Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Con đường nâng cao hiệu quả thương mại

Chúng tôi xin giới thiệu bài Con đường nâng cao hiệu quả thương mại được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Kinh tế thương mại đại cương để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Chủ động mở cửa thị trường và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế luôn chứa đựng những mặt thuận và không thuận lợi, nhưng rõ ràng những mặt thành tựu ghi nhận là khởi đầu tốt đẹp, đặc biệt là trong điều kiện môi trường quốc tế với những diễn biến về chính trị, xã hội diễn ra phức tạp làm méo mó thị trường và cạnh tranh. Những kinh nghiệm tốt về kinh doanh và quản lý, những trợ giúp về vốn và kỹ thuật, công nghệ, những cơ hội để khai thác các nguồn lực nội địa để tạo ra hàng hóa xuất khẩu, những triển vọng về thị trường ngoài nước và những quan hệ đối tác thân thiện, lâu dài, chiến lược, ... tạo dựng được trong thời gian qua chính là nhờ quá trình mở cửa nền kinh tế với những bước đi và đối sách thích hợp. Đó cũng là con đường đúng đắn mà Đảng và Chính phủ đã chọn để nâng cao hiệu quả thương mại, hiệu quả nền kinh tế quốc dân.

Để chủ động mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế cần phải có những giải pháp mang tính chiến lược, toàn diện và đồng bộ, trên cả cấp độ quốc gia, địa phương, ngành và doanh nghiệp, trong đó có những giải pháp khám phá, khai thác cơ hội, có những giải pháp phòng ngừa, hạn chế nguy cơ, rủi ro khi đi trên con đường đó. Việc xây dựng chiến lược mở cửa thị trường và lộ trình hội nhập một cách toàn diện, hợp lý đồng thời phải cải thiện môi trường kinh doanh thông qua các cải cách về chính sách, thủ tục hành chính, hoàn thiện hệ thống luật pháp, chuyển mạnh tiến trình hội nhập đến các doanh nghiệp và các đơn vị vi mô khác trong nền kinh tế có ý nghĩa hết sức cần thiết và đảm bảo các điều kiện để kết hợp tốt nhất các nguồn lực trong nước và quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả thương mại của quốc gia.

Xây dựng, phát triển vững chắc thị trường trong nước và bảo vệ sản xuất nội địa

Thị trường nội địa được coi là tiền đề phát triển thị trường xuất khẩu, do vậy xây dựng và phát triển thị trường nội địa là con đường phải được nối liền với mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế. Phát triển vững chắc thị trường nội địa để khai thác nguồn lực của đất nước tạo ra nhiều hàng hóa, dịch vụ có khả năng cạnh tranh, thỏa mãn nhu cầu tại chỗ của các tổ chức và cá nhân trong nước cũng như nước ngoài đang hiện diện ở trong nước. Đó là con đường để phát triển thương mại có hiệu quả, cạnh tranh thắng lợi với các doanh nghiệp nước ngoài cùng sản phẩm của họ khi nhập khẩu vào thị trường nội địa. Có như vậy mới bảo vệ được thành quả về kinh tế, xã hội trong quá trình phát triển, đồng thời nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế.

Con đường này đòi hỏi phải có những chính sách và giải pháp vĩ mô nhằm tạo lập thị trường một cách đồng bộ, nhất là các thị trường dịch vụ bao gồm thị trường chứng khoán, thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ, thông tin, thị trường bất động sản,... đồng thời phát triển những thị trường đó phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, thương mại trong điều kiện mở cửa thị trường và tự do hoá thương mại. Bảo vệ vững chắc sản xuất trong nước thông qua những nỗ lực từ phía doanh nghiệp nhằm đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tổ chức, liên kết giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng để vừa nâng cao giá trị gia tăng, vừa tăng cường khả năng cạnh tranh sản phẩm. Bảo vệ sản xuất nội địa còn phụ thuộc vào các chính sách từ phía Chính phủ như các quy hoạch phát triển ngành, vùng kinh tế, các chính sách thu hút nguồn lực, khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển sản xuất. Khai thác các lợi thế của quốc gia, các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế trong nước nhằm nâng cao hiệu quả thương mại là con đường rộng mở, có tính chiến lược luôn gắn với tầm nhìn dài hạn.

Bảo vệ, phát triển và phát huy lợi thế so sánh của quốc gia

Lợi thế của đất nước chủ yếu là tài nguyên thiên nhiên và con người, ngoài ra, còn có đặc điểm thuận lợi về vị trí địa lý. Tuy nhiên, lợi thế vô hình về trí tuệ, chất xám của con người ẩn chứa nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển. Giữ gìn sự ổn định và bảo vệ hệ thống chính trị vững chắc, tăng cường năng lực hệ thống quản lý về kinh tế, thương mại không chỉ mang tính quốc gia mà còn vươn tới cấp độ khu vực và toàn cầu. Tạo lập, tôn trọng, nuôi dưỡng và phát triển đội ngũ doanh nhân với bản lĩnh kinh doanh vững vàng, với hệ thống giá trị, tinh thần doanh nghiệp và bản sắc nhân văn của dân tộc. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, chuyên gia, những người lao động có chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ, có lòng đam mê nghề nghiệp làm việc trong một môi trường năng động và cơ chế khuyến khích sự sáng tạo. Tất cả những yếu tố đó phải được nhìn nhận như lợi thế so sánh của đất nước được thể hiện trong các quyết sách của Chính phủ về phát triển kinh tế, thương mại của quốc gia, thể hiện trong các quyết định chiến lược đầu tư và kinh doanh của các doanh nhân với những biểu tượng về nhãn hiệu hàng hóa và thương hiệu doanh nghiệp. Đây là con đường cho phép phát triển thương mại mang tính cạnh tranh và có hiệu quả theo tiếp cận phát triển bền vững. Điều đó có nghĩa là, khai thác các lợi thế so sánh để phát triển thương mại trong hiện tại nhưng không làm mất đi, mà còn duy trì, phát triển lợi thế so sánh trong tương lai để phát triển thương mại nhằm thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng lên của đời sống kinh tế và xã hội.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Con đường nâng cao hiệu quả thương mại về việc bảo vệ, phát triển và phát huy lợi thế so sánh của quốc gia, xây dựng, phát triển vững chắc thị trường trong nước và bảo vệ sản xuất nội địa, chủ động mở cửa thị trường và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn bài Con đường nâng cao hiệu quả thương mại. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm