Dàn ý thuyết minh về cây vải
Những bài văn mẫu hay lớp 9
Văn mẫu lớp 9: Dàn ý thuyết minh về cây vải gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
Dàn ý thuyết minh về cây vải
I, MỞ BÀI
- Dẫn dắt giới thiệu vấn đề mà đề bài yêu cầu: Thuyết minh về cây vải.
II, THÂN BÀI
* Nguồn gốc và xuất xứ của cây vải
- Từ xa xưa, Kê Hàm có ghi chép trong cuốn “Nam Phương Thảo Mộc Trạng” rằng vào khoảng năm 111 TCN, Hán Vũ Đế của Trung Hoa xưa đã sai người cho đem cây vải từ Giao Chỉ (miền Bắc của nước ta ngày nay) về trồng nhưng không may trên đường đi bị chết. Từ đó Hán Vũ Đế bắt nhân dân ta phải cống nạp vải hằng năm.
- Ngày xưa, trong sách có ghi chép lại rằng chỉ có vua chúa quý tộc mới được thưởng thức trái vải, bởi vậy vải ngày ấy được coi là trái hiếm, là loại quả dâng vua.
=> Như vậy có thể thấy, vải là loại cây đã xuất hiện từ rất lâu đời trước. Không ngừng được cải tạo giống và phát triển cho đến ngày nay.
* Hình dáng và các bộ phận của cây vải
- Rễ vải: vải là loài cây rễ cọc. Rễ của cây cắm sâu vào trong lòng đất với rất nhiều rễ con mọc ra từ rễ cái, vừa trở thành bệ đỡ vững chắc vừa giúp cho cây hút được nhiều nước và chất dinh dưỡng hơn.
- Thân vải: Cây vải là loại cây thân gỗ có kích thước trung bình cao từ mười lăm đến hai mươi mét. Thân cây thường có màu nâu hoặc xanh rêu xen kẽ cùng những đốm trắng chạy dọc từ gốc cho đến ngọn cây.
- Lá vải: Lá vải có hình dáng thon nhọn như lưỡi mác mọc so le với nhau, mỗi lá khá lớn, bé thì bằng bàn tay của trẻ con còn lớn hơn một chút thì chiều dài hơn bàn tay người lớn. Lá cây vải khi mới mọc có màu đồng sáng, còn khi trưởng thành lá sẽ có màu xanh lục.
- Hoa vải: Hoa vải không lớn lắm, khi nở sẽ có màu trắng xanh hoặc màu trắng xen vàng nhạt. Hoa mọc thành từng chùm lớn nhỏ bao phủ gần hết tán cây.
- Quả vải: Quả vải có hình bầu dục, thu hoạch trong khoảng thời gian từ tháng sáu đến tháng mười. Quả khi còn non sẽ có màu xanh lục, vỏ ngoài thô ráp. Khi chín sẽ dần chuyển sang màu đỏ tươi, đỏ đậm hoặc màu nâu nhạt xen lẫn với sắc đỏ, hương thơm nhẹ nhàng, vỏ cũng trở nên mềm hơn. Phần thịt quả thường có màu trắng ngà hoặc trắng tinh, nhiều nước, vị ngọt và thơm. Bên trong phần thịt quả là hạt vải màu đen, dài tầm một hai xăng-ti-mét. Ngoài ra quả vải chứa rất nhiều vitamin C tốt cho sức khỏe.
* Phân loại
- Hiện tại ở Việt Nam đã và đang có trồng ba loại vải
+ Vải thiều Thanh Hà: Đây là giống vải được ưa chuộng nhất tại Việt Nam vì lớp cùi dày màu trắng ngà mọng nước, rất thơm và đặc biệt hạt của vải thiều rất bé hoặc là không có hạt. Vải cho vào miệng không có vị chua và chát mà chỉ có vị ngọt.
+ Vải thiều Lục Ngạn: Tuy cũng được lấy giống từ vải thiều Thanh Hà nhưng vải thiều Lục Ngạn không có được vị ngon ngọt đặc biệt như giống vải thiều còn lại. Hương thơm của vải nhẹ nhàng, vị ngọt vừa phải.
+ Vải tu hú: Đây là một loại vải với tên dân gian là vải tu hú do chín sớm hơn. Loại vải này không được ưa chuộng lắm vì hạt vải to và vị cũng chua hơn so với vải thiều.
* Giá trị của cây vải
- Giá trị dinh dưỡng:
+ Trong vải có chứa vitamin và nhiều chất có lợi cho cơ thể con người. Tuy nhiên, loại trái cây này có tính nóng nên không ăn quá nhiều, sẽ có hại cho cơ thể.
+ Vải được sử dụng để sấy khô làm vị thuốc trong Đông y.
- Giá trị kinh tế: Vải không chỉ mang đến nguồn kinh tế cho người dân mà còn mang cả kinh tế đến cho đất nước.
* Cách chăm sóc và gieo trồng
- Cây vải không khó trồng hay chăm sóc, tuy nhiên để trái có thể ngon vẫn cần chú ý đến chế độ tưới tiêu và bón phân hợp lí.
III, KẾT BÀI
- Nêu cảm nghĩ của bản thân về cây vải cũng như về giá trị của loại cây này.
Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 9: Dàn ý thuyết minh về cây vải. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 9 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 9.
Bài tiếp theo: Dàn ý thuyết minh về cây xoài