Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đặc điểm của Tài chính công

Đặc điểm của Tài chính công được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết đầy đủ của môn Tài chính tiền tệ để hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Tài chính công có những đặc điểm sau:

Tài chính công thuộc sở hữu nhà nước và gắn với quyền lực chính trị của nhà nước

Trong lịch sử tồn tại và phát triển của Nhà nước, bất kỳ nhà nước của một chế độ xã hội nào cũng phải dùng quyền lực chính trị để ban hành các sắc luật nhằm duy trì các quyền lợi chính trị của nhà nước và cai trị đất nước. Nhà nước ban hành pháp luật về các khoản thu (luật thuế VAT, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,…) bằng quyền lực của mình. Nhà nước là chủ thể duy nhất trong nền kinh tế được phép ban hành pháp luật buộc các thành phần kinh tế khác đóng góp một phần thu nhập mang tính bắt buộc nhằm tập trung các nguồn tài chính. Nhà nước quyết định cơ cấu, nội dung, mức độ các khoản chi cho nền kinh tế (chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển)

Hiệu quả của hoạt động thu chi tài chính công không lượng hóa được

Thu - chi tài chính công chủ yếu mang tính chất không hoàn trả trực tiếp nên không thể đánh giá hiệu quả một cách cụ thể, chính xác. Tuy nhiên, hiệu quả của tài chính công có thể xác định một cách tương đối thông qua các chỉ tiêu kinh tế - xã hội như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ thất học... Ví dụ: Thuế thu nhập cá nhân do nhà nước thu mang tính chất không hoàn trả trực tiếp, thay vào đó nhà nước sử dụng số tiền đó để chi cho các hoạt động phát triển đất nước. Không những thế, khi nhà nước tiến hành thu thuế thu nhập cá nhân và tiến hành phân phối lại thông qua việc cung cấp các hàng hóa công sẽ thực hiện công bằng xã hội, giảm sự chênh lệch giàu nghèo của các tầng lớp dân cư.

Phạm vi hoạt động rộng

Tài chính công gắn liền với các việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, quốc phòng, an ninh,... Hoạt động thu chi tài chính công có tác động đến thu nhập của hầu hết các chủ thể trong nền kinh tế kể cả chủ thể đầu tư hay tiêu dùng. Tuy nhiên, phạm vi và mức độ tác động tùy thuộc vào chính sách tài chính công, bối cảnh kinh tế - xã hội quốc gia trong từng thời kì và tùy thuộc vào từng chủ thể.

Tài chính công phục vụ lợi ích của cộng đồng.

Tài chính công là công cụ tài chính được Nhà nước sử dụng để phân phối các nguồn lực tài chính phục vụ việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội trong từng thời kỳ không nhằm mục đích lợi nhuận, vì lợi ích của quốc gia và của cộng đồng xã hội. Các khoản chi của tài chính công nhằm cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công cho mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư nhằm đảm bảo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện mục tiêu công bằng xã hội.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Đặc điểm của Tài chính công về tài chính công thuộc sở hữu nhà nước và gắn với quyền lực chính trị của nhà nước, hiệu quả của hoạt động thu chi tài chính công không lượng hóa được, phạm vi hoạt động rộng...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn bài Đặc điểm của Tài chính công. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm