Đánh giá lại đối tác và bản thân

VnDoc xin giới thiệu bài Đánh giá lại đối tác và bản thân được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Đánh giá lại đối tác

Người xưa có câu: “Biết mình là minh, biết người là thông, biết mình, biết người là cường”. Muốn đàm phán thành công cần biết mình, biết người.

Trước cuộc đàm phán bạn cần xác định lại thật rõ đối tác của mình, cụ thể cần tiến hành những công việc sau đây:

- Cố gắng xác định được những gì đối tác muốn yêu sách và những gì đối tác muốn đạt được.

- Thăm dò xem những vấn đề gì, những mối quan tâm nào ẩn sau những yêu sách của họ.

- Trao đổi những thông tin cần thiết trong quá trình chuẩn bị đàm phán.

- Cân nhắc những cơ sở lập luận và lý lẽ mà đối tác có thể sử dụng.

- Tìm những vấn đề có thể ảnh hưởng tới hướng đi cũng như kết quả của cuộc đàm phán.

Không chỉ cần nghiên cứu kỹ các đối tác mới, mà ngay cả với các đối tác cũ cũng cần phải nghiên cứu về những thay đổi của họ, vẫn cần có những phân tích về những thay đổi đó, để có thể hiểu rõ về họ cùng chiến lược đàm phán của họ, không bao giờ được ỷ lại vào những giả thiết cũ để bước vào cuộc đàm phán mới. Hãy luôn nhớ: “Vạn vật luôn biến đổi”, “Trong cuộc đời này, không ai có thể hai lần cùng tắm trên một dòng sông”.

Bên cạnh việc tìm hiểu về đối tác, cần nghiên cứu các mục tiêu của họ (nếu tìm được cả những mục tiêu mà họ muốn giấu kín càng tốt), cần trả lời được những câu hỏi: Họ mua sản phẩm của ta là vì giá? Vì chất lượng? Vì điều kiện thanh toán? Hay điều kiện thương mại? Hay vì cái gì khác? Hiểu được điều đó sẽ giúp nhà đàm phán nắm được thế chủ động khi đàm phán những điều kiện và điều khoản cụ thể trong hợp đồng.

Cũng cần tìm hiểu cả quyền hạn của nhà/đoàn đàm phán đối tác, liệu ông ta/họ có phải là người có quyền quyết định cuối cùng trên bàn đàm phán không? Hiểu rõ được quyền hạn của đối tác đàm phán sẽ tránh được các trường hợp: khi cuộc đàm phán tưởng như đã đi đến kết quả, bỗng bị biến thành phiên họp trù bị, vì đối tác tuyên bố còn phải chờ xin ý kiến chấp thuận của cấp trên.

Đánh giá lại những điểm mạnh, điểm yếu của chính mình

Trước cuộc đàm phán phải đánh giá lại điểm mạnh, yếu của mình một cách khách quan, toàn diện, có như vậy mới có thể tránh khỏi rơi vào thế bị động, bất ngờ.

- Quyền: Trong cuộc đàm phán sắp tới bạn là chủ hay là khách? Ai là người có quyền đưa ra quyết định?

- Thế: Kiểm tra lại tiềm lực tài chính, mối quan hệ, uy tín, ảnh hưởng của bạn và của đối tác. Ai có thế hơn?

- Lực: Kiểm tra lại lực lượng đàm phán của bạn: Họ là ai? Năng lực thế nào? Chuẩn bị ra sao? (So sánh với phía đối tác - Nếu bạn có thông tin).

- Thời gian: Có đứng về phía các bạn hay không

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Đánh giá lại đối tác và bản thân về đặc điểm của việc đánh giá lại những điểm mạnh, điểm yếu của chính mình, đánh giá lại đối tác..

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đánh giá lại đối tác và bản thân. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 16
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm