Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đặc điểm của thương mại quyền sở hữu trí tuệ

Đặc điểm của thương mại quyền sở hữu trí tuệ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức trong chương trình học tập của bậc Đại học để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Đặc điểm của đối tượng chuyển nhượng (mua, bán) trong thương mại quyền sở hữu trí tuệ

- Đối tượng chuyển nhượng trong thương mại quyền sở hữu trí tuệ là quyền sở hữu đối với những tài sản trí tuệ, những tài sản do lao động trí óc của con người tạo ra.

- Quyền sở hữu trí tuệ về cơ bản chỉ thực sự trở thành đối tượng chuyển nhượng khi quyền sở hữu đối với các tài sản trí tuệ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thừa nhận và bảo hộ. Lẽ đương nhiên, quyền sở hữu trí tuệ sẽ không được thừa nhận là đối tượng chuyển nhượng trong thương mại quyền sở hữu trí tuệ nếu quyền sở hữu tài sản đó đã hết thời gian bảo hộ.

- Quyền sở hữu trí tuệ với tư cách là đối tượng chuyển nhượng chỉ là quyền về tài sản. Như đã nói ở trên, quyền sở hữu trí tuệ có tính chất đặc biệt, nó vừa là một quyền lợi về tài sản, vừa là phi tài sản. Trong thương mại quyền sở hữu trí tuệ, các quyền nhân thân (hay quyền phi tài sản) không phải là đối tượng chuyển nhượng. Chẳng hạn, trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, khi tác giả chuyển nhượng tác phẩm của mình cho người khác thì người này chỉ trở thành chủ sở hữu các quyền lợi tài sản đối với tác phẩm mà thôi, các quyền phi tài sản vẫn thuộc về tác giả. Do đó, sau khi chuyển nhượng, người chủ sở hữu cho phép người khác khai thác tác phẩm thì vẫn phải được sự chấp thuận của tác giả. Nói cách khác, đối tượng chuyển nhượng ở đây chỉ là các quyền lợi tài sản của tác giả trên tác phẩm mà không phải là quyền tác giả đối với tác phẩm.

- Không phải mọi quyền sở hữu trí tuệ đều có thể trở thành đối tượng của hoạt động chuyển nhượng nói chung và chuyển nhượng mang tính thương mại nói riêng. Những quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ chỉ mang tính phân biệt chung về xuất xứ nơi sản xuất và địa phương có điều kiện về con người và tự nhiên đặc biệt cho việc sản xuất ra sản phẩm thì không thể đưa ra chuyển nhượng, đó là tên gọi xuất xứ hoặc chỉ dẫn địa lý của hàng hóa.

Đặc điểm về chủ thể tham gia vào quá trình chuyển nhượng trong thương mại quyền sở hữu trí tuệ

- Do đối tượng chuyển nhượng trong thương mại quyền sở hữu trí tuệ chỉ là quyền tài sản nên người nhận chuyển nhượng (người mua) trong quan hệ thương mại này phải tôn trọng các quyền nhân thân (quyền phổ biến, quyền về sự tôn trọng tên tuổi, quyền về sự tôn trọng tác phẩm) của tác giả. Người nhận chuyển nhượng phải nêu rõ tên hoặc bút hiệu của tác giả trên tác phẩm; phải tôn trọng sự toàn vẹn của tác phẩm, không được thay đổi, thêm bớt, sửa chữa tác phẩm nếu không được tác giả đồng ý.

- Trong thương mại quyền sở hữu trí tuệ, người nhận chuyển nhượng phải thực hiện trả thù lao (mức giá cả) cho tác giả tài sản trí tuệ hoặc theo một tỷ lệ phần trăm trên thu nhập từ việc khai thác tài sản trí tuệ hoặc là một khoản tiền khoán nhất định. Tuy nhiên, phương thức phổ biến là trả theo tỷ lệ phần trăm. Bởi vì, nếu trả một khoản tiền khoán nhất định cho tác giả có thể đem lại sự rủi ro và thiệt thòi cho một trong hai bên hoặc người khai thác hoặc tác giả.

Đặc điểm liên quan đến điều kiện chuyển nhượng trong thương mại quyền sở hữu trí tuệ

- Việc thực hiện các hoạt động thương mại quyền sở hữu trí tuệ chỉ có thể diễn ra trong môi trường pháp lý có thực thi nghiêm túc sự bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Nhà nước. Bởi vì nếu không có sự bảo hộ này các tài sản trí tuệ sẽ trở thành hàng hóa công, và do vậy các hoạt động chuyển nhượng mang tính thương mại sẽ không thể diễn ra.

- Việc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ chủ yếu được thực hiện thông qua hợp đồng chuyển nhượng bằng văn bản với những điều khoản chủ yếu như quyền lợi được chuyển nhượng (quyền sao chép, in ấn, trình diễn…); Thời hạn khai thác; Hành vi vi phạm phát sinh trong quan hệ thương mại giữa các bên;… Đặc điểm này bắt nguồn từ tính dễ gian lận và đặc thù của đối tượng chuyển nhượng.

Các đặc điểm khác

Như là tính nhạy cảm trong thương mại quyền sở hữu trí tuệ đối với những sản phẩm trí tuệ liên quan đến bảo vệ sức cạnh tranh của nền kinh tế, đến các cuộc chạy đua vũ trang; tính cạnh tranh; giá cả… trong thương mại quyền sở hữu trí tuệ.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Đặc điểm của thương mại quyền sở hữu trí tuệ về đặc điểm của đối tượng chuyển nhượng (mua, bán) trong thương mại quyền sở hữu trí tuệ, chủ thể tham gia vào quá trình chuyển nhượng trong thương mại quyền sở hữu trí tuệ, đặc điểm liên quan đến điều kiện chuyển nhượng trong thương mại quyền sở hữu trí tuệ...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Đặc điểm của thương mại quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm