Cơ chế giao dịch trên thị trường tương lai
VnDoc xin giới thiệu bài Cơ chế giao dịch trên thị trường tương lai được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Kinh doanh ngoại hối để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Cơ chế giao dịch trên thị trường tương lai
- Chỉ những thành viên của sở giao dịch mới được giao dịch trực tiếp tại sàn giao dịch. Những người không phải là thành viên của sở giao dịch thì phải thực hiện giao dịch thông qua các công ty môi giới là thành viên của sở giao dịch.
- Các nhà môi giới là các thành viên của sở giao dịch thực hiện lệnh bằng cách giao dịch thông qua hình thức đấu giá mở với các nhà môi giới khác trên sàn.
- Bên mua và bên bán yêu cầu nhà môi giới của mình thực hiện một giao dịch future
- Nhà môi giới bên mua và bên bán yêu câu người môi giới tại sàn thực hiện giao dịch
- Hai nhà môi giới tại sàn gặp nhau tại sàn giao dịch và thỏa thuận về giá
- Thông tin về giao dịch thành công được báo cáo cho công ty thanh toán bù trừ
- Hai nhà môi giới tại sàn báo cáo về giá giao dịch đạt được cho các nhà môi giới của bên mua và bên bán
- Nhà môi giới bên mua và bên bán báo cáo về giá giao dịch đạt được cho bên mua và bên bán
- Bên mua và bên bán ký quỹ với các nhà môi giới
- Các nhà môi giới bên mua và bên bán ký quỹ với các công ty thanh khoản thành viên
- Các công ty thanh khoản thành viên ký quỹ với công ty thanh toán bù trừ
- Sau khi một hợp đồng tương lai được mở, thông qua nhà môi giới của mình, công ty thanh khoản thành viên, cả hai bên mua và bên bán cần phải ký quỹ một số tiền nhất định vào một tài khoản ký quỹ (tài khoản margin) với công ty thanh toán bù trừ.
- Tiền ký quỹ sẽ được sử dụng như là một sự đảm bảo cho rủi ro phá vỡ hợp đồng.
* Có hai mức ký quỹ
- Mức ký quỹ ban đầu – initial margin: là số tiền ký quỹ cần để mở một hợp đồng
- Mức ký quỹ duy trì – maintenance margin: là số dư tối thiểu phải duy trì tại tài khoản margin trong các ngày giao dịch sau đó. Là mức thấp nhất được phép trước khi nhà kinh doanh nhận được yêu cầu ký quỹ bổ sung (margin call)
- Cuối mỗi ngày giao dịch, công ty thanh toán bù trừ sẽ xác định giá thanh toán của hợp đồng.
- Giá thanh toán thường là tỷ giá bình quân của một vài giao dịch cuối cùng trong ngày
- Với giá thanh toán này, mỗi tài khoản ký quỹ sẽ được điều chỉnh theo thị giá (marked to market)
- Mức chênh lệch giữa giá thanh toán ngày hôm nay và giá thanh toán ngày hôm trước được xác định.
- Nếu giá thanh toán ngày hôm nay cao hơn ngày hôm trước: giá thanh toán tăng, số tiền chênh lệch sẽ được ghi có vào tài khoản margin của người mua hợp đồng.
- Nếu giá thanh toán giảm, giá thanh toán ngày hôm nay thấp hơn giá thanh toán ngày hôm trước số tiền chênh lệch sẽ được ghi có cho tài khoản margin của các bên bán hợp đồng và ghi nợ cho các bên mua hợp đồng.
