. Mô hình này sẽ triệt tiêu hoàn toàn khả năng hai hay nhiều nhân viên của cùng một công ty đến tiếp xúc chào bán cho cùng một khách hàng. Mô hình này phù hợp khi sản phẩm là tương đối đồng dạng và không có nhiều đòi hỏi về dịch vụ phụ từ phía khách hàng. Chẳng hạn, các công ty kinh doanh các sản phẩm về nước khoáng, nước giải khát thường chọn mô hình này.

Mô hình mạng lưới bán hàng

Sơ đồ 5.1: Mô hình mạng lưới bán hàng theo khu vực địa lý

Ưu nhược điểm của mô hình

* Ưu điểm

Mạng lưới bán hàng theo khu vực địa lý có nhiều ưu điểm như:

-Tiết kiệm chi phí cho đội ngũ nhân viên bán hàng

-Lựa chọn được sản phẩm hàng hóa phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của những nhóm khách hàng trong mỗi khu vực

-Xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận bán hàng trong mỗi khu vực

-Tính đơn giản của mạng lưới bán hàng này cho phép nhà quản trị dễ dàng đảm nhận công việc, nhân viên cũng thấy rõ trách nhiệm và có cơ hội thăng tiến hơn

-Các nhân viên bán hàng có thời gian tìm hiểu về phong tục, tập quán, thói quen tiêu dùng, văn hóa của khu vực mình được phân công.

* Nhược điểm

+ Tập trung về văn hóa nên có thể dẫn tới tình trạng hiểu biết về sản phẩm của nhân viên bán hàng gặp khó khăn

+ Lực lượng lao động tại chỗ đôi khi không đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp

+ Các nhân viên giỏi bị phân tán, không tạo ra sự phối kết hợp nên hoạt động bị hạn chế.

+ Mô hình này đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng lực lượng bán hàng lớn, gây lãng phí nguồn nhân lực và chi phí trả lương cho nhân viên cao.

+ Ra quyết định có thể cục bộ, hạn chế trong việc phối kết hợp giữa các chuyên gia.

Như vậy, với những đặc điểm trên, mô hình mạng lưới bán hàng theo khu vực địa lý sẽ đem lại hiệu quả cao khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoạt động tại nhiều khu vực, thị trường khác nhau nhưng:

- Những sản phẩm bán ra tương đối đồng dạng.

- Không có nhu cầu, đòi hỏi đặc biệt nào từ sản phẩm hay từ khách hàng.

* Các chức danh bán hàng chủ yếu

Tương ứng với mô hình tổ chức mạng lưới bán hàng, lực lượng bán hàng thường bao gồm các chức danh chủ yếu như: Giám đốc bán hàng toàn quốc, giám đốc bán hàng miền, giám đốc bán hàng từng khu vực thị trường, giám sát bán hàng, nhân viên bán hàng, nhân viên phát triển thị trường.

---------------------------------------

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Cơ cấu tổ chức mạng lưới bán hàng theo khu vực địa bàn. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 8.975
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm