Dàn ý thuyết minh về cây quạt giấy
Văn mẫu lớp 9: Dàn ý thuyết minh về cây quạt giấy gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
Những bài văn mẫu hay lớp 9
Dàn ý thuyết minh về chiếc quạt giấy mẫu 1
Mở bài
Giới thiệu về đối tượng thuyết minh: cái quạt giấy
Thân bài
1. Khái quát một số thông tin về quạt giấy
- Vật liệu làm quạt: giấy, tre, trúc ...
- Hình dáng: có nhiều hình dáng
-> Sử dụng vật dụng thiên nhiên
2. Chi tiết
a. Lịch sử ra đời: có từ rất sớm, không rõ thời gian cụ thể, có thể dựa trên hình mẫu của những câu quạt cỏ từ xa xưa.
b. Phân loại quạt giấy
- Quạt dạng phẳng
- Quạt dạng xếp
c. Đặc điểm:
- Quạt giấy nhỏ và dẹt, dễ mang theo.
- Quạt có phần cán quạt được làm bằng nan tre
- Phần chính là tà quạt được làm bằng giấy, gấp xếp, in hoa văn.
d. Công dụng của quạt giấy
- Quạt giấy dùng để làm mát: không khí nóng bức, phe phẩy nhẹ nhàng quạt đem một làn gió mát cho cơ thể.
- Quạt giấy dùng để quạt bếp: đối với công dụng này quạt cũng được làm theo một cách riêng để cho phù hợp.
- Quạt giấy dùng như đồ trang sức: từ thời xưa quạt được dùng như một đồ trang sức, thể hiện đẳng cấp của mỗi con người.
- Quạt giấy dùng để ghi văn tự: các thầy đồ thường đề chữ trên quạt để trang trí hay để tặng.
- Quạt giấy khá to được vẽ thêm các họa tiết tinh xảo dùng như tranh treo tường trang trí nhà cửa.
- Quạt giấy dùng để múa là dạng quạt nhỏ, cầm tay trong các điệu múa
e. Ưu, nhược điểm của quạt giấy
- Ưu điểm: Quạt giấy tiện lợi ở chỗ có thể xếp gọn, mang đi dễ dàng, không kềnh càng.
- Nhược điểm: Làm được một quạt cho đẹp phải mất nhiều công đoạn, tre phải dẻo, già có độ tuổi từ ba năm trở lên, không mối mọt thì nan quạt mới bền, đẹp.
III. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa và cảm nghĩ của em về chiếc quạt giấy
Dàn ý thuyết minh về cây quạt giấy mẫu 2
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào hình ảnh cây quạt giấy.
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.
2. Thân bài
a. Nguồn gốc chiếc quạt giấy
Quạt giấy có từ rất lâu, từ thời cổ đại. Ở Trung Quốc, là cặp quạt nan tre lợp vải dệt hai bên từ thế kỷ 2 TCN. Quạt gấp lại được là thời trang thời Minh. Trong khoảng 1368 – 1644, Hàng Châu là một trung tâm sản xuất quạt giấy, quạt gấp.
Ngày nay, ở Việt Nam chiếc quạt giấy càng trở nên quen thuộc và phổ biến.
b. Thuyết minh chi tiết
Quạt giấy có hai loại chính là quạt dạng thẳng và quạt dạng xếp.
Để làm ra một chiếc quạt người ta đã biết dùng những những thân tre cao, to, người ta chẻ ra những nan quạt cứng cáp.
Mỗi chiếc quạt gồm khoảng 18 - 20 nan tre mỏng 1mm, dày 1cm dài từ 16 - 20 cm xếp lại với nhau.
Hai nan ngoài cùng bao giờ cũng to, dày và cứng hơn các nan bên trong để chiếc quạt mở ra mở vào không dễ dàng hơn, không bị gãy. Các nan nhỏ hơn, được phân bố đều, xoay quanh một cái khuy chốt để có thể mở ra đóng vào thuận tiện hơn.
Làm xong khung quạt, người ta dùng một lớp giấy bao phủ lên tất cả những nan quạt, rồi người ta dùng keo dán cho chắc tạo thành hình bán nguyệt.
Để tăng sự hấp dẫn, họ in những hình phong cảnh quê hương đất nước, hay cảnh vật như cái cầu, bài thơ,… Rồi những giấy làm quạt in đủ màu sắc rất đa dạng và phong phú.
c. Công dụng của chiếc quạt giấy
Chiếc quạt giấy gần gũi với người dân ta, đi cùng với các triều đại lịch sử. Mùa hè xưa kia các cụ quanh năm gắn bó với ruộng đồng những chiếc quạt giấy chính là vật dụng hữu ích để họ quạt mát những trưa hè oi nóng.
Chiếc quạt giấy tiện lợi hơn rất nhiều, nó giúp các bác nông dân có thể mang đi làm đồng, hay các bà, các cụ bỏ vào túi để mang đi chùa, các bà bán hàng rong quạt mát.
Trong xa xưa chiếc quạt giấy cỡ to hơn có thể dùng để trang trí cung tẩm, làm đồ vật theo kiệu các vua chúa.
Quạt còn là một đạo cụ để các nghệ sĩ múa hát. Nhờ có những chiếc quạt mà những bài múa trở nên hấp dẫn hơn.
3. Kết bài
Khái quát lại hình ảnh chiếc quạt giấy.
Dàn ý thuyết minh về cây quạt giấy mẫu 3
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về công dụng của chiếc quạt trong đời sống.
2. Thân bài
a. Giới thiệu lịch sử của chiếc quạt
Từ xa xưa con người đã dùng chiếc mo cau làm quạt:
Dùng nan tre để đan quạt nan.
Dùng giấy và nan tre để làm nên những chiếc quạt bằng giấy có thể gấp lại được trông rất đẹp và tiện lợi.
b. Đặc điểm cấu tạo của quạt giấy
Gồm ba bộ phận chính: phần đuôi, nan quạt và phần giấy.
- Nan quạt: thường được làm bằng gỗ mỏng, dẹp có chiều dài khoảng 25 - 30 cm, chiều rộng khoảng hơn 1 cm. Một chiếc quạt có khoảng 20 cái nan cách nhay 2 - 3 cm có tác dụng định hình chiếc quạt, cố định phần giấy, quạt có chắc chắn hay không phụ thuộc vào phần này.
Đuôi quạt: là một đầu của nan quạt được xết chồng lên nhau, cố định bằng một chiếc chốt, là phần để cầm, nắm chiếc quạt và gập quạt lại khi không sử dụng.
- Phần giấy: bao quanh nan quạt, có chức năng tạo ra nguồn gió, trên giấy thường được trang trí những họa tiết bắt mắt tạo tính thẩm mĩ cho chiếc quạt.
c. Công dụng, cách sử dụng và bảo quản
- Công dụng:
Đem lại những luồng gió mát cho con người vào những ngày hè oi ả, bảo đảm sức khỏe cho mọi người trong lúc lao động cũng như khi nghỉ ngơi.
Quạt giấy hết sức nhỏ gọn, có thể gấp lại và mang theo bên mình mọi lúc mọi nơi.
Giá thành quạt giấy tương đối rẻ, phù hợp với mọi người (từ vài nghìn đồng đến vài chục nghìn), ai ai cũng có thể sử dụng.
- Cách sử dụng: xòe quạt ra, dùng tay nắm lấy phần đuôi quạt và dùng sức người để quạt tạo ra luồng gió.
- Cách bảo quản: quạt thường làm bằng giấy nên khi dùng xong phải giữ khô; khi quạt phải nhẹ nhàng đẻ tránh bị rách, không để quạt thấm nước.
3. Kết bài
Đánh giá vai trò của chiếc quạt giấy đối với đời sống con người và phát biểu những cảm nghĩ.
Dàn ý thuyết minh về cây quạt giấy mẫu 4
I, MỞ BÀI
- Dẫn dắt giới thiệu đến vấn đề mà đề bài yêu cầu: Thuyết minh về cây quạt giấy.
II, THÂN BÀI
* Nguồn gốc của quạt giấy
- Cây quạt giấy xuất phát từ phương Đông. Nếu nói về nguồn gốc của cây quạt này, có rất nhiều truyền thuyết xoay quanh về sự ra đời của nó. Trong đó nổi trội nhất là câu chuyện về sự ra đời của hai chếc quạt cỏ - chiếc quạt tổ tiên của quạt giấy do Nữ Oa và thời vua Hán Vũ Đế.
- Qua thời gian thì chiếc quạt cỏ đã được làm bằng nhiều nguyên liệu khác nhau: giấy, lụa, vải… với nhiều hình dạng khác nhau và được nhiều người ưa chuộng.
- Phải đến thời Bắc Tống thì chiếc quạt xếp – tương tự như quạt giấy ngày nay mới xuất hiện. Đến thời Nam Tống thì loại quạt giấy này lại được sản xuất với số lượng lớn.
=> Như vậy, chiếc quạt đã có từ rất lâu đời, nhưng chiếc quạt giấy thì phải một thời gian sau đó, trở thành vật dụng hữu ích quen thuộc cho đến tận ngày nay.
* Hình dáng và các bộ phận của quạt giấy
- Nguyên liệu: Như tên gọi thì chiếc quạt này được làm chủ yếu là từ giấy với nan tre, nan trúc….
- Nan quạt: Hay còn gọi là nhài quạt. Là các thanh gỗ hình chữ nhật dẹt, không quá cứng hay dày nhưng đủ cứng cáp. Những thanh gỗ này được xếp lại và cố định ở phần cuối bằng một chiếc đinh nhỏ chắc chắc để chúng có thể xòe ra được ở phần đầu.
- Phần giấy phía trên của quạt thường được cắt thành nửa đường tròn cong cong. Hai lớp giấy sẽ dán lại với nhau, ở giữa hai lớp là các thanh nan quạt được cố định lại bằng keo hoặc chỉ.
- Chiếc quạt giấy có thể gấp gọn lại thành một thỏi dày và có thể xòe ra khi cần dùng tới.
- Kích thước của quạt giấy: Rất đa dạng, có thể nhỏ nhỏ vừa tay người cầm, có thể rất lớn, thường được treo trên tường để trang trí hoặc hai ba người quạt trong nhà quý tộc xưa.
* Công dụng của quạt giấy
- Như nhiều chiếc quạt khác, công dụng đầu tiên của quạt giấy chính là tạo ra những cơn gió mát.
- Thời xưa, với những văn nhân tài tử thì quạt giấy được họa lên những bức tranh hay là bài thơ, là vật cần có và yêu thích, thể hiện nét thư sinh, văn chương của mình. Còn với những tiểu thư đài các thì chiếc quạt là thứ vô cùng cần thiết khi ra ngoài hay khi gặp mặt nam nhân khác. Chiếc quạt có tác dụng che đi phần nào khuôn mặt của họ, che đi nét ngượng ngùng cũng như không để người khác sỗ sàng nhìn chằm chằm vào mặt.
- Quạt giấy còn là vật trang trí nhà cửa, là đồ vật văn hóa của nhiều nước phương Đông như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Trung Quốc…
* Cách sử dụng và bảo quản quạt giấy
- Cách sử dụng: Chỉ cần xòe rộng quạt ra và phe phẩy lên xuống là ta sẽ cảm nhận được những cơn gió mạt mà quạt mang đến.
- Bảo quản: Vì quạt giấy khá dễ rách, dễ hỏng nên chúng ta cần cẩn thận trong lúc sử dụng. Không nên tác dụng quá nhiều lực hay giằng co với người khác.
III, KẾT BÀI
- Nêu cảm nghĩ của bản thân về hình ảnh và ý nghĩa của cây quạt giấy.
Văn mẫu Thuyết minh về chiếc quạt giấy
..............................
Ngoài tài liệu trên, các bạn có thể tham khảo soạn bài Ngữ văn 9 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 9.