- Quá trình ghi nợ và ghi có các tài khoản margin hàng ngày được gọi là chế độ thanh toán hàng ngày (daily settlement”) → điểm khác biệt cơ bản giữa thị trường futures và thị trường forward)
Thị trường futures | Thị trường forward |
Thực hiện việc thanh toán ghi có và ghi nợ các tài khoản margin trên cơ sở sự thay đổi giá mỗi ngày | Tiền lời hay thua lỗ chỉ có thể xác định vào ngày đáo hạn, khi việc giao hàng và thanh toán được thực hiện |
Giúp đảm bảo sự an toàn cho thị trường (vì những khoản thua lỗ lớn được bù đắp dần, mỗi ngày một ít. Nếu để phát sinh khoản thua lỗ khổng lồ đến phút cuối thì bên thua lỗ có thể sẽ không có khả năng thanh toán)
* Lưu ý:
Nhà kinh doanh có thể bị lỗ nhiều hơn số tiền đầu tư ban đầu
- Trường hợp nhà kinh doanh ở vị thế trường: nhà kinh doanh có thể bị lỗ tối đa là toàn bộ giá trị hợp đồng (khi tỷ giá giảm xuống bằng 0).
- Trường hợp nhà kinh doanh ở vị thế đoản: nhà kinh doanh có thể bị lỗ không giới hạn (vì tỷ giá có thể tăng lên mãi).
- Sự kết hợp giữa quá trình thanh toán hàng ngày (daily settlement) hay còn gọi là điều chỉnh giá trị hợp đồng theo thị giá (marking to market) và yêu cầu ký quỹ (margin requirement) giúp công ty thanh toán bù trừ phòng ngừa rủi ro không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của các nhà kinh doanh.
- Số lượng hợp đồng tiền tệ tương lai còn hiệu lực tại một thời điểm gọi là open interest
- Sở giao dịch có thể tổ chức tất toán các hợp đồng tiền tệ tương lai khi đáo hạn theo một trong hai cách:
- Việc giao hàng – thanh toán diễn ra bình thường (bên bán giao hàng, bên mua thanh toán theo giá thanh toán cuối cùng do sở giao dịch công bố)
- Bên mua hợp đồng tương lai thay vì nhận số tiền mua theo hợp đồng tương lai từ bên bán thông qua công ty thanh toán bù trừ, sẽ mua số tiền cần mua đó trên thị trường giao ngay, còn hợp đồng tương lai mà mình mua trước đây sẽ bán lại cho công ty thanh toán bù trừ theo giá thanh toán cuối cùng
- Bên bán hợp đồng tương lai, thay vì giao số tiền cần bán theo hợp đồng tương lai cho bên mua thông qua công ty thanh toán bù trừ, sẽ bán số tiền cần bán trên thị trường giao ngay, còn hợp đồng tương lai mà mình bán trước đây sẽ mua lại từ công ty thanh toán bù trừ.
Tỷ giá giao dịch trên thị trường tương lai
Tỷ giá giao dịch trên thị trường tương lai có cùng mức với tỷ giá giao dịch trên thị trường kỳ hạn đối với các hợp đồng có cùng kỳ hạn (nếu không, hoạt động kinh doanh chênh lệch tỷ giá sẽ diễn ra)
Tỷ giá giao dịch trên thị trường tương lai khác với tỷ giá giao ngay là do thời hạn thanh toán khác nhau.
Mức chênh lệch giữa hai loại tỷ giá này phản ánh mức chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền áp dụng cho kỳ hạn của giao dịch tương lai.
Tỷ giá giao dịch trên thị trường tương lai và tỷ giá giao ngay luôn biến động cùng chiều. cùng tăng hoặc cùng giảm. Khi dần đến ngày đáo hạn của giao dịch tương lai, chênh lệch giữa tỷ giá giao ngay và tỷ giá giao dịch trên thị trường tương lai sẽ dần tiến đến không.
Vào ngày giao dịch cuối cùng, tỷ giá áp dụng cho hợp đồng tương lai sẽ bằng tỷ giá giao ngay phổ biến trên thị trường (đây là tỷ giá áp dụng cho giao dịch ngoại hối với ngày thanh toán được thực hiện trong vòng 2 ngày làm việc)
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Cơ chế giao dịch trên thị trường tương lai về giá thanh toán giảm, giá thanh toán ngày hôm nay thấp hơn giá thanh toán ngày hôm trước số tiền chênh lệch sẽ được ghi có cho tài khoản margin của các bên bán hợp đồng và ghi nợ cho các bên mua hợp đồng...
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn bài Cơ chế giao dịch trên thị trường tương lai. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